Adrien Brody: “GIẢI OSCAR KHIẾN TÔI TRỞ NÊN KHIÊM TỐN”
- Thứ ba - 01/12/2015 21:57
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Nếu như tôi nhận giải Oscar cho một vai mà tôi không diễn sâu, thì có lẽ tôi đã thua cuộc rồi”, chia sẻ của nam tài tử Mỹ Adrien Brody.
Lời Tòa soạn: Được biết đến như nghệ sĩ điện ảnh trẻ nhất từng đoạt giải Tượng vàng Oscar, Adrien Brody còn là nam tài tử Mỹ duy nhất đoạt giải Ceacar, và nổi tiếng với sự dụng công, nhập tâm cao độ khi đóng phim.
Chào đời năm 1973 tại New York, thân mẫu là một phụ nữ gốc Hung và Do Thái, Adrien Brody nổi tiếng với vai diễn trong bộ phim “Nghệ sĩ dương cầm” (The pianist, 2002) của đạo diễn Roman Polański.
Cuộc trò chuyện sau đây với Adrien Brody được thực hiện nhân dịp bộ phim “Người thứ ba” (Third person, 2013) do anh thủ vai được trình chiếu tại Liên hoan phim Cannes.
Chào đời năm 1973 tại New York, thân mẫu là một phụ nữ gốc Hung và Do Thái, Adrien Brody nổi tiếng với vai diễn trong bộ phim “Nghệ sĩ dương cầm” (The pianist, 2002) của đạo diễn Roman Polański.
Cuộc trò chuyện sau đây với Adrien Brody được thực hiện nhân dịp bộ phim “Người thứ ba” (Third person, 2013) do anh thủ vai được trình chiếu tại Liên hoan phim Cannes.
- Bộ phim “Người thứ ba” bao gồm ba câu chuyện đan xen nhau khá phức tạp. Anh quan tâm đến nhân vật của mình hay hình ảnh tổng thể?
Cái thu hút tôi ở bộ phim này là nó nói về những người bị rạn vỡ. Những người bị tổn thương đó loay hoay chữa vết thương của mình. Tôi thấy điều đó rất chân thực và rất đời. Với tư cách một diễn viên, tôi luôn cố gắng tìm những nhân vật như thế. Ngay cả khi tôi đóng vai anh hùng, tôi cũng phải có những tổn thương. Không có ai hoàn hảo cả.
- Làm thế nào để nhập vai một người bị tổn thương?
Phải có sự đồng cảm và thấu hiểu. Ở mỗi phim, tôi lại xỏ chân vào giày người khác. Tôi cố gắng sống hoàn toàn trong cảm xúc của nhân vật mình đóng. Tới mức đôi khi thấy tôi cảm thấy đây cũng chính là cảm xúc của bản thân tôi trong cuộc sống hàng ngày.
Nhờ nghề nghiệp mà tôi ý thức hơn về những cảm xúc của mình và của người khác. Anh biết không, khi anh diễn, anh có thể nhận được những cảm xúc phức hợp và những tổn thương của con người để phân tích.
- Nhưng điều này cũng có thể có góc độ khác nữa. Hãy xem những diễn viên như Philip Seymour Hoffman (một nam tài từ từng đoạt giải Oscar, nhưng qua đời vì nghiện ngập - NCTG). Việc nhập vai những người bị thương tổn không làm anh bị tổn thương chứ?
Đúng vậy, nhưng sự tổn thương cũng cần thiết trong cuộc sống. Có vẻ như người ta quá sợ khả năng bị tổn thương. Đúng là khi diễn anh cũng có thể bị tổn thương. Tôi có một trải nghiệm mới đây khi đóng phim “Tháng 9 của Shiraz” (Septembers of Shiraz, 2015), trong đó tôi đóng vai một người đàn ông Ba Tư bị tra tấn rất nặng trong cuộc cách mạng của người dân Iran.
Cảnh tra tấn đó đòi hỏi tôi cố gắng rất nhiều, tới mức mấy ngày sau tôi còn chẳng lê bước nổi. Tôi đau người kinh khủng luôn mà có lẽ chính là vì những tổn thương về tâm lý mà nhân vật của tôi phải vượt qua. Một trải nghiệm đau đớn, nhưng nó cũng khiến tôi ý thức hơn về những gì tồn tại trên thế giới này. Những áp bức mà con người ngày nay vẫn còn đang phải đấu tranh.
- Khi vào vai chính trong phim “Người chơi dương cầm” (một nghệ sĩ piano người Ba Lan gốc Do Thái, sống sót qua Đệ nhị Thế chiến - NCTG), anh đã học cách chơi piano, tập luyện để gầy đi, thậm chí bán cả ôtô và căn hộ của mình để sang Châu Âu sống tám tháng trời. Anh luôn đi rất sâu như vậy cho những vai diễn của mình?
“Người chơi dương cầm” đúng là đã yêu cầu ở tôi rất nhiều. Nhưng tính tôi thế, ngay cả khi đóng những vai bình thường trong các phim giải trí, tôi cũng y như thế. Ví dụ, với phim “Dã thú” (The Predators, 2010), tôi cũng phải ép xác.
Nhiều người cứ nghĩ rằng tôi không có hình thể để đóng phim hành động, và tôi đã phá vỡ định kiến đó. Tôi đã luyện tập kinh khủng và thậm chí còn nghiên cứu cả các chiến lược quân đội. Tôi thích thú khi đi sâu như vậy. Nếu không thì việc diễn sẽ rất nhàm chán.
Càng đi sâu tôi thấy càng thú vị. Và thích nhất là khi quên đi mình đang diễn, quên cả đoàn phim cũng như cái máy quay đang dí vào mặt. Lúc đó tôi chỉ muốn cảm nhận những đau đớn, buồn vui của nhân vật do mình thủ vai.
- Anh 29 tuổi khi nhận Oscar cho vai diễn trong phim “Người chơi dương cầm”. Lúc đó anh là người trẻ nhất đoạt danh hiệu Diễn viên hay nhất. Anh có thấy “phê” không? Có khó không khi phải giữ hai chân trên mặt đất?
Tôi đã rất hạnh phúc, như một người lớn chín chắn ở tuổi đó rồi. Tôi nghĩ tới bộ phim. “Người chơi dương cầm” như đã buộc vào chân tôi. Giải thưởng khiến tôi phải khiêm tốn và phải chuẩn bị cho những gì tiếp theo.
Nếu như tôi nhận giải Oscar cho một vai mà tôi không diễn sâu, thì có lẽ tôi đã thua cuộc rồi. Tôi có cảm giác rằng tôi sẽ không bao giờ nổi cả. Tôi tin vào linh cảm của mình hơn là lời khuyên của người khác. Và tôi chấp nhận rủi ro.