ĂN PHỞ BÁT ĐÀN
- Thứ ba - 15/12/2015 02:03
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Đến cái thời thừa thãi bây giờ, khi người ta có thể ăn từ tay gấu, thịt kỳ nhông cho tới chuột bao tử, được phục vụ tới mức có cả các em xinh xinh lấy giấy chùi mép sau khi ăn, người ta lại muốn tìm về cảm giác ngọt ngào của một thời con trẻ, khi mà bát phở đồng nghĩa với một bữa thịnh soạn bên cạnh nhiều ngày đói bụng...”.
Tôi ra thăm vội Hà Nội nhân dịp họp lớp “vội vã trở về vội vã ra đi”, đúng như lời bài hát “Hà Nội ngày trở về”. Mấy thằng bạn Hà Nội cũng hiểu tôi lắm, đồng loạt đề nghị rằng, trước khi mày ra sân bay, phải qua làm một suất phở Bát Đàn cho đậm vị Hà Nội mới được.
Đã được nghe biết bao câu chuyện như huyền thoại về phở Bát Đàn, nào là kệ anh xếp hàng bao lâu, hết giờ là họ có thể đóng cửa ngay trước mũi anh, cấm có nghe lời van nài nào, hay là có chị sẵn sàng chi trăm ngàn để mua thêm lạng thịt bò về nhắm bên cạnh bát phở đã mua, nhưng nịnh méo cả mồm chủ quán cũng dứt khoát không bán riêng…
Nghe đâu có lần nhiều người xếp hàng vào ăn quá, làm tắc nghẽn cả giao thông đường phố, công an tới can thiệp, chủ quán vung tay xua, mấy anh ra mà làm việc với khách, rằng họ đâu có trách nhiệm gì, họ chỉ bán phở thôi mà, ai ăn đâu là việc của người ta, vậy mà công an bó tay đấy.
Tôi sinh ra và lớn lên ở khu tập thể Kim Liên, thời đó cũng là một dạng ngoại thành Hà Nội. Lương cán bộ của ba mẹ tôi giỏi lắm đủ ăn phở chợ Kim Liên cả nhà, lên đến phở Cửa Nam thì chỉ đủ để thằng con ngồi ăn, bố ngồi ngoài ngắm trời và canh xe đạp, đời nào dám mơ ăn phở nội thành kiểu Bát Đàn, Hàng Trống. Thành ra nghe đề nghị của mấy thằng bạn, tôi cũng vội hưởng ứng ngay, lòng hồi hộp mơn mởn.
Đường Hà Nội hôm đó tắc kinh khủng, anh bạn tôi trổ hết tài lái, lách ngang, lách dọc, còi toe toét, vượt cả bên phải, vào cả đường cấm, bằng mọi giá phải tới đó kịp ăn bát phở trước giờ bay. Tới nơi, với tài nghệ đậu xe nhiều năm ở Tây, anh ngoáy qua ngoáy lại cái vô-lăng, đậu vèo cái xe vào giữa hai xe khác, để cách một khoảng trống đúng một gang tay giữa xe trước và xe sau. Dân tình đang ngồi uống cà phê trên vỉa hè lác mắt, chỉ thiếu nước đúng dậy vỗ tay.
Ba thằng tôi vọt ra khỏi xe, chạy tới đứng ngay ngắn vào cái hàng cũng khá dài trước quán phở. Một thằng sĩ quan quân đội từng vào Nam ra Bắc, một thằng lang thang buôn bán đã nửa quả địa cầu, một thằng ba đời vợ cả ta lẫn Tây, nhấp nha nhấp nhổm xếp hàng chờ đến lượt gọi phở, hồi hộp như em bé đói ngửi thấy mùi ti mẹ.
Rướn rướn lắm tôi mới nhìn thấy hơi nước vi vút của nồi nước phở và nghe tiếng chặt thịt bôm bốp ở một chiếc bàn nhỏ teo phía trước, vì mấy người đứng đầu ai cũng nhón nhón, ngó ngó như tôi, thành ra chả nhìn thấy gì cả. Trên cao, thấy một biển đề dòng chữ rất ngang, trống không: “Phở gia truyền, không chi nhánh”. Người làm không thấy, người dọn cũng lơ thơ, chỉ có ông bà chủ trực tiếp đứng thái thịt, bốc phở, múc nước.
Trong nhà, ngoài vỉa hè, bên quán cà phê bên cạnh đội người ngồi húp xì xụp, mấy chú Tây, cô Hàn Quốc vừa ăn vừa giở mấy trang sách cẩm nang du lịch đọc, chắc có viết về quán phở nổi tiếng này, nên họ mới biết đường lần đến đây ăn. Thằng thứ tư trong nhóm tôi cũng vừa phóng xe máy tới, nhảy vào xếp hàng chung ngay, với kinh nghiệm là dân ăn đây thường xuyên, mắt nó đảo lia lịa giục bọn tôi tìm chỗ ngồi.
Chị gái xếp hàng sau tôi - mà cũng hay thói quen tốt người Hà Nội, cứ xếp hàng sau nhau là cũng có thể bắt chuyện vui vẻ rồi - tư vấn ngay, hai chú xếp hàng là đủ, hai chú đi chiếm ghế đi. Thở phào vì nẫy giờ tôi cứ lo là mỗi đầu người chỉ được mua một suất, kiểu phân phối.
Rồi cơ hội ngàn năm có một cũng đến, chúng tôi vớ ngay được một bàn bốn ghế người ta mới đứng dậy, mừng như bắt được vừng. Mấy chiếc ghế nhựa màu xanh “hòa bình” hơi xiêu vẹo, sứt ghẻ một chút, ngồi thì chỉ đủ đỡ một bên mông, nhưng cộng với hai chân của mình thì biến thành đòn ba vững chãi, cáng được cái thân đủ để ngồi ăn bát phở khá thoải mái.
Đã được nghe biết bao câu chuyện như huyền thoại về phở Bát Đàn, nào là kệ anh xếp hàng bao lâu, hết giờ là họ có thể đóng cửa ngay trước mũi anh, cấm có nghe lời van nài nào, hay là có chị sẵn sàng chi trăm ngàn để mua thêm lạng thịt bò về nhắm bên cạnh bát phở đã mua, nhưng nịnh méo cả mồm chủ quán cũng dứt khoát không bán riêng…
Nghe đâu có lần nhiều người xếp hàng vào ăn quá, làm tắc nghẽn cả giao thông đường phố, công an tới can thiệp, chủ quán vung tay xua, mấy anh ra mà làm việc với khách, rằng họ đâu có trách nhiệm gì, họ chỉ bán phở thôi mà, ai ăn đâu là việc của người ta, vậy mà công an bó tay đấy.
Tôi sinh ra và lớn lên ở khu tập thể Kim Liên, thời đó cũng là một dạng ngoại thành Hà Nội. Lương cán bộ của ba mẹ tôi giỏi lắm đủ ăn phở chợ Kim Liên cả nhà, lên đến phở Cửa Nam thì chỉ đủ để thằng con ngồi ăn, bố ngồi ngoài ngắm trời và canh xe đạp, đời nào dám mơ ăn phở nội thành kiểu Bát Đàn, Hàng Trống. Thành ra nghe đề nghị của mấy thằng bạn, tôi cũng vội hưởng ứng ngay, lòng hồi hộp mơn mởn.
Đường Hà Nội hôm đó tắc kinh khủng, anh bạn tôi trổ hết tài lái, lách ngang, lách dọc, còi toe toét, vượt cả bên phải, vào cả đường cấm, bằng mọi giá phải tới đó kịp ăn bát phở trước giờ bay. Tới nơi, với tài nghệ đậu xe nhiều năm ở Tây, anh ngoáy qua ngoáy lại cái vô-lăng, đậu vèo cái xe vào giữa hai xe khác, để cách một khoảng trống đúng một gang tay giữa xe trước và xe sau. Dân tình đang ngồi uống cà phê trên vỉa hè lác mắt, chỉ thiếu nước đúng dậy vỗ tay.
Ba thằng tôi vọt ra khỏi xe, chạy tới đứng ngay ngắn vào cái hàng cũng khá dài trước quán phở. Một thằng sĩ quan quân đội từng vào Nam ra Bắc, một thằng lang thang buôn bán đã nửa quả địa cầu, một thằng ba đời vợ cả ta lẫn Tây, nhấp nha nhấp nhổm xếp hàng chờ đến lượt gọi phở, hồi hộp như em bé đói ngửi thấy mùi ti mẹ.
Rướn rướn lắm tôi mới nhìn thấy hơi nước vi vút của nồi nước phở và nghe tiếng chặt thịt bôm bốp ở một chiếc bàn nhỏ teo phía trước, vì mấy người đứng đầu ai cũng nhón nhón, ngó ngó như tôi, thành ra chả nhìn thấy gì cả. Trên cao, thấy một biển đề dòng chữ rất ngang, trống không: “Phở gia truyền, không chi nhánh”. Người làm không thấy, người dọn cũng lơ thơ, chỉ có ông bà chủ trực tiếp đứng thái thịt, bốc phở, múc nước.
Trong nhà, ngoài vỉa hè, bên quán cà phê bên cạnh đội người ngồi húp xì xụp, mấy chú Tây, cô Hàn Quốc vừa ăn vừa giở mấy trang sách cẩm nang du lịch đọc, chắc có viết về quán phở nổi tiếng này, nên họ mới biết đường lần đến đây ăn. Thằng thứ tư trong nhóm tôi cũng vừa phóng xe máy tới, nhảy vào xếp hàng chung ngay, với kinh nghiệm là dân ăn đây thường xuyên, mắt nó đảo lia lịa giục bọn tôi tìm chỗ ngồi.
Chị gái xếp hàng sau tôi - mà cũng hay thói quen tốt người Hà Nội, cứ xếp hàng sau nhau là cũng có thể bắt chuyện vui vẻ rồi - tư vấn ngay, hai chú xếp hàng là đủ, hai chú đi chiếm ghế đi. Thở phào vì nẫy giờ tôi cứ lo là mỗi đầu người chỉ được mua một suất, kiểu phân phối.
Rồi cơ hội ngàn năm có một cũng đến, chúng tôi vớ ngay được một bàn bốn ghế người ta mới đứng dậy, mừng như bắt được vừng. Mấy chiếc ghế nhựa màu xanh “hòa bình” hơi xiêu vẹo, sứt ghẻ một chút, ngồi thì chỉ đủ đỡ một bên mông, nhưng cộng với hai chân của mình thì biến thành đòn ba vững chãi, cáng được cái thân đủ để ngồi ăn bát phở khá thoải mái.
Thằng bạn tôi dù cũng đã từng nếm đủ khách sạn 4-5 sao các loại, quán ăn sang trọng Pháp, Ý, Tàu cũng đã trải, ngồi cạnh tôi hai tay khăng khăng giữ hai chiếc ghế nhựa trống mà cái mặt nhơn nhởn đầy sung sướng, kiêu hãnh như mới giành được chiến lợi phẩm sau trận đánh lớn.
Hai thằng bạn xếp hàng bê ra bàn bốn bát phở, rồi thêm một bát nữa, thành năm. Hóa ra anh bạn dân phố cổ của tôi lắp bắp thế nào gọi bốn bát tái, nhưng thật ra là muốn ăn tái nạm. Đã nhỡ mồm gọi rồi, chủ quán dứt khoát không có đổi, muốn ăn nạm thì gọi bát khác. Cực chẳng đã, phải mua bát thứ năm, để vào giữa, rồi cả đội gắp nạm từ đấy ra mà ăn.
Thế là bốn thanh niên trai tơ Hà Nội ăn năm bát phở, mỗi người một bát, ai thích ăn thêm nạm thì gắp từ cái bát để giữa vào, tất nhiên là không ai ăn nổi thêm cái, hành, nước của bát giữa nữa. Thằng bạn phố cổ vừa ăn vừa lầm bầm chửi suốt (eo ơi, bậy lắm, tôi không dám viết ra đây), chửi từ lát thịt đầu tiên tới cọng phở cuối cùng, đại khái là cùng là dân phố cổ, ăn phở của nó bao nhiêu năm nay, vậy mà dứt khoát không thò tay bốc thêm mấy miếng thịt nạm, bắt phải mua bát khác, đúng là cái đồ…
Mấy thằng tôi thì mồ hôi nhễ nhại, xùm xụp húp bát phở nóng rực, nhìn bà con xung quanh người đứng giữa vỉa hè húp, người ngồi xổm húp, người tựa gốc cây húp, ai nấy xì xoẹt như mình, bỗng thấy cái nước phở này sao nó ngọt đến thế.
Trên đường ra sân bay, có lẽ vì nóng, có lẽ vì no, mấy anh em im im, chả chuyện trò gì mấy. Riêng thằng tôi, gồng não tìm lời giải thích hiện tượng phở Bát Đàn, mà sao thấy khó quá (có bạn nào biết cho xin thêm ý kiến nhé).
Có phải tác động mạnh của tâm lý đám đông, kiểu thấy người ta xếp hàng dài, ăn đông, có chút khó khăn “giành giật” mới được bát phở trong tay, ăn vội mà thấy xung quanh khen ngon cả thì cuối cùng thực lòng mình cũng thấy ngon theo?
Hay là đến cái thời thừa thãi bây giờ, khi người ta có thể ăn từ tay gấu, thịt kỳ nhông cho tới chuột bao tử, được phục vụ tới mức có cả các em xinh xinh lấy giấy chùi mép sau khi ăn, người ta lại muốn tìm về cảm giác ngọt ngào của một thời con trẻ, khi mà bát phở đồng nghĩa với một bữa thịnh soạn bên cạnh nhiều ngày đói bụng, tìm lại chút cảm xúc của một thời bao cấp gian nan nhưng giàu tình người.
Ôi mà có giải thích giời gì đi nữa thì trước cửa phở Bát Đàn vẫn đã, đang, sẽ có người xếp hàng, và với tôi, chính những điều đó làm cho Hà Nội đặc biệt và thân yêu hơn bất kỳ thành phố nào khác.