ÁNH MẮT
- Chủ nhật - 13/09/2015 16:47
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sau mấy ngày mưa lai rai, trời hửng lên, và tự nhiên nóng hầm hập về chiều. Trong những chiếc lều mà người dân và các bạn tình nguyện viên đã mắc sẵn ở ga Keleti cho người tỵ nạn thế này, hẳn là nóng nực và khó chịu lắm.
Thế nên, hầu như không có ai trong đó, ngoại trừ mấy đứa trẻ con ngồi đùa vui với những đồ chơi được cho, và dăm ba người già có lẽ mệt quá, nằm sóng xoài, đôi lúc mới mở hé cửa lều nhìn ngó, và chắc là để thông gió chút đỉnh.
Sau khi đã đi một vòng xem xét, trò chuyện với đôi ba tình nguyện viên - trong đó có một bạn trẻ Afghanistan rất dễ thương nhưng nhất mực không cho mình chụp hình vì “em đi làm ở đây cơ mà không muốn ai biết”, mình trở lại khu lều.
Thì thấy một chiếc lều mở, và một thanh niên ngồi trong đó nhìn vọng ra. Cái nhìn của anh ta như vô định, cứ đờ đẫn và chăm chăm dõi ra phía trước mà không biết là nhìn gì. Trông còn vô hồn và có thể hơi vô cảm nữa, mình cảm thấy thế.
Mình đã giơ máy lên nhưng rồi sao đó không nỡ bấm. Cho dù đứng ở khoảng cách không quá gần với anh ta, và tính đến lúc đó mình cũng đã chụp hàng trăm “bô” ảnh những cảnh đời ở đó, nhưng tự nhiên mình run tay, và rồi đặt máy xuống.
Có cái gì đấy chạy dọc trong cơ thể mình, bảo mình cất máy đi, và bỏ qua ý định bạ đâu chụp đấy làm tư liệu, như mình vẫn thường làm một cách ráo hoảnh. Tự nhiên, dường như mình hiểu hơn tâm trạng các phóng viên ảnh trong cảnh tương tự...
Nhưng rồi... thấy mình ngần ngừ định bỏ đi, chợt chàng thanh niên cười rất tươi, rồi giơ tay hình chữ V, ra hiệu mình cứ chụp đi. Ánh mắt tự nhiên rất có hồn, ít nhất là mình cảm thấy thế, dường như còn long lanh, cho dù vẫn đượm vẻ buồn bã.
Thế là mình bấm máy, rồi cũng gật đầu ra hiệu đồng cảm, sau đó rảo bước đi. Mình không dám tới gần anh, chí ít cũng có thể hỏi anh đến từ đâu, gia đình thế nào, v.v... vì sợ ngôn ngữ bất đồng. Và cái chính là sợ mình sẽ không cầm lòng được...
Lúc ấy là tầm 5h chiều ngày 13-9-2015, đúng vào lúc Đức chuẩn bị thông báo “khóa biên giới” với Áo để ngăn dòng người tỵ nạn, như sau đấy mình mới biết. Chàng trai này vậy là có lẽ không sang kịp “miền đất hứa”, và chả biết sắp tới sẽ về đâu.
Mình rất hiểu, người tỵ nạn ngày càng là gánh nặng cho bất cứ quốc gia nào tiếp đón họ. Rất nhiều bất đồng, khác biệt và cả nỗi sợ hãi, bất ổn khiến sự đồng cảm hay lòng thương xót của người bản địa với họ sẽ thuyên giảm đáng kể theo thời gian.
Nhưng dầu vậy, ánh mắt, cái nhìn của chàng thanh niên tỵ nạn vẫn không để mình yên, vì bất giác nó gợi nhớ - một cách rất chủ quan thôi - nỗi buồn vô vọng của kẻ bỏ xứ ra đi vì chiến chinh, loạn lạc, điều mà Việt Nam không hề thiếu trong lịch sử...
Tấm ảnh mình chụp vội đương nhiên là đã không ghi lại được, và không thể phản ánh được tất cả những gì đã dẫn đến cảm xúc đó, ấn tượng đó. Nhưng mình vẫn đưa lên đây như lời cầu chúc cho anh, được may mắn và lành lặn ở phương trời Âu...
(*) Bài viết đã đăng trên “Tiền Phong”.
Sau khi đã đi một vòng xem xét, trò chuyện với đôi ba tình nguyện viên - trong đó có một bạn trẻ Afghanistan rất dễ thương nhưng nhất mực không cho mình chụp hình vì “em đi làm ở đây cơ mà không muốn ai biết”, mình trở lại khu lều.
Thì thấy một chiếc lều mở, và một thanh niên ngồi trong đó nhìn vọng ra. Cái nhìn của anh ta như vô định, cứ đờ đẫn và chăm chăm dõi ra phía trước mà không biết là nhìn gì. Trông còn vô hồn và có thể hơi vô cảm nữa, mình cảm thấy thế.
Mình đã giơ máy lên nhưng rồi sao đó không nỡ bấm. Cho dù đứng ở khoảng cách không quá gần với anh ta, và tính đến lúc đó mình cũng đã chụp hàng trăm “bô” ảnh những cảnh đời ở đó, nhưng tự nhiên mình run tay, và rồi đặt máy xuống.
Có cái gì đấy chạy dọc trong cơ thể mình, bảo mình cất máy đi, và bỏ qua ý định bạ đâu chụp đấy làm tư liệu, như mình vẫn thường làm một cách ráo hoảnh. Tự nhiên, dường như mình hiểu hơn tâm trạng các phóng viên ảnh trong cảnh tương tự...
Nhưng rồi... thấy mình ngần ngừ định bỏ đi, chợt chàng thanh niên cười rất tươi, rồi giơ tay hình chữ V, ra hiệu mình cứ chụp đi. Ánh mắt tự nhiên rất có hồn, ít nhất là mình cảm thấy thế, dường như còn long lanh, cho dù vẫn đượm vẻ buồn bã.
Thế là mình bấm máy, rồi cũng gật đầu ra hiệu đồng cảm, sau đó rảo bước đi. Mình không dám tới gần anh, chí ít cũng có thể hỏi anh đến từ đâu, gia đình thế nào, v.v... vì sợ ngôn ngữ bất đồng. Và cái chính là sợ mình sẽ không cầm lòng được...
Lúc ấy là tầm 5h chiều ngày 13-9-2015, đúng vào lúc Đức chuẩn bị thông báo “khóa biên giới” với Áo để ngăn dòng người tỵ nạn, như sau đấy mình mới biết. Chàng trai này vậy là có lẽ không sang kịp “miền đất hứa”, và chả biết sắp tới sẽ về đâu.
Mình rất hiểu, người tỵ nạn ngày càng là gánh nặng cho bất cứ quốc gia nào tiếp đón họ. Rất nhiều bất đồng, khác biệt và cả nỗi sợ hãi, bất ổn khiến sự đồng cảm hay lòng thương xót của người bản địa với họ sẽ thuyên giảm đáng kể theo thời gian.
Nhưng dầu vậy, ánh mắt, cái nhìn của chàng thanh niên tỵ nạn vẫn không để mình yên, vì bất giác nó gợi nhớ - một cách rất chủ quan thôi - nỗi buồn vô vọng của kẻ bỏ xứ ra đi vì chiến chinh, loạn lạc, điều mà Việt Nam không hề thiếu trong lịch sử...
Tấm ảnh mình chụp vội đương nhiên là đã không ghi lại được, và không thể phản ánh được tất cả những gì đã dẫn đến cảm xúc đó, ấn tượng đó. Nhưng mình vẫn đưa lên đây như lời cầu chúc cho anh, được may mắn và lành lặn ở phương trời Âu...
(*) Bài viết đã đăng trên “Tiền Phong”.