Bánh Chưng – bánh Tét: KÝ ỨC MỘT VÙNG GIAO
- Thứ sáu - 27/01/2023 13:13
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Bánh Chưng hay bánh Tét, Tầu dạt thành Kinh Lộ, Cham, hay Tai, Mol, Khmer… ấy cũng nước non Việt này cả. Chẳng cần chung một gốc, thảy đều tương lai chung”, theo kiến giải của Sông Hàn (nhóm “Cổ sử - Từ nguyên”) từ Hà Nội.
Cụ Lê Tư – người Kinh Lộ (1) bỗng chốc hỏi: “Sao nhà Quang vừa bánh Chưng vừa bánh Tét?”. Cái cội nguồn là như này: vì nỗi mẹ nhớ quê nhà vẫn thường thích và yêu bánh Tét, còn mình người Kinh Lộ dứt khoát là phải bánh Chưng.
Cũng phải nói rõ ràng rằng như xăm mình, ăn trầu nhuộm răng đen, bánh Chưng, bánh Tét không phải riêng của người Kinh Việt. Ấy là tạo tác chung của cư dân Nam – Bắc Trường Giang Đông Nam Á cả lục địa và hải đảo.
Thế nên ta mới bắt gặp cái mẫu số chung rằng cũng là gạo nếp, thịt lợn đậu xanh, lá dong (lá chuối) cũng gói cũng luộc. Có khác chăng bánh chưng Trung Quốc có thêm Đậu Đỏ, Táo Mật, cũng có khi có vị ngọt khá đậm. Bánh Tét Nghệ An thì có khi chỉ toàn nếp, bánh Tét người Cham có cả lạc (Đậu Phộng), bánh dâng cúng thì không có thịt lợn.
“Con gái út vua Hùng”
“Lô thuỷ phiên ly, Thao tụ lạc/ Văn Lang nhật nguyệt, Thục sơn hà” (2). Nghĩa rằng: Sông Lô như hàng rào, sông Thao nhiều làng xóm/ Mặt trời mặt trăng thời Văn Lang, bờ cõi của vua Thục. Bản dịch của Lê Tư rằng hay thật hay, nhưng người Kinh Lộ (3) vẫn nghe chừng vẫn chưa toát hết cái thần thái, tráng trí sự tao ngộ của Phạm Sư Mạnh với một… block văn hóa khác với Kinh Lộ.
Cha tôi người Trại (4), vì thảm họa năm 1953–1955 mà thành người Kinh Lộ, cưới mẹ tôi, tự hào “cưới được con gái út vua Hùng”. Ấy là vì mẹ tôi người Phong Châu vậy. Giờ về quê vẫn còn đượm phong tục Lạc (落 hay 雒) của “Văn Lang nhật nguyệt/ Thục sơn hà” (5). Hễ tết thì thấy bánh Tét vừa to vừa dài treo lủng lẳng trên những cái xà. Lại còn cả lễ hội Trò Trám đậm tính phồn thực, chẳng cần Nho vuông tròn gì cả.
Cũng phải nói rõ ràng rằng như xăm mình, ăn trầu nhuộm răng đen, bánh Chưng, bánh Tét không phải riêng của người Kinh Việt. Ấy là tạo tác chung của cư dân Nam – Bắc Trường Giang Đông Nam Á cả lục địa và hải đảo.
Thế nên ta mới bắt gặp cái mẫu số chung rằng cũng là gạo nếp, thịt lợn đậu xanh, lá dong (lá chuối) cũng gói cũng luộc. Có khác chăng bánh chưng Trung Quốc có thêm Đậu Đỏ, Táo Mật, cũng có khi có vị ngọt khá đậm. Bánh Tét Nghệ An thì có khi chỉ toàn nếp, bánh Tét người Cham có cả lạc (Đậu Phộng), bánh dâng cúng thì không có thịt lợn.
“Con gái út vua Hùng”
“Lô thuỷ phiên ly, Thao tụ lạc/ Văn Lang nhật nguyệt, Thục sơn hà” (2). Nghĩa rằng: Sông Lô như hàng rào, sông Thao nhiều làng xóm/ Mặt trời mặt trăng thời Văn Lang, bờ cõi của vua Thục. Bản dịch của Lê Tư rằng hay thật hay, nhưng người Kinh Lộ (3) vẫn nghe chừng vẫn chưa toát hết cái thần thái, tráng trí sự tao ngộ của Phạm Sư Mạnh với một… block văn hóa khác với Kinh Lộ.
Cha tôi người Trại (4), vì thảm họa năm 1953–1955 mà thành người Kinh Lộ, cưới mẹ tôi, tự hào “cưới được con gái út vua Hùng”. Ấy là vì mẹ tôi người Phong Châu vậy. Giờ về quê vẫn còn đượm phong tục Lạc (落 hay 雒) của “Văn Lang nhật nguyệt/ Thục sơn hà” (5). Hễ tết thì thấy bánh Tét vừa to vừa dài treo lủng lẳng trên những cái xà. Lại còn cả lễ hội Trò Trám đậm tính phồn thực, chẳng cần Nho vuông tròn gì cả.
Lại nói bánh Tét là cái Linga, bánh dầy là cái Yoni. Cái này Cham có, Khmer cũng có, nhưng tôi nghĩ đó chỉ là biểu tượng. Nguyên là gói bánh Tét, thao tác rất đơn giản, cho nếp, đỗ, thịt vào lá dong, cuộn lá rồi buộc lạt. Cái sự gói bánh Tét là cổ xưa vốn thế! Nguyên từ cái nồi đồng có lá dong (chỗ TS. Nguyễn Việt – Bảo tàng Đông Nam Á Tiền Sơ Sử), dân Nam Đảo, người Tai, người Khmer thảy đều gói đồ nếp trong lá dong (hay lá chuối) dâng cúng tần linh. Người Mường vẫn gọi là bánh Ống ấy thôi.
Sau này, các cư dân ấy tiếp xúc văn hóa Ấn mới thành ra biểu tượng Linga. Còn người Kinh vì mặc cảm nên dùng chính những biểu tượng ấy để giải Hoa, thoát Hoa mà thôi. Chứ đến bánh Chưng Gù của người Tày thì chịu không luận được ra cái nó biểu tượng.
Miền Kinh Lộ
Thuở bé, trong xóm làng, tôi chỉ biết bánh Chưng nào biết bánh Tét là gì. Lại nhớ Lang Liêu thuyết Hung King rằng bánh Chưng vuông cho trời, bánh Dầy tròn cho đất, gói đồ ngon ngọt để dâng cúng (6). Ài cha cái nài căng nhé! Chỉ cần chệch miền Kinh Lộ là toàn bánh Tét thôi, chí Trung Nam Bắc.
Đồ rằng bánh Tét là mẫu số chung của những tộc người phi Hoa. Mà đến biểu tượng vuông tròn bánh Chưng – Chưng bính (蒸餅)kia chắc chắn nòi Hán Annam. Đó là ký ức được kiến tạo đã đi chệch khỏi cái hồn nhiên rồi đến cái Ấn hóa của cư dân Đông Nam Á.
Nhân có hỏi cụ Lê Tư, về sử liệu quanh vụ bánh Chưng, bánh Tét, thì ra thế này: “Mình nghĩ bánh chưng xuất hiện thời Mạc tại đồng bằng sông Hồng. Vì Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, Nguyễn Hoàng tổ chức quy mô đưa dân Kinh vào Nam nhưng thấy đâu có mang theo bánh Chưng”.
Miền Kinh Lộ là miền Hán Annam. Xứ Đông ấy là Ngô Việt ngữ (7). Đại La – Thăng Long là Đường nhân (gắn với Cao Biền tạo tác). Cư dân thảy đều thấm nhuần văn hóa phương Bắc nên xưa Trương Phụ gọi là “nhân dân” để phân biệt với “người man” (8). Trên đỉnh tam giác châu sông Hồng còn dư lại “Văn Lang nhật nguyệt/ Thục sơn hà” của Lạc dân, Lạc Hầu, Lạc Tướng, của Khuất Lão (9), của Li (10).
Chả trách ông Phạm Sư Mạnh người xứ Đông lên tới miền Thao, Lô hãy còn:
關河萬里一征衫,Quan hà vạn lý nhất chinh sam,
雨伯風師闢瘴嵐。Vũ bá phong sư tịch chướng lam (11).
Ai cha! Một manh áo mà chinh vạn lý quan hà. Mà vạn lý ấy, cái quan hà ấy mới chỉ là miền Thao Lô, giờ cách Hà Nội vài chục tới chưa đầy trăm km? Không gian văn hóa đã rất khác lạ rồi.
Thế mới thấy Thiên Hạ Đại Việt, đất có truyền thống đa sắc văn hóa, đa cội rễ thảy đều gắn với đa tộc người. Rõ ra nòi Kinh, mà rõ ra người xứ Đông là ông Phạm Sư Mạnh bỡ ngỡ dường bao, xa xôi dường bao khi lên tới Lô thủy, Thao thủy.
Tết! Thì thôi, bánh Chưng hay bánh Tét, Tầu dạt thành Kinh Lộ, Cham, hay Tai, Mol, Khmer… ấy cũng nước non Việt này cả. Chẳng cần chung một gốc, thảy đều tương lai chung. Tết về, giữa vùng Giao (12) nhà có cả bánh Chưng, bánh Tét, nâng chén rượu với bằng hữu, há chẳng thú lắm sao?
Chú thích:
1. Nhà nghiên cứu Lê Tư, tác giả của “Hợp tác với quân Minh: Người Kinh Lộ” và nhiều bài nghiên cứu khác.
2. “Hành quận”, Phạm Sư Mạnh: sông Lô thành phên dậu, sông Thao làng tụ/ (Này) trăng trời Văn Lang, (này) non sông Thục. Nguyên văn: 瀘水藩籬洮聚落,文郎日月蜀山河.
3. Người Kinh Lộ, tức người vùng kinh thành và dọc đường lộ miền duyên hải Đại Việt.
4. Trại là vùng đồi núi trung du Thanh Nghệ. Cha tôi là người Nghệ.
5. Theo Trần Trọng Dương: “Việt Nam Thế kỷ X: Những mảnh vỡ lịch sử” thì Lạc (落) thông với Lạc (雒), âm quốc tế giờ là [Luk] là cách dùng Hán tự để ghi âm cổ Nam Choang. Như vậy câu “Lô thủy phiên ly, Thao tụ lạc/ Văn Lang nhật nguyệt, Thục sơn hà” có thể hiểu thành: Sông Lô thành phên dậu, sông Thao (sắc dân) Lạc tụ họp/ (Này) trăng trời Văn Lang, (này) non sông Thục.
6. “Bánh Chưng truyện” (“Lĩnh Nam chích quái”).
7. John K. Whitmore và John Phan đều cho rằng tại Đại Việt xứ Đông tức trấn Hải Dương, gồm các tỉnh nay là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương và một phần Hưng Yên, Thái Bình từng là nơi hiện diện của dòng di cư Ngô Việt ngữ.
8. Nguyên văn: 安撫人民三百一十二萬有奇獲蠻人二百八萬七千百五百有奇 (“Minh thực lục”) – Dẫn theo Lê Tư: Hợp tác với quân Minh người Kinh Lộ. Phiên âm Hán Việt: “An phủ nhân dân tam bách nhất thập nhị vạn, hữu kỳ hoạch man nhân nhị bách bát vạn thất thiên bách ngũ bách hữu kỳ” nghĩa là: “Chiêu an và phủ dụ được ba trăm mười hai vạn nhân dân (3.012.000), cùng bắt được 2.087.500 người man”.
9. Khuất Lão: Khuất Lão động – Nơi Lý Nam Đế (503 – 548) chạy vào mộ thêm quân chống lại Trần Bá Tiên được nhiều nhà nghiên cứu xác định nay là vùng Tam Nông. Đó là đất của người Lão – tức một nhánh tổ tiên của ngữ hệ Tai – Kadai (Tày Thái)
10. Li (hay Lí) một trong những tổ tiên của người ngữ hệ Tai – Kadai ngày nay. Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí – Lý Phật Tử là của những Lí nhân như vậy. “Lưu Phương liệt truyện” (“Tùy thư”) chép: Nhân Thọ trung, hội Giao Châu, Lí nhân Lý Phật Tử tác loạn (nguyên văn: 仁壽中,會交州俚人李佛子作亂) nghĩa là: Giữa năm (niên hiệu) Nhân Thọ, gặp lúc Giao Châu người Lí là Lý Phật Tử làm loạn.
11. “Kinh lý Thao Giang”, Phạm Sư Mạnh. Trong “Đọc thơ Phạm Sư Mạnh”, Lê Tư dịch là: “Khoác áo trường chinh đi vạn dặm nơi vùng sông biên giới/ Thần mưa thần gió (giúp ta) quét sạch lam chướng”.
12. Xưa nước ta thời thuộc Hán Đường thường được gọi là Giao Châu. Nhà tôi ở nay cũng là vùng Giao giữa Kinh và Mol vậy.