Thư EURO 2020: NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT
- Thứ ba - 29/06/2021 06:13
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Những trận đấu tuyệt vời và đầy bất ngờ của vòng bát kết chắc chắn đã kéo theo không biết bao nhiêu giọt nước mắt - nước mắt của niềm vui và nỗi buồn - của các cầu thủ đỉnh cao, và bao nhiêu triệu “fan” hâm mộ, và vẻ đẹp của bóng đá cũng nằm ở cảm xúc tưởng chừng yếu đuối và rất con người ấy.
Có ai ngờ được, chỉ sau 2 ngày, đương kim vô địch Châu Âu - Bồ Đào Nha, và đương kim vô địch thế giới - Pháp, cùng ứng viên nặng ký của ngôi vị quán quân năm nay - Hà Lan, tất cả đều đã phải từ giã đấu trường EURO 2020, nhường chỗ cho những đội bóng bị coi là “yếu” hơn nhiều, như Cộng hòa Czech hay Thụy Sĩ.
Bên cạnh đó, Tây Ban Nha dù rất mạnh, cũng chỉ giành được thắng lợi trong 2 hiệp phụ trước Croatia - một đội bóng có lúc mạnh, lúc yếu và không ít khi phong độ thất thường, nhưng bao giờ cũng chơi hết sức từ trái tim - trong một trận đấu có tới 8 bàn thắng, và được đánh giá là trận hay nhất của giải cho tới thời điểm ấy.
Điều cần khẳng định, và đã có thể thấy ở vòng bảng, là dường như những khái niệm “lớn”, “bé” trong một chừng mực nào đó, đã không còn nhất thiết mang tính mặc định trong bóng đá, và điều đó khiến túc cầu trở nên thú vị hơn, hào sảng hơn và hấp dẫn hơn. Nhiều đội “chiếu dưới”, khi thi đấu, đã tự tin và không còn nỗi sợ hãi.
Làm được điều đó trước những “ông lớn”, với đội hình “khủng” toàn những ngôi sao thượng thặng mà “tổng trị giá” có thể lên đến hàng tỷ Euro, cần sức mạnh tập thể và sự gắn kết ghê gớm. Có thể thấy điều đó ở Hungary và Áo đã bị loại, và tất nhiên, ở Czech hay Thụy Sĩ sau khi giành được chiến thắng tưởng chừng bất khả.
Những ứng viên hàng đầu của giải như Pháp cũng có thể bại trận, những siêu sao như Cristiano Ronaldo - người mà ngay bây giờ đã được đánh giá như một trong những nhà thể thao thành công nhất của mọi thời đại - hay Kylian Mbappe, cầu thủ đắt giá nhất với giá chuyển nhượng 160 triệu Euro, vẫn có thể ra về “tay trắng”.
Và như thế, những giọt nước mắt của họ, hoặc có thể thấy được trên màn hình TV, hoặc chảy ngầm trong lòng, là điều dễ hiểu. Như HLV Fernando Santos kể lại, nhiều cầu thủ đã òa khóc trong phòng thay đồ vì nghĩ rằng Bồ Đào Nha không đáng phải thua. “29 cú sút của chúng tôi không cú nào ghi bàn, họ chỉ có 6, và vào 1”.
Nhưng đó cũng là bóng đá, và đội tuyển Bỉ, “thế hệ vàng” của nước này, đã chiến thắng mà không thể nói là không xứng đáng. CR7, sau bao kỷ lục cá nhân, đành chia tay “trước hạn” vào lúc anh vẫn rất sung sức và phong độ. Không nén nổi thất vọng, anh đã ném rồi đá văng băng đội trưởng ngay trước ống kính truyền hình.
Ronaldo đã không thành công trong nỗ lực vượt qua kỷ lục 109 bàn ở đội tuyển quốc gia do anh và Ali Daei (Iran) cùng nắm giữ, rất có thể đây là giải đấu cuối của anh và Bồ Đào Nha thì không bảo vệ được chức vô địch. Cho dù bị chê trách, nhưng có thể cảm thông cho nỗi buồn khôn xiết của ngôi sao lớn nhất thế giới hiện tại.
Nhưng nếu còn nhớ những khoảnh khắc cách đây 15 năm, Ronaldo hẳn phải biết màn chia tay rất đẹp của Luis Figo - thành viên cuối cùng, đồng thời cũng là cầu thủ vĩ đại nhất, của “Thế hệ vàng” trong bóng đá Bồ Đào Nha, từng ngự trị ngôi vị U20 của bóng đá thế giới cuối thập niên 80 thế kỷ trước - tại kỳ World Cup 2006.
“Từ khi nền túc cầu Bồ Đào Nha ở đỉnh cao, tôi tự hào vì được là thành viên của đội tuyển trong ngần ấy năm” - Figo, Quả bóng vàng Châu Âu 2000, Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2001, một nghệ sĩ trên sân cỏ đã xúc động và lặng lẽ từ giã đấu trường quốc tế như thế, và để lại những giọt nước mắt cho người mến mộ.
Thể thao là như thế, và bóng đá là như thế, có đến rồi có đi, có thắng phải có bại. Chứng kiến những giọt nước mắt từ những nhà thể thao can trường sau mỗi lần tủi hổ vì thất bại, có thể thấy, họ không thể kìm được, không tự chủ được trước tình cảm rất con người của họ: mất một trận đấu, có thể họ mất cả một giấc mơ!
Tất cả những điều này thật tự nhiên, không có gì đáng bàn, nó chứng tỏ những “võ sĩ giác đấu” trên sân cỏ cũng có trái tim, thậm chí, một trái tim khiến họ, cho dù họ đã có bao nhiêu bạc vàng châu báu, đã có đời sống thượng lưu, một chiến thắng vẫn có thể là thứ quý báu nhất, không gì quan trọng bằng, kể cả tiền bạc.
Chúng ta chợt nhận ra rằng, trong tâm hồn những siêu cầu thủ giàu sụ, cũng như những cậu bé nghèo khó đá bóng chân đất ngoài vỉa hè, cùng có một cảm giác khi thua cuộc. Và rồi, hình ảnh đội thắng an ủi đội bại, người thua chúc mừng kẻ đi tiếp, khiến chúng ta hiểu được tại sao những chàng trai này lại chế ngự thế giới.
Bởi vì, trong họ có cảm xúc, có lòng tự hào, và như thế, như những nhà thể thao chân chính, họ chấp nhận được rằng ngay cả những cầu thủ tưởng chừng bất khả chiến bại cũng có lúc phải thua cuộc, và bên cạnh nụ cười, những giọt nước mắt của họ cũng cho thấy bóng đá là môn thể thao đẹp và nam tính biết chừng nào!
Bóng đá - và đặc biệt, bóng đá đỉnh cao ở kỳ EURO 2020 này - là một cuộc đua khốc liệt nhưng đầy vinh quang, mà kẻ bại trận cũng có thể tự hào, ngẩng cao đầu, vì họ đã nỗ lực tất cả cho chiến thắng...
(*) Bài đã đăng trên "Tiền Phong"
Bên cạnh đó, Tây Ban Nha dù rất mạnh, cũng chỉ giành được thắng lợi trong 2 hiệp phụ trước Croatia - một đội bóng có lúc mạnh, lúc yếu và không ít khi phong độ thất thường, nhưng bao giờ cũng chơi hết sức từ trái tim - trong một trận đấu có tới 8 bàn thắng, và được đánh giá là trận hay nhất của giải cho tới thời điểm ấy.
Điều cần khẳng định, và đã có thể thấy ở vòng bảng, là dường như những khái niệm “lớn”, “bé” trong một chừng mực nào đó, đã không còn nhất thiết mang tính mặc định trong bóng đá, và điều đó khiến túc cầu trở nên thú vị hơn, hào sảng hơn và hấp dẫn hơn. Nhiều đội “chiếu dưới”, khi thi đấu, đã tự tin và không còn nỗi sợ hãi.
Làm được điều đó trước những “ông lớn”, với đội hình “khủng” toàn những ngôi sao thượng thặng mà “tổng trị giá” có thể lên đến hàng tỷ Euro, cần sức mạnh tập thể và sự gắn kết ghê gớm. Có thể thấy điều đó ở Hungary và Áo đã bị loại, và tất nhiên, ở Czech hay Thụy Sĩ sau khi giành được chiến thắng tưởng chừng bất khả.
Những ứng viên hàng đầu của giải như Pháp cũng có thể bại trận, những siêu sao như Cristiano Ronaldo - người mà ngay bây giờ đã được đánh giá như một trong những nhà thể thao thành công nhất của mọi thời đại - hay Kylian Mbappe, cầu thủ đắt giá nhất với giá chuyển nhượng 160 triệu Euro, vẫn có thể ra về “tay trắng”.
Và như thế, những giọt nước mắt của họ, hoặc có thể thấy được trên màn hình TV, hoặc chảy ngầm trong lòng, là điều dễ hiểu. Như HLV Fernando Santos kể lại, nhiều cầu thủ đã òa khóc trong phòng thay đồ vì nghĩ rằng Bồ Đào Nha không đáng phải thua. “29 cú sút của chúng tôi không cú nào ghi bàn, họ chỉ có 6, và vào 1”.
Nhưng đó cũng là bóng đá, và đội tuyển Bỉ, “thế hệ vàng” của nước này, đã chiến thắng mà không thể nói là không xứng đáng. CR7, sau bao kỷ lục cá nhân, đành chia tay “trước hạn” vào lúc anh vẫn rất sung sức và phong độ. Không nén nổi thất vọng, anh đã ném rồi đá văng băng đội trưởng ngay trước ống kính truyền hình.
Ronaldo đã không thành công trong nỗ lực vượt qua kỷ lục 109 bàn ở đội tuyển quốc gia do anh và Ali Daei (Iran) cùng nắm giữ, rất có thể đây là giải đấu cuối của anh và Bồ Đào Nha thì không bảo vệ được chức vô địch. Cho dù bị chê trách, nhưng có thể cảm thông cho nỗi buồn khôn xiết của ngôi sao lớn nhất thế giới hiện tại.
Nhưng nếu còn nhớ những khoảnh khắc cách đây 15 năm, Ronaldo hẳn phải biết màn chia tay rất đẹp của Luis Figo - thành viên cuối cùng, đồng thời cũng là cầu thủ vĩ đại nhất, của “Thế hệ vàng” trong bóng đá Bồ Đào Nha, từng ngự trị ngôi vị U20 của bóng đá thế giới cuối thập niên 80 thế kỷ trước - tại kỳ World Cup 2006.
“Từ khi nền túc cầu Bồ Đào Nha ở đỉnh cao, tôi tự hào vì được là thành viên của đội tuyển trong ngần ấy năm” - Figo, Quả bóng vàng Châu Âu 2000, Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2001, một nghệ sĩ trên sân cỏ đã xúc động và lặng lẽ từ giã đấu trường quốc tế như thế, và để lại những giọt nước mắt cho người mến mộ.
Thể thao là như thế, và bóng đá là như thế, có đến rồi có đi, có thắng phải có bại. Chứng kiến những giọt nước mắt từ những nhà thể thao can trường sau mỗi lần tủi hổ vì thất bại, có thể thấy, họ không thể kìm được, không tự chủ được trước tình cảm rất con người của họ: mất một trận đấu, có thể họ mất cả một giấc mơ!
Tất cả những điều này thật tự nhiên, không có gì đáng bàn, nó chứng tỏ những “võ sĩ giác đấu” trên sân cỏ cũng có trái tim, thậm chí, một trái tim khiến họ, cho dù họ đã có bao nhiêu bạc vàng châu báu, đã có đời sống thượng lưu, một chiến thắng vẫn có thể là thứ quý báu nhất, không gì quan trọng bằng, kể cả tiền bạc.
Chúng ta chợt nhận ra rằng, trong tâm hồn những siêu cầu thủ giàu sụ, cũng như những cậu bé nghèo khó đá bóng chân đất ngoài vỉa hè, cùng có một cảm giác khi thua cuộc. Và rồi, hình ảnh đội thắng an ủi đội bại, người thua chúc mừng kẻ đi tiếp, khiến chúng ta hiểu được tại sao những chàng trai này lại chế ngự thế giới.
Bởi vì, trong họ có cảm xúc, có lòng tự hào, và như thế, như những nhà thể thao chân chính, họ chấp nhận được rằng ngay cả những cầu thủ tưởng chừng bất khả chiến bại cũng có lúc phải thua cuộc, và bên cạnh nụ cười, những giọt nước mắt của họ cũng cho thấy bóng đá là môn thể thao đẹp và nam tính biết chừng nào!
Bóng đá - và đặc biệt, bóng đá đỉnh cao ở kỳ EURO 2020 này - là một cuộc đua khốc liệt nhưng đầy vinh quang, mà kẻ bại trận cũng có thể tự hào, ngẩng cao đầu, vì họ đã nỗ lực tất cả cho chiến thắng...
(*) Bài đã đăng trên "Tiền Phong"