ÁNH SÁNG TÌNH YÊU (9)
- Thứ năm - 10/07/2014 09:34
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Tôi nghĩ đến Thanh và Giang, muốn mình được hôn như họ đã hôn nhau, muốn mình được sống và yêu dù chỉ trong một khoảng khắc. Trong bóng tối, họ tìm thấy ánh sáng tình yêu. Còn tôi, tôi thấy rõ ánh sáng đời thường, nhưng mù tối không thấy tình yêu”.
Minh họa: Internet
Đêm thật khuya, ánh trăng sáng soi rõ từng chiếc lá nhỏ in bóng xuống mặt đường và con phố rêu phong. Hàng cây im lìm kỳ bí dường như ngàn năm vẫn thế, chẳng đổi thay. Không khí thật tĩnh lặng, khác hẳn với buổi chiều mưa dông gió. Nguyên ngồi lặng lẽ, nhìn phố chìm trong đêm qua khung cửa sổ. Thỉnh thoảng đâu đó tiếng rao như ai oán vọng lên, côi cút đến nao lòng “ai mua không?”.
Buổi chiều sau khi gọi xe cấp cứu cho Thanh và Giang, Nguyên đưa An về nhà. Cô đã run rẩy ôm lấy anh, nước mắt chứa chan, nhưng không nói một lời. Cô không bước nổi, Nguyên phải từ từ bế bổng An lên trong vòng tay rắn chắc của mình, đặt cô xuống đi- văng. Anh nhè nhẹ vuốt tóc cô, khẽ khàng hát ru cô trong giai điệu ấu thơ, thân thương “à ơi, con cò mà đi ăn đêm...”. Cô như kiệt sức, nhanh chóng thiếp đi.
Ngoài kia, hình như mưa đã tạnh. Tận nơi chân trời, cầu vồng bảy sắc sáng soi chút nắng nhạt cuối ngày, xiên qua cửa sổ, đậu nhẹ lên khuôn mặt gầy, trắng dịu. Trong thứ ánh sáng mờ ảo ấy, An như một thiên thần đang ngủ say. Nguyên ngồi hoá đá mắt không rời cô.
Sau khi nói chuyện với mẹ của An về tình trạng của cô, anh chào bà rồi lặng lẽ ra về.
Một tuần trôi qua. Tôi như bình thường trở lại.
Chợt nhớ ra hôm qua là sinh nhật Nguyên mà vô tình quên mất, tôi chạy xuống vườn cắt mấy nhành hồng. Nắng trong vườn làm sáng rỡ những nụ hồng nhung, trong tôi nghe văng vẳng “gọi nắng, cho tóc em cài loài hoa nắng rơi...” (*). Tôi chợt cười mỉm cười, thấy vui và ấm áp nghĩ đến Nguyên.
Tôi dừng xe cuối phố Nguyễn Du. Trời đã xế chiều, gió như đùa rỡn hất tung tà áo, và rồi từ đâu một chiếc lá chao nghiêng lượn một vòng, êm ái thả mình trên đóa hồng đỏ thắm tay tôi đang cầm. Tôi gõ guốc, lộc cộc đi lên thang gác khu biệt thự Pháp cổ kính. Tôi thích cái bậu cửa sổ đầy hoa, nơi tôi và Nguyên có lần đứng hàng giờ ngắm nhìn dòng xe cộ tấp nập bên dưới.
Phòng Nguyên cửa khép, chẳng như mọi khi luôn hé mở chào đón khách. Tôi gõ nhè nhẹ vào cánh của gỗ lim già nua đầy vết nứt, mờ màu thời gian. Nguyên mở cửa, nhìn tôi thật vui, mắt anh óng ánh qua cặp kính cận trắng. Nguyên nói:
- Vào đi em, An à! Giới thiệu với em, đây là bạn Vân Ánh, trước làm cùng chỗ anh.
Trong mờ tỏ của thứ ánh sáng chiều muộn, không đủ sáng mà cũng chẳng tối ấy, tôi chợt nhận ra có một người con gái tóc xõa ngang vai đang ngồi trong phòng, đúng nơi tôi thường ngồi, bên góc phải của cái đi-văng da quen thuộc. Tôi mang máng nhớ Nguyên có nhắc đến tên Vân Ánh và công trình chung mà hai người nghiên cứu dở dang bên Đức.
Cạnh cô ấy, đệm đi-văng lõm xuống, chắc hẳn ai đó vừa đứng lên từ vị trí này.
Mắt tôi hoa đi, nhưng vẫn làm ra vẻ bình tĩnh, tôi cố nói thật to:
- Hoa vườn nhà, An mang tặng sinh nhật Nguyên.
Cô gái chợt lên tiếng, giọng cao với âm sắc lạ, nghe như gai hoa hồng đâm vào da thịt tôi.
- Bạn đến sinh nhật anh Nguyên chậm một ngày, hay nói cách khác sớm hơn ba trăm sáu mươi tư ngày!
Trời đất như chao đảo nơi chân tôi, tôi chực khịu xuống, bao sức mạnh của tôi dường như tan biến. Có lẽ vẻ lịch sự thường nhật của tôi chắc cũng chẳng còn. Tôi chỉ còn biết máu chảy mạnh trong cơ thể, tôi không thể thở được nữa. Chẳng cần giữ lịch sự nữa, tôi quay gót bước thật nhanh ra khỏi căn phòng, đóng sập cửa gỗ sau lưng.
Tôi thấy Nguyên gọi tên tôi, tôi quay lại hét lên:
- Anh vào tiếp Vân Ánh đi!
Tôi chạy như bay trong con phố nhỏ đầy ắp xe đạp, xe máy ngược xuôi cùng tiếng còi luôn rú rít, nhưng tôi không nghe thấy gì cả và cũng chẳng nhìn thấy gì cả.
Tôi chỉ biết rằng Nguyên không thể ngồi nói chuyện với người con gái ấy, trong căn phòng ấy, rằng cô ta không được ngồi vào chỗ tôi thường ngồi, rằng cô ta có khuôn mặt thật đáng ghét, rằng cô ta có giọng nói thật đáng ghét, rằng cô ta chả biết gì, khi nói tôi đến sớm một ngày hay chậm hơn ba trăm sáu mươi tư ngày! Rằng cô ta không thể mang anh về Đức! Tôi ghét cô ta!
Tôi chạy, chạy mãi, ngược dòng xe cộ, chạy ầm ào làm bay cả những hạt mưa bắt đầu rơi nhè nhẹ, đẩy chúng bắn tung tóe làm ướt thêm đôi mắt nâu đã tràn lệ tự lúc nào.
Về đến nhà, tôi lẩy bẩy lục tung cái túi xách, lấy chìa khoá ra mở cửa, rồi lao thẳng vào phòng tắm.
Tôi vặn vòi hoa sen cho nước chảy thật mạnh, trầm mình vào giòng nước đó. Tôi đổ sụp xuống sàn phòng tắm, nước mắt chan hòa. Tôi ngồi như thế lâu, thật lâu, cho đến khi ngấm lạnh, nước trên vòi sen vẫn xối xả chảy xuống.
Gương trong phòng tắm mờ hơi nước, tôi lặng lẽ cởi quần áo sũng nước ra khỏi cơ thể. Cái áo hoa màu hồng nhạt ngấm nước trở nên trong suốt, dính chặt vào thân hình mảnh dẻ, đã được tháo tung cúc, ném xuống sàn một cách tức tưởi. Cái quần bò bó bướng bỉnh hơn nhiều, nhất định không chịu rời cơ thể đang run lên từng cơn vì lạnh, cứ nằm chình ình, nặng nề ôm chặt lấy hông. Tôi lấy hai tay đẩy nó thật mạnh, làm xước một vệt thật dài trên đùi, làm tôi đau điếng. Nhưng dường như sau cái đau đó, tôi nín bặt, không còn khóc nữa.
Suốt đời tôi đã đi tìm người đàn ông trong quá khứ, anh không thể đến bên tôi, anh sẽ mãi không thể đến bên tôi, và tôi cũng đang mất Nguyên.
Tôi nghĩ đến Thanh và Giang, muốn mình được hôn như họ đã hôn nhau, muốn mình được sống và yêu dù chỉ trong một khoảng khắc. Trong bóng tối, họ tìm thấy ánh sáng tình yêu. Còn tôi, tôi thấy rõ ánh sáng đời thường, nhưng mù tối không thấy tình yêu.
Ghi chú (của NCTG):
(*) Ca khúc “Hạ trắng” của nhạc sĩ Trinh Công Sơn.
Buổi chiều sau khi gọi xe cấp cứu cho Thanh và Giang, Nguyên đưa An về nhà. Cô đã run rẩy ôm lấy anh, nước mắt chứa chan, nhưng không nói một lời. Cô không bước nổi, Nguyên phải từ từ bế bổng An lên trong vòng tay rắn chắc của mình, đặt cô xuống đi- văng. Anh nhè nhẹ vuốt tóc cô, khẽ khàng hát ru cô trong giai điệu ấu thơ, thân thương “à ơi, con cò mà đi ăn đêm...”. Cô như kiệt sức, nhanh chóng thiếp đi.
Ngoài kia, hình như mưa đã tạnh. Tận nơi chân trời, cầu vồng bảy sắc sáng soi chút nắng nhạt cuối ngày, xiên qua cửa sổ, đậu nhẹ lên khuôn mặt gầy, trắng dịu. Trong thứ ánh sáng mờ ảo ấy, An như một thiên thần đang ngủ say. Nguyên ngồi hoá đá mắt không rời cô.
Sau khi nói chuyện với mẹ của An về tình trạng của cô, anh chào bà rồi lặng lẽ ra về.
*
Một tuần trôi qua. Tôi như bình thường trở lại.
Chợt nhớ ra hôm qua là sinh nhật Nguyên mà vô tình quên mất, tôi chạy xuống vườn cắt mấy nhành hồng. Nắng trong vườn làm sáng rỡ những nụ hồng nhung, trong tôi nghe văng vẳng “gọi nắng, cho tóc em cài loài hoa nắng rơi...” (*). Tôi chợt cười mỉm cười, thấy vui và ấm áp nghĩ đến Nguyên.
Tôi dừng xe cuối phố Nguyễn Du. Trời đã xế chiều, gió như đùa rỡn hất tung tà áo, và rồi từ đâu một chiếc lá chao nghiêng lượn một vòng, êm ái thả mình trên đóa hồng đỏ thắm tay tôi đang cầm. Tôi gõ guốc, lộc cộc đi lên thang gác khu biệt thự Pháp cổ kính. Tôi thích cái bậu cửa sổ đầy hoa, nơi tôi và Nguyên có lần đứng hàng giờ ngắm nhìn dòng xe cộ tấp nập bên dưới.
Phòng Nguyên cửa khép, chẳng như mọi khi luôn hé mở chào đón khách. Tôi gõ nhè nhẹ vào cánh của gỗ lim già nua đầy vết nứt, mờ màu thời gian. Nguyên mở cửa, nhìn tôi thật vui, mắt anh óng ánh qua cặp kính cận trắng. Nguyên nói:
- Vào đi em, An à! Giới thiệu với em, đây là bạn Vân Ánh, trước làm cùng chỗ anh.
Trong mờ tỏ của thứ ánh sáng chiều muộn, không đủ sáng mà cũng chẳng tối ấy, tôi chợt nhận ra có một người con gái tóc xõa ngang vai đang ngồi trong phòng, đúng nơi tôi thường ngồi, bên góc phải của cái đi-văng da quen thuộc. Tôi mang máng nhớ Nguyên có nhắc đến tên Vân Ánh và công trình chung mà hai người nghiên cứu dở dang bên Đức.
Cạnh cô ấy, đệm đi-văng lõm xuống, chắc hẳn ai đó vừa đứng lên từ vị trí này.
Mắt tôi hoa đi, nhưng vẫn làm ra vẻ bình tĩnh, tôi cố nói thật to:
- Hoa vườn nhà, An mang tặng sinh nhật Nguyên.
Cô gái chợt lên tiếng, giọng cao với âm sắc lạ, nghe như gai hoa hồng đâm vào da thịt tôi.
- Bạn đến sinh nhật anh Nguyên chậm một ngày, hay nói cách khác sớm hơn ba trăm sáu mươi tư ngày!
Trời đất như chao đảo nơi chân tôi, tôi chực khịu xuống, bao sức mạnh của tôi dường như tan biến. Có lẽ vẻ lịch sự thường nhật của tôi chắc cũng chẳng còn. Tôi chỉ còn biết máu chảy mạnh trong cơ thể, tôi không thể thở được nữa. Chẳng cần giữ lịch sự nữa, tôi quay gót bước thật nhanh ra khỏi căn phòng, đóng sập cửa gỗ sau lưng.
Tôi thấy Nguyên gọi tên tôi, tôi quay lại hét lên:
- Anh vào tiếp Vân Ánh đi!
Tôi chạy như bay trong con phố nhỏ đầy ắp xe đạp, xe máy ngược xuôi cùng tiếng còi luôn rú rít, nhưng tôi không nghe thấy gì cả và cũng chẳng nhìn thấy gì cả.
Tôi chỉ biết rằng Nguyên không thể ngồi nói chuyện với người con gái ấy, trong căn phòng ấy, rằng cô ta không được ngồi vào chỗ tôi thường ngồi, rằng cô ta có khuôn mặt thật đáng ghét, rằng cô ta có giọng nói thật đáng ghét, rằng cô ta chả biết gì, khi nói tôi đến sớm một ngày hay chậm hơn ba trăm sáu mươi tư ngày! Rằng cô ta không thể mang anh về Đức! Tôi ghét cô ta!
Tôi chạy, chạy mãi, ngược dòng xe cộ, chạy ầm ào làm bay cả những hạt mưa bắt đầu rơi nhè nhẹ, đẩy chúng bắn tung tóe làm ướt thêm đôi mắt nâu đã tràn lệ tự lúc nào.
Về đến nhà, tôi lẩy bẩy lục tung cái túi xách, lấy chìa khoá ra mở cửa, rồi lao thẳng vào phòng tắm.
Tôi vặn vòi hoa sen cho nước chảy thật mạnh, trầm mình vào giòng nước đó. Tôi đổ sụp xuống sàn phòng tắm, nước mắt chan hòa. Tôi ngồi như thế lâu, thật lâu, cho đến khi ngấm lạnh, nước trên vòi sen vẫn xối xả chảy xuống.
Gương trong phòng tắm mờ hơi nước, tôi lặng lẽ cởi quần áo sũng nước ra khỏi cơ thể. Cái áo hoa màu hồng nhạt ngấm nước trở nên trong suốt, dính chặt vào thân hình mảnh dẻ, đã được tháo tung cúc, ném xuống sàn một cách tức tưởi. Cái quần bò bó bướng bỉnh hơn nhiều, nhất định không chịu rời cơ thể đang run lên từng cơn vì lạnh, cứ nằm chình ình, nặng nề ôm chặt lấy hông. Tôi lấy hai tay đẩy nó thật mạnh, làm xước một vệt thật dài trên đùi, làm tôi đau điếng. Nhưng dường như sau cái đau đó, tôi nín bặt, không còn khóc nữa.
Suốt đời tôi đã đi tìm người đàn ông trong quá khứ, anh không thể đến bên tôi, anh sẽ mãi không thể đến bên tôi, và tôi cũng đang mất Nguyên.
Tôi nghĩ đến Thanh và Giang, muốn mình được hôn như họ đã hôn nhau, muốn mình được sống và yêu dù chỉ trong một khoảng khắc. Trong bóng tối, họ tìm thấy ánh sáng tình yêu. Còn tôi, tôi thấy rõ ánh sáng đời thường, nhưng mù tối không thấy tình yêu.
Ghi chú (của NCTG):
(*) Ca khúc “Hạ trắng” của nhạc sĩ Trinh Công Sơn.