KẾ HOẠCH “THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG” CỦA EURO 2020 CÓ THỂ ĐỔ BỂ?
- Thứ bảy - 19/06/2021 23:17
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Liên đoàn Bóng đá Châu Âu (UEFA) hứa hẹn sẽ tổ chức một kỳ EURO “xanh” hơn, thân thiện hơn với môi trường, nhưng việc “xé nhỏ” giải cho hơn 10 thành phố rải rác cách xa nhau nhiều ngàn cây số không cho thấy gánh nặng môi trường thấp hơn, mặc dù đã có những bước tiến khả quan theo hướng này.
Chủ tịch trước đây của UEFA, cựu danh thủ Pháp Michel Platini đã có ý tưởng không tổ chức EURO ở một hoặc hai quốc gia theo thông lệ, mà nên chia ra cho 12-13 thành phố. Theo ông, giải đấu được tổ chức ở 12 SVĐ trong một quốc gia như thường lệ, hay ở 12-13 đấu trường khác nhau trên khắp Châu Âu thật không quan trọng.
Mặc dù “sáng kiến” ấy gặp phải nhiều chỉ trích, chủ yếu nhằm vào yếu tố tăng chi phí và thời gian đi lại cho các CĐV, nhưng kế hoạch của Platini rốt cục cũng thành sự thật, và bây giờ thế giới có thể chứng kiến xem tất cả sẽ hoạt động như thế nào.
Do tình hình dịch bệnh nên việc tổ chức đã bị từ chối tại một vài SVĐ, cuối cùng còn lại 11 thành phố: London, Rome, Munich, Baku, St. Petersburg, Seville, Bucharest, Amsterdam, Glasgow, Copenhagen và Budapest. Trong khi tại các kỳ EURO trước đây, đa phần chỉ cần xe hơi và phương tiện công cộng là có thể di chuyển được giữa các địa điểm không ở xa nhau, hiện tại, các cầu thủ và CĐV có lúc phải đi vài ngàn cây số.
Một ví dụ “quá trớn” là Baku, thành phố “phương Đông” nhất của giải đấu, cách nơi diễn ra chung kết - SVĐ Wembley ở London, Vương quốc Anh - tới 4 ngàn cây số! Trong số 24 đội tham dự EURO, chỉ có 6 đội được chơi cả 3 trận vòng bảng ở sân nhà (Tây Ban Nha, Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Đức và Ý), 3 đội chơi 2 trận ở sân nhà (Hungary, Scotland và Nga), còn lại cứ phải chạy đi chạy lại giữa các địa điểm.
Thụy Sĩ là đội phải trải qua cuộc phiêu lưu du lịch khắc nghiệt nhất, nếu đội này vượt qua vòng bảng và đi xa hơn. Các CĐV nước này khởi đầu giải ở Baku, và sau đó phải chạy sang Rome (Ý) rồi lại trở lại Azerbaijan. Nếu qua vòng đầu, họ có thể bắt đầu giai đoạn trụ hạng ở Seville, London hoặc Amsterdam, và sau đó, cũng có thể Baku sẽ lại tiếp bước họ ở vòng tứ kết, rồi họ lại quay về London.
Điều đó có nghĩa là nếu lọt vào bán kết, sẽ có hơn 21.000 km đường bay dành cho đội tuyển và các “fan” cổ vũ cho Thụy Sĩ. Còn nếu họ bị loại ngay ở vòng bảng, người hâm mộ sẽ vẫn phải vượt qua quãng đường 13.000 km để hò reo cùng đội nhà. Ngoài Thụy Sĩ, Bỉ, Ba Lan, Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành nhóm phải di chuyển trên 10.000 km. BBC tính ra rằng có 13 đội phải đi lại nhiều hơn trong kỳ EURO gần đây nhất.
Sở dĩ chuyện đi lại và con số km được bàn nhiều ở đây, vì hầu như tất cả sẽ di chuyển một quãng đường dài bằng máy bay, và khá nhiều ý kiến đồng thuận rằng hàng không là một trong những yếu tố quyết định lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, khiến thế giới bị nóng lên. Mặc dù do tình hình dịch bệnh Covid-19 và sức chứa của các SVĐ bị giảm đi một cách có chủ ý để thực hiện giãn cách, do đó lượng người hâm mộ không đạt mức dự kiến ban đầu, nhưng EURO vẫn tạo ra lưu lượng hàng không đáng kể.
Vẫn với ví dụ của Thụy Sĩ, giả định họ không lọt vào Top 4 (và điều này rất có thể, vì sau 2 trận đội bóng mới sở hữu được 1 điểm), khoảng 4.000 kg CO2 vẫn bị thải ra tính cho mỗi hành khách, tức là tương đương với mức trung bình hàng năm của thế giới. Mà điều này, như vậy, có thể xảy ra vỏn vẹn trong hai tuần!
“Việc tổ chức giải như hiện tại là hoàn toàn vô nghĩa xét từ góc độ môi trường. Người ta nói rằng định dạng này thể hiện sự thống nhất của Châu Âu, nhưng đồng thời, họ lại quên mất vấn đề khẩn cấp về khí hậu” - đó là ý kiến của Karima Delli, đại diện Đảng Xanh (Pháp) và là thành viên Ủy ban Giao thông và Du lịch của Nghị viện Châu Âu.
Ngay từ năm 2019, Chủ tịch UEFA Aleksandr Čeferin đã nói rằng kỳ EURO 2020 sẽ “xanh” hơn trước, vì không có SVĐ mới nào được xây dựng ngoại trừ Puskás Aréna ở Budapest, do đo tiết kiệm nhiều bê-tông, năng lượng và các tài nguyên thiên nhiên khác. Cũng như, không cần quan tâm tới nhu cầu xây dựng các liên kết giao thông để phục vụ giải.
Với tinh thần “xanh hóa”, UEFA cũng cam kết trồng 50.000 cây xanh tại mỗi quốc gia tham gia đăng cai giải và giảm thiểu việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Một yếu tố thú vị của việc bù đắp lượng khí thải là UEFA, cùng một công ty liên kết, đang tài trợ hơn 10.000 bếp nấu ăn ở Rwanda để ngăn người dân địa phương nấu ăn trên ngọn lửa trần bằng củi và than vốn thải ra nhiều chất độc hại.
Tất nhiên, nhiều ý kiến phê bình cho rằng UEFA không nên hoạt động với các bước vụn vặt như vậy, mà nên hướng tới một cách tổ chức bền vững hơn. Dầu vậy, UEFA ước tính rằng kỳ EURO hiện tại sẽ thải ra 425.000 tấn CO2, ít hơn so với năm 2016. Bởi lẽ trong EURO 2016 ở Pháp, ước tính 517.000 tấn CO2 đã bị thải vào không khí, khi bốn sân vận động mới được xây dựng.
Ngoài việc đi lại và xây dựng, dĩ nhiên còn có rất nhiều yếu tố khác - nhiều khi rất phức tạp - cần tính đến khi xác định mức độ lượng khí thải carbon, chẳng hạn như giao thông địa phương, thực phẩm tiêu thụ, chất thải do sự kiện tạo ra, năng lượng cần thiết để vận hành các SVĐ và tưới tiêu sân cho bãi.
Trong khi lượng khí thải của các chuyến đi có thể giảm phần nào do số lượng các “fan” bị hạn chế, không thể tiết kiệm được nhiều ở các SVĐ: vài nghìn CĐV thì cũng vẫn phải bật tất cả hệ thống đèn và bảng hiệu báo kết quả, cũng như phải vận hành cả hệ thống âm thanh như thể sân chật kín người!
Thú vị là theo nghiên cứu của Scuola Superiore Sant’Anna ở Pisa, hầu hết CĐV đều chỉ cảm thấy việc xả rác như một tác động đến môi trường vì vào cuối các trận đấu, khá nhiều rác thải bị tích tụ giữa các hàng ghế. Để thấy, bảo vệ môi trường - một trong những vấn nạn lớn nhất của thế giới hiện tại - không phải là vấn đề dễ giải quyết, ngay cả từ kiến thức hạn hẹp của mỗi người dân trong chủ đề này...
(*) Bài viết đã đăng trên "Tiền Phong".
Mặc dù “sáng kiến” ấy gặp phải nhiều chỉ trích, chủ yếu nhằm vào yếu tố tăng chi phí và thời gian đi lại cho các CĐV, nhưng kế hoạch của Platini rốt cục cũng thành sự thật, và bây giờ thế giới có thể chứng kiến xem tất cả sẽ hoạt động như thế nào.
Do tình hình dịch bệnh nên việc tổ chức đã bị từ chối tại một vài SVĐ, cuối cùng còn lại 11 thành phố: London, Rome, Munich, Baku, St. Petersburg, Seville, Bucharest, Amsterdam, Glasgow, Copenhagen và Budapest. Trong khi tại các kỳ EURO trước đây, đa phần chỉ cần xe hơi và phương tiện công cộng là có thể di chuyển được giữa các địa điểm không ở xa nhau, hiện tại, các cầu thủ và CĐV có lúc phải đi vài ngàn cây số.
Một ví dụ “quá trớn” là Baku, thành phố “phương Đông” nhất của giải đấu, cách nơi diễn ra chung kết - SVĐ Wembley ở London, Vương quốc Anh - tới 4 ngàn cây số! Trong số 24 đội tham dự EURO, chỉ có 6 đội được chơi cả 3 trận vòng bảng ở sân nhà (Tây Ban Nha, Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Đức và Ý), 3 đội chơi 2 trận ở sân nhà (Hungary, Scotland và Nga), còn lại cứ phải chạy đi chạy lại giữa các địa điểm.
Thụy Sĩ là đội phải trải qua cuộc phiêu lưu du lịch khắc nghiệt nhất, nếu đội này vượt qua vòng bảng và đi xa hơn. Các CĐV nước này khởi đầu giải ở Baku, và sau đó phải chạy sang Rome (Ý) rồi lại trở lại Azerbaijan. Nếu qua vòng đầu, họ có thể bắt đầu giai đoạn trụ hạng ở Seville, London hoặc Amsterdam, và sau đó, cũng có thể Baku sẽ lại tiếp bước họ ở vòng tứ kết, rồi họ lại quay về London.
Điều đó có nghĩa là nếu lọt vào bán kết, sẽ có hơn 21.000 km đường bay dành cho đội tuyển và các “fan” cổ vũ cho Thụy Sĩ. Còn nếu họ bị loại ngay ở vòng bảng, người hâm mộ sẽ vẫn phải vượt qua quãng đường 13.000 km để hò reo cùng đội nhà. Ngoài Thụy Sĩ, Bỉ, Ba Lan, Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành nhóm phải di chuyển trên 10.000 km. BBC tính ra rằng có 13 đội phải đi lại nhiều hơn trong kỳ EURO gần đây nhất.
Sở dĩ chuyện đi lại và con số km được bàn nhiều ở đây, vì hầu như tất cả sẽ di chuyển một quãng đường dài bằng máy bay, và khá nhiều ý kiến đồng thuận rằng hàng không là một trong những yếu tố quyết định lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, khiến thế giới bị nóng lên. Mặc dù do tình hình dịch bệnh Covid-19 và sức chứa của các SVĐ bị giảm đi một cách có chủ ý để thực hiện giãn cách, do đó lượng người hâm mộ không đạt mức dự kiến ban đầu, nhưng EURO vẫn tạo ra lưu lượng hàng không đáng kể.
Vẫn với ví dụ của Thụy Sĩ, giả định họ không lọt vào Top 4 (và điều này rất có thể, vì sau 2 trận đội bóng mới sở hữu được 1 điểm), khoảng 4.000 kg CO2 vẫn bị thải ra tính cho mỗi hành khách, tức là tương đương với mức trung bình hàng năm của thế giới. Mà điều này, như vậy, có thể xảy ra vỏn vẹn trong hai tuần!
“Việc tổ chức giải như hiện tại là hoàn toàn vô nghĩa xét từ góc độ môi trường. Người ta nói rằng định dạng này thể hiện sự thống nhất của Châu Âu, nhưng đồng thời, họ lại quên mất vấn đề khẩn cấp về khí hậu” - đó là ý kiến của Karima Delli, đại diện Đảng Xanh (Pháp) và là thành viên Ủy ban Giao thông và Du lịch của Nghị viện Châu Âu.
Ngay từ năm 2019, Chủ tịch UEFA Aleksandr Čeferin đã nói rằng kỳ EURO 2020 sẽ “xanh” hơn trước, vì không có SVĐ mới nào được xây dựng ngoại trừ Puskás Aréna ở Budapest, do đo tiết kiệm nhiều bê-tông, năng lượng và các tài nguyên thiên nhiên khác. Cũng như, không cần quan tâm tới nhu cầu xây dựng các liên kết giao thông để phục vụ giải.
Với tinh thần “xanh hóa”, UEFA cũng cam kết trồng 50.000 cây xanh tại mỗi quốc gia tham gia đăng cai giải và giảm thiểu việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Một yếu tố thú vị của việc bù đắp lượng khí thải là UEFA, cùng một công ty liên kết, đang tài trợ hơn 10.000 bếp nấu ăn ở Rwanda để ngăn người dân địa phương nấu ăn trên ngọn lửa trần bằng củi và than vốn thải ra nhiều chất độc hại.
Tất nhiên, nhiều ý kiến phê bình cho rằng UEFA không nên hoạt động với các bước vụn vặt như vậy, mà nên hướng tới một cách tổ chức bền vững hơn. Dầu vậy, UEFA ước tính rằng kỳ EURO hiện tại sẽ thải ra 425.000 tấn CO2, ít hơn so với năm 2016. Bởi lẽ trong EURO 2016 ở Pháp, ước tính 517.000 tấn CO2 đã bị thải vào không khí, khi bốn sân vận động mới được xây dựng.
Ngoài việc đi lại và xây dựng, dĩ nhiên còn có rất nhiều yếu tố khác - nhiều khi rất phức tạp - cần tính đến khi xác định mức độ lượng khí thải carbon, chẳng hạn như giao thông địa phương, thực phẩm tiêu thụ, chất thải do sự kiện tạo ra, năng lượng cần thiết để vận hành các SVĐ và tưới tiêu sân cho bãi.
Trong khi lượng khí thải của các chuyến đi có thể giảm phần nào do số lượng các “fan” bị hạn chế, không thể tiết kiệm được nhiều ở các SVĐ: vài nghìn CĐV thì cũng vẫn phải bật tất cả hệ thống đèn và bảng hiệu báo kết quả, cũng như phải vận hành cả hệ thống âm thanh như thể sân chật kín người!
Thú vị là theo nghiên cứu của Scuola Superiore Sant’Anna ở Pisa, hầu hết CĐV đều chỉ cảm thấy việc xả rác như một tác động đến môi trường vì vào cuối các trận đấu, khá nhiều rác thải bị tích tụ giữa các hàng ghế. Để thấy, bảo vệ môi trường - một trong những vấn nạn lớn nhất của thế giới hiện tại - không phải là vấn đề dễ giải quyết, ngay cả từ kiến thức hạn hẹp của mỗi người dân trong chủ đề này...
(*) Bài viết đã đăng trên "Tiền Phong".