Bên lề sân cỏ: EURO 2020 VÀ CÁI NÓNG KỶ LỤC TRONG MÙA COVID-19
- Thứ tư - 23/06/2021 16:56
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thời tiết quá nóng nực cũng là một trong những lý do được tuyển Pháp đưa ra để lý giải cho trận hòa trong khuôn khổ EURO 2020 với nước chủ nhà Hungary hôm 19/6 vừa qua, một trận đấu mà đối với dân Hung là “hòa trên thế thắng”, và được báo chí quốc tế nhắc tới rất nhiều.
“Vị cứu tinh” của nước Pháp, danh thủ Antoine Griezmann phàn nàn với “Bein Sports” và TF1 rằng “sân quá khô và thời tiết thì quá nóng đến mức ngạt thở”, và cho dù tuyển Pháp đã biết là sẽ như thế, nhưng vẫn có ảnh hưởng tới trận đấu. Còn HLV của tuyển Pháp, ông Didier Deschamps thì chia sẻ: “Chúng tôi đã phải thích nghi với cái nóng về cả mặt tâm lý, và điều này ảnh hưởng tệ hơn tới hiệu quả thi đấu của chúng tôi, so với đối thủ Hungary”.
Cái nóng cũng là điều mà HLV trưởng đội chủ nhà, ông Marco Rossi, đã nhắc tới trước trận đấu “một mất một còn” với tuyển Pháp, vào một cuối tuần mà theo dự báo thời tiết, nhiệt độ lên tới 35-36oC, và chính quyền Hungary đã phải ban bố tình trạng báo động trên toàn quốc vì nóng. Tuy nhiên, theo nhà tuyển trạch người Ý, “đá với Pháp thì bao giờ cũng rất khó nhọc, cho dù là 35 hay 20o: trời nóng thì với chúng tôi và cũng với cả đối thủ”.
Dầu sao đi nữa, thi đấu với cái nóng như vậy và dưới tiết trời nắng chang chang cũng không phài là điều mà các cầu thủ Châu Âu, dù rất chuyên nghiệp và có sự chuẩn bị rất tốt về thể lực, có thể dễ dàng thích nghi trong những trận đấu đỉnh cao. Nhất là với những trận đấu vào 15h chiều, mà theo nhiều cầu thủ và HLV, là một cực hình không thể tưởng tượng nổi đối với họ, và đối với các CĐV ngồi trên sân cỏ, nhất là nếu phải sử dụng khẩu trang.
Thời tiết quá nóng bức đương nhiên cũng là một yếu tố khiến những căn bệnh như tim, đột quỵ... dễ có đất hoành hành hơn. Mới hôm qua 21/6, một cầu thủ mới 18 tuổi tham dự giải hạng Nhất của Hungary - anh Hegedüs Viktor Marcell - cũng bị tử vong ngay trong buổi tập, mặc dù xe cứu thương cũng tới rất nhanh và trước đó, các đồng đội của anh đã lập tức hô hấp nhân tạo và sử dụng cả máy khử rung tim để điều chỉnh các rối loạn nhịp tim.
Các nghiên cứu cho thấy dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết Châu Âu và Hungary nói riêng trong 30 năm qua đã có những diễn biến rất “cực đoan”: số ngày mưa tầm tã tăng nhiều, và bên cạnh đó, cái nóng dữ dội xuất hiện và kéo dài nhiều ngày. Ở Hungary, mấy ngày qua đã có những vùng mà nhiệt độ cao nhất lên tới 38o. Đặc biệt, hai ngày 22-24/6 được coi là vô cùng nóng, khiến nước này phải ban bố tình trạng báo động cấp 3.
Đây là báo động ở cấp cao nhất vì nóng tại nước Hung và đi kèm một số khuyến cáo và biện pháp xử lý, khắc phục. Kéo dài từ 0h ngày 22/6 tới 24h ngày 24/6, tình trạng này khiến chính phủ cảnh báo người cao niên, trẻ em, người bị bệnh tim mạch đặc biệt phải lưu tâm, nhưng cả với người khỏe mạnh cũng không nên ra đường trong khoảng 11-15h nếu không cần thiết, và nếu đi đâu cần có trang phục và mang theo kem chống nắng phù hợp.
Trung tâm Y tế Công cộng Quốc gia và Tổng cục Phòng chống Thảm họa Quốc gia Hungary cũng ra một thông cáo chung, và công bố danh sách những địa điểm hoặc công sở có máy điều hòa để người dân có thể vào “trú” khi cần. Công việc chân tay nặng nhọc cần tránh, và người dân được kêu gọi hãy quan tâm tới nhau, để nếu cần thì thông báo ngay cho chính quyền những tai nạn do nóng, như để quên trẻ em, động vật... trên xe hơi, v.v...
Theo thông lệ, khả năng là tại các tụ điểm giao thông đông đúc ở thủ đô Budapest, nước mát sẽ được phát cho khách bộ hành để giảm phần nào tác hại của cái nóng. Tất cả những yếu tố trên cho thấy, phải thi đấu - và đặc biệt là thi đấu trong một cuộc đua đỉnh cao như EURO 2020 - dưới cái nóng như thế, là điều không đơn giản, và đây là điều mà các CĐV có thể thông cảm được cho những “con cưng” của họ, nếu có điều gì chưa được như ý!
Ngày 23/6, hai nhà đương kim vô địch Thế giới và Châu Âu - Pháp và Bồ Đào Nha - sẽ gặp nhau tại SVĐ Puskás Aréna trong “ngày nóng nhất” của Budapest. Đồng thời, tại “thánh địa” Allianz Arena (München), tuyển Hungary sau “kỳ tích” trước đội Pháp cũng thử làm điều bất khả: chiến thắng tuyển Đức để lọt vào vòng loại trực tiếp. Chỉ mong cái nóng bất thường của mùa hạ 2021 không quá ảnh hưởng tới hai trận chót của “bảng tử thần” này!
(*) Bài viết đã đăng trên “Tiền Phong”.
Cái nóng cũng là điều mà HLV trưởng đội chủ nhà, ông Marco Rossi, đã nhắc tới trước trận đấu “một mất một còn” với tuyển Pháp, vào một cuối tuần mà theo dự báo thời tiết, nhiệt độ lên tới 35-36oC, và chính quyền Hungary đã phải ban bố tình trạng báo động trên toàn quốc vì nóng. Tuy nhiên, theo nhà tuyển trạch người Ý, “đá với Pháp thì bao giờ cũng rất khó nhọc, cho dù là 35 hay 20o: trời nóng thì với chúng tôi và cũng với cả đối thủ”.
Dầu sao đi nữa, thi đấu với cái nóng như vậy và dưới tiết trời nắng chang chang cũng không phài là điều mà các cầu thủ Châu Âu, dù rất chuyên nghiệp và có sự chuẩn bị rất tốt về thể lực, có thể dễ dàng thích nghi trong những trận đấu đỉnh cao. Nhất là với những trận đấu vào 15h chiều, mà theo nhiều cầu thủ và HLV, là một cực hình không thể tưởng tượng nổi đối với họ, và đối với các CĐV ngồi trên sân cỏ, nhất là nếu phải sử dụng khẩu trang.
Thời tiết quá nóng bức đương nhiên cũng là một yếu tố khiến những căn bệnh như tim, đột quỵ... dễ có đất hoành hành hơn. Mới hôm qua 21/6, một cầu thủ mới 18 tuổi tham dự giải hạng Nhất của Hungary - anh Hegedüs Viktor Marcell - cũng bị tử vong ngay trong buổi tập, mặc dù xe cứu thương cũng tới rất nhanh và trước đó, các đồng đội của anh đã lập tức hô hấp nhân tạo và sử dụng cả máy khử rung tim để điều chỉnh các rối loạn nhịp tim.
Các nghiên cứu cho thấy dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết Châu Âu và Hungary nói riêng trong 30 năm qua đã có những diễn biến rất “cực đoan”: số ngày mưa tầm tã tăng nhiều, và bên cạnh đó, cái nóng dữ dội xuất hiện và kéo dài nhiều ngày. Ở Hungary, mấy ngày qua đã có những vùng mà nhiệt độ cao nhất lên tới 38o. Đặc biệt, hai ngày 22-24/6 được coi là vô cùng nóng, khiến nước này phải ban bố tình trạng báo động cấp 3.
Đây là báo động ở cấp cao nhất vì nóng tại nước Hung và đi kèm một số khuyến cáo và biện pháp xử lý, khắc phục. Kéo dài từ 0h ngày 22/6 tới 24h ngày 24/6, tình trạng này khiến chính phủ cảnh báo người cao niên, trẻ em, người bị bệnh tim mạch đặc biệt phải lưu tâm, nhưng cả với người khỏe mạnh cũng không nên ra đường trong khoảng 11-15h nếu không cần thiết, và nếu đi đâu cần có trang phục và mang theo kem chống nắng phù hợp.
Trung tâm Y tế Công cộng Quốc gia và Tổng cục Phòng chống Thảm họa Quốc gia Hungary cũng ra một thông cáo chung, và công bố danh sách những địa điểm hoặc công sở có máy điều hòa để người dân có thể vào “trú” khi cần. Công việc chân tay nặng nhọc cần tránh, và người dân được kêu gọi hãy quan tâm tới nhau, để nếu cần thì thông báo ngay cho chính quyền những tai nạn do nóng, như để quên trẻ em, động vật... trên xe hơi, v.v...
Theo thông lệ, khả năng là tại các tụ điểm giao thông đông đúc ở thủ đô Budapest, nước mát sẽ được phát cho khách bộ hành để giảm phần nào tác hại của cái nóng. Tất cả những yếu tố trên cho thấy, phải thi đấu - và đặc biệt là thi đấu trong một cuộc đua đỉnh cao như EURO 2020 - dưới cái nóng như thế, là điều không đơn giản, và đây là điều mà các CĐV có thể thông cảm được cho những “con cưng” của họ, nếu có điều gì chưa được như ý!
Ngày 23/6, hai nhà đương kim vô địch Thế giới và Châu Âu - Pháp và Bồ Đào Nha - sẽ gặp nhau tại SVĐ Puskás Aréna trong “ngày nóng nhất” của Budapest. Đồng thời, tại “thánh địa” Allianz Arena (München), tuyển Hungary sau “kỳ tích” trước đội Pháp cũng thử làm điều bất khả: chiến thắng tuyển Đức để lọt vào vòng loại trực tiếp. Chỉ mong cái nóng bất thường của mùa hạ 2021 không quá ảnh hưởng tới hai trận chót của “bảng tử thần” này!
(*) Bài viết đã đăng trên “Tiền Phong”.