EURO 2020 VÀ CÂU CHUYỆN NHỮNG PHÁT NGÔN CỦA MỘT BÌNH LUẬN VIÊN HUNGARY
- Thứ ba - 15/06/2021 12:36
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Một bình luận viên (BLV) bóng đá có tiếng của Hungary, ông Bognár György, mới đây, vừa bị một “cơn bão” chửi rủa và lên án của khán giả và giới truyền thông, khi đưa ra những nhận xét bị coi là rất khiếm nhã, vô lương tâm, thiếu phẩm chất con người trong trận Phần Lan gặp Đan Mạch tối 12/6 vừa qua.
Năm nay tròn 60 tuổi và hiện là HLV CLB Paksi FC, ông Bognár György (60 tuổi) từng khoác áo tuyển Hungary 50 lần và ghi 7 bàn thắng. Ông thuộc “thế hệ vàng” cuối cùng của bóng đá Hungary, mà được biết đến nhiều nhất là Détári Lajos, và tham dự kỳ World Cup cuối cùng mà Hungary có mặt, tại Mexico năm 1986.
Người hâm mộ Việt Nam có thể còn nhớ, ông Bognár cũng từng là thành viên tuyển quân đội Hungary tham dự kỳ SKDA 1984 tại Việt Nam. Trong dịp đó, mà nhiều CĐV cao niên cho là dịp thử sức hấp dẫn nhất của lịch sử SKDA các nước CS, Hungary chiến thắng Liên Xô trong trận chung kết nghẹt thở với loạt penalty.
Là khách mời của Kênh Thể thao Quốc gia Hungary (M4), ông Bognár đã bị chỉ trích rất dữ dội là đã liên tục đưa ra bình luận rất vô cảm khi Christian Eriksen - cầu thủ xuất sắc nhất của Đan Mạch gặp họa vào cuối hiệp 1 của trận đấu, và trong khoảng thời gian dài, không biết có thể cứu được tính mạng của anh hay không.
Dường như sốt ruột vì phải chờ đợi xem trận đấu có được tiép diễn hay không, ông Bognár đã đưa ra những bình luận tệ hại: “Đối với tôi, không phải trạng thái của Eriksen là đáng ngại, mà đáng ngại là sao lâu như thế vẫn không thể thể quyết được”, ông phàn nàn, và cho rằng lẽ ra, chỉ cần 5-10 phút, hỏi hai đội, là xong.
Theo ông, ai không đủ sức thì nên mời ra ngoài sân cỏ, chớ quấy rầy trận đấu, các cầu thủ đều là dân nhà nghề, cần phải vượt lên những “sự cố” như thế này, và UEFA nên quả quyết trong thời gian thật ngắn, “mọi thứ ổn mà”. Lời lẽ của BLV dày dạn trải nghiệm này khiến khán giả Hung sững sờ, và lập tức, hết sức phẫn nộ.
Hằng hà sa số các bình luận được viết trên các mạng xã hội, nhấn mạnh rằng vào khoảnh khắc sinh tử ấy, khi các cầu thủ hai đội trên sân đều cầu nguyện cho Eriksen, che chắn cho anh khi anh được bác sĩ điều trị tại chỗ, trấn an bạn đời của anh... thì trước hết, một BLV phải là một con người với trái tim cảm thương đồng loại.
Chưa kể, khi hoàn toàn chưa có thông tin chính thức gì về bệnh trạng và số phận Eriksen, chỉ dựa trên vài thông tin và hình ảnh báo chí, Bognár György đã vội “phủi tay”, cho là “toàn những tin vui”, “chả có gì đáng ngại”, sao UEFA không thể cho tiếp diễn trận đấu ngay tức khắc, v.v... Thái độ ấy, bị xem như là hết sức vô cảm.
Ngay trong tối 12/6, các mạng Hungary tràn ngập ý kiến phản đối, thậm chí yêu cầu phải sa thải tức khắc ông Bognár, vĩnh viễn cấm ông lên màn ảnh truyền hình..., và nhiều nhóm trên Facebook đã được thành lập để lấy chữ ký nhằm “đuổi cổ” tức thì nhà BLV. Các cơ quan truyền thông Hung cũng lập tức lên tiếng chê trách.
Vấn đề ở đây là, theo báo giới, không chỉ là một lời “nhỡ miệng”, diễn đạt “không khéo”, hoặc thậm chí, không chỉ là một câu có chủ đích, nhưng sau đó “khổ chủ” đã hối hận và xin rút lại. Mà là cả một độc thoại kéo dài nhiều phút, lặp đi lặp lại, hết sức khó xử, mà BTV của chương trình cũng không có cách gì ngăn cản được!
Xa hơn nữa, báo chí độc lập Hungary đặt câu hỏi: hệ thống truyền thông công ích, sống bằng thuế dân mà lâu nay đơn thuần chỉ là cái loa tuyên truyền cho chính phủ, rất thiên lệch và xuống dốc, giờ lại có thêm một vết nhơ khác về mặt đạo đức. Vì họ đã để cho ông Bognár György tự do phát ngôn những điều vô cùng tệ!
Trong một sự kiện thu hút sự chú ý ghê gớm của khán thính giả và được truyền trực tiếp vào khung “giờ vàng” buổi tối, mỗi lời nói của khách mời đều có tác động không nhỏ. Về mặt chuyên môn và cả đạo đức, cần có người cắt ngang, thậm chí cho dừng chương trình, để nhắc nhở khách mời lưu tâm tới những gì họ phát biểu.
Trong lịch sử, Hungary đã có nhiều thế hệ BLV thể thao nổi tiếng, để lại dấu ấn lớn, đặc biệt là những “tượng đài” đã gắn liền với các trận đấu, các giai đoạn của tuyển bóng đá Hung mà tới giờ, nhắc tới tên tuổi họ, giới CĐV Hung cho rằng họ là một phần của di sản và của những chiến thắng trong quá khứ của túc cầu Hung.
Những cái tên như Szepesi György, Vitray Tamás, Knézy Jenő... đều là những BLV không chỉ nắm bắt rất chắc về chuyên môn thể thao, mà còn có phông văn hóa dày dặn, kiến văn uyên bác. Và dù mỗi người có một phong cách riêng - người trầm tĩnh, người cuồng nhiệt hơn... - nhưng mỗi lời của họ đều có sự cân nhắc kỹ.
Bởi thế, lượng thông tin và những gì họ truyền đạt cho khán thính giả, bên cạnh khía cạnh thể thao, còn mang tính nhân văn và cao hơn thế, thể hiện được tinh thần thể thao, không chỉ mạnh mẽ, quyết liệt, mà còn là đấu trường của sự cao thượng và tình người. Qua đó, khán giả có thêm nhiều trải nghiệm tốt đẹp về cuộc sống.
Chính vởi vậy, chất lượng, nội dung và cách thể hiện của các BLV truyền hình luôn là điều cần lưu ý. Mặc dù vào hôm sau, ông Bognár đã có lời xin lỗi, cho là bị hiểu nhầm và tỏ ra đáng tiếc, phát ngôn của ông sẽ đi vào lịch sử truyền hình Hungary như một “vực thẳm buồn bã, cay đắng, thảm hại”, theo nhận xét của mạng Telex.
(*) Bài viết đã đăng trên "BBC".
Người hâm mộ Việt Nam có thể còn nhớ, ông Bognár cũng từng là thành viên tuyển quân đội Hungary tham dự kỳ SKDA 1984 tại Việt Nam. Trong dịp đó, mà nhiều CĐV cao niên cho là dịp thử sức hấp dẫn nhất của lịch sử SKDA các nước CS, Hungary chiến thắng Liên Xô trong trận chung kết nghẹt thở với loạt penalty.
Là khách mời của Kênh Thể thao Quốc gia Hungary (M4), ông Bognár đã bị chỉ trích rất dữ dội là đã liên tục đưa ra bình luận rất vô cảm khi Christian Eriksen - cầu thủ xuất sắc nhất của Đan Mạch gặp họa vào cuối hiệp 1 của trận đấu, và trong khoảng thời gian dài, không biết có thể cứu được tính mạng của anh hay không.
Dường như sốt ruột vì phải chờ đợi xem trận đấu có được tiép diễn hay không, ông Bognár đã đưa ra những bình luận tệ hại: “Đối với tôi, không phải trạng thái của Eriksen là đáng ngại, mà đáng ngại là sao lâu như thế vẫn không thể thể quyết được”, ông phàn nàn, và cho rằng lẽ ra, chỉ cần 5-10 phút, hỏi hai đội, là xong.
Theo ông, ai không đủ sức thì nên mời ra ngoài sân cỏ, chớ quấy rầy trận đấu, các cầu thủ đều là dân nhà nghề, cần phải vượt lên những “sự cố” như thế này, và UEFA nên quả quyết trong thời gian thật ngắn, “mọi thứ ổn mà”. Lời lẽ của BLV dày dạn trải nghiệm này khiến khán giả Hung sững sờ, và lập tức, hết sức phẫn nộ.
Hằng hà sa số các bình luận được viết trên các mạng xã hội, nhấn mạnh rằng vào khoảnh khắc sinh tử ấy, khi các cầu thủ hai đội trên sân đều cầu nguyện cho Eriksen, che chắn cho anh khi anh được bác sĩ điều trị tại chỗ, trấn an bạn đời của anh... thì trước hết, một BLV phải là một con người với trái tim cảm thương đồng loại.
Chưa kể, khi hoàn toàn chưa có thông tin chính thức gì về bệnh trạng và số phận Eriksen, chỉ dựa trên vài thông tin và hình ảnh báo chí, Bognár György đã vội “phủi tay”, cho là “toàn những tin vui”, “chả có gì đáng ngại”, sao UEFA không thể cho tiếp diễn trận đấu ngay tức khắc, v.v... Thái độ ấy, bị xem như là hết sức vô cảm.
Ngay trong tối 12/6, các mạng Hungary tràn ngập ý kiến phản đối, thậm chí yêu cầu phải sa thải tức khắc ông Bognár, vĩnh viễn cấm ông lên màn ảnh truyền hình..., và nhiều nhóm trên Facebook đã được thành lập để lấy chữ ký nhằm “đuổi cổ” tức thì nhà BLV. Các cơ quan truyền thông Hung cũng lập tức lên tiếng chê trách.
Vấn đề ở đây là, theo báo giới, không chỉ là một lời “nhỡ miệng”, diễn đạt “không khéo”, hoặc thậm chí, không chỉ là một câu có chủ đích, nhưng sau đó “khổ chủ” đã hối hận và xin rút lại. Mà là cả một độc thoại kéo dài nhiều phút, lặp đi lặp lại, hết sức khó xử, mà BTV của chương trình cũng không có cách gì ngăn cản được!
Xa hơn nữa, báo chí độc lập Hungary đặt câu hỏi: hệ thống truyền thông công ích, sống bằng thuế dân mà lâu nay đơn thuần chỉ là cái loa tuyên truyền cho chính phủ, rất thiên lệch và xuống dốc, giờ lại có thêm một vết nhơ khác về mặt đạo đức. Vì họ đã để cho ông Bognár György tự do phát ngôn những điều vô cùng tệ!
Trong một sự kiện thu hút sự chú ý ghê gớm của khán thính giả và được truyền trực tiếp vào khung “giờ vàng” buổi tối, mỗi lời nói của khách mời đều có tác động không nhỏ. Về mặt chuyên môn và cả đạo đức, cần có người cắt ngang, thậm chí cho dừng chương trình, để nhắc nhở khách mời lưu tâm tới những gì họ phát biểu.
Trong lịch sử, Hungary đã có nhiều thế hệ BLV thể thao nổi tiếng, để lại dấu ấn lớn, đặc biệt là những “tượng đài” đã gắn liền với các trận đấu, các giai đoạn của tuyển bóng đá Hung mà tới giờ, nhắc tới tên tuổi họ, giới CĐV Hung cho rằng họ là một phần của di sản và của những chiến thắng trong quá khứ của túc cầu Hung.
Những cái tên như Szepesi György, Vitray Tamás, Knézy Jenő... đều là những BLV không chỉ nắm bắt rất chắc về chuyên môn thể thao, mà còn có phông văn hóa dày dặn, kiến văn uyên bác. Và dù mỗi người có một phong cách riêng - người trầm tĩnh, người cuồng nhiệt hơn... - nhưng mỗi lời của họ đều có sự cân nhắc kỹ.
Bởi thế, lượng thông tin và những gì họ truyền đạt cho khán thính giả, bên cạnh khía cạnh thể thao, còn mang tính nhân văn và cao hơn thế, thể hiện được tinh thần thể thao, không chỉ mạnh mẽ, quyết liệt, mà còn là đấu trường của sự cao thượng và tình người. Qua đó, khán giả có thêm nhiều trải nghiệm tốt đẹp về cuộc sống.
Chính vởi vậy, chất lượng, nội dung và cách thể hiện của các BLV truyền hình luôn là điều cần lưu ý. Mặc dù vào hôm sau, ông Bognár đã có lời xin lỗi, cho là bị hiểu nhầm và tỏ ra đáng tiếc, phát ngôn của ông sẽ đi vào lịch sử truyền hình Hungary như một “vực thẳm buồn bã, cay đắng, thảm hại”, theo nhận xét của mạng Telex.
(*) Bài viết đã đăng trên "BBC".