TIÊU THỤ HÀNG VIỆT NAM Ở CHÂU ÂU: CHUYỆN KHẢ THI! (2)
- Thứ bảy - 08/08/2009 13:10
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Mỳ VIFON hơn chục năm nay, chỉ thấy có mấy loại như bò, gà, vịt, lợn...
2./ Tất cả sản phẩm của Việt Nam sang Châu Âu đều chưa được kèm theo bởi một chiến lược thâm nhập thị trường từng bước. Cụ thể, không có nghiên cứu, phân tích, dự báo thị trường, vì thế chúng ta chưa làm đã sợ hoặc dễ có tâm lý chán nản, bỏ cuộc giữa chừng.
Các sản phẩm ở Châu Âu, khi bán ra thị trường, đều được dành 10-30% doanh thu cho marketing. Nói về tiếp thị, tưởng là cái gì to tát, xa vời lắm, nhưng thực ra có rất nhiều cách để thực hiện nó hữu hiệu trong đời sống kinh doanh. Nhiều tiền, chúng ta có thể quảng cáo trên TV, áp-phích, tại các ngày hội, các sự kiện thể thao lớn..., ít tiền thì... đi bộ mời chào, cách nào cũng có hiệu quả của nó, xin chớ coi thường một nỗ lực tiếp thị, dù là nhỏ nhất!
Nói về marketing, ai cũng thừa hiệu nó có sức mạnh to lớn, làm tăng sức sống cho sản phẩm, tăng lãi suất và sức tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường.
Tất cả hàng hóa của chúng ta xuất khẩu sang Châu Âu đều có giá thành quá rẻ so với mặt bằng chung của người dân ở nước sở tại. Tôi thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường dùng cách giảm giá để hy vọng tăng sức tiêu thụ sản phẩm, không ai nghĩ đến việc tăng thực ra nên giá bán để lấy kinh phí đầu tư cho marketing.
Chúng ta đi mua hàng, gặp cô gái bán hàng trẻ, xinh đẹp, tươi cười, niểm nở, nói năng ngọt ngào dễ chịu và quyến rũ, chúng ta sẵn lòng mua sản phẩm của cô ấy, cho dù giá thành có thể đắt hơn một chút so với cửa hàng bên cạnh. Như vậy, cô bán hàng này đã làm tốt nhiệm vụ marketing.
Hệ cửa hàng của tôi tiêu thụ hàng ngày một số lượng lớn mỳ ăn liền của hãng VIFON, giá của một gói quá rẻ so với đồng lương và thu nhập của người dân, cũng như, so với các mặt hàng tương tự của nước sở tại. Nếu tăng giá vài chục phần trăm để chi phí cho marketing thì giá bán ra vẫn chưa tới 30-40 xu (USD), số tiền quá nhỏ mà người mua hàng thực ra cũng không cần phải tính toán.
Một vấn đề khác. Tôi bán mỳ VIFON hơn chục năm nay, chỉ thấy có mấy loại như bò, gà, vịt, lợn... Nếu hiểu về văn hóa Châu Âu hiện tại, chúng ta có thể làm thêm các sản phẩm dành cho trẻ em (in hình ngộ nghĩnh, trong có 1 đồ chơi nhỏ), hoặc có chút sâm dành cho người lớn tuổi, hoặc gói to dành cho gia đình (Family, in hình gia đình quây quần đông đủ, đồng ấm, cùng thưởng thức bát mỳ nóng hổi...)
Cũng có thể tiếp cận vấn đề theo tính thời sự của nó. Hiện tại, Châu Âu đang mở cuộc chiến chống những hiểm họa của vấn đề môi trường, nhiều đạo luật rất nghiêm ngặt đã được ban hành. Nói về Châu Âu, ai cũng nghĩ đến cây thông, một trong những biểu tượng của những ngày lễ hội cuối năm – nhưng đến giờ cây thông ở Châu Âu cũng bị công nghiệp hóa rồi. Cho nên nhiều hãng lớn như L’oreal Paris, Schwarzkopt, Mercedes Benz... đã chuyển sang dùng cây tre làm biểu tượng cho sản phẩm. Hãng VIFON của chúng ta, nếu lúc này tung ra sản phẩm mỳ tre, mỳ măng thì sẽ bán được rất nhiều.
Sự thay đổi mẫu mã sản phẩm theo thời gian luôn khẳng định cho người tiêu dùng thấy rằng sản phẩm luôn được nâng cao và phát triển về chất lượng, số lượng và đang „sống” một cách mạnh mẽ.
Hàng hóa của một quốc gia nên có những hình ảnh, dấu hiệu đặc thù liên quan tới quốc gia đó. Nói đến Ai Cập, ai cũng nghĩ ngay đến Kim Tự Tháp huyền bí; nói đến Trung Quốc, chúng ta liên tưởng đến vạn Lý Trường Thành uy nghi. Hình ảnh Việt Nam thường được thế giới biết đến qua cuộc chiến giành độc lập dân tộc.
Tôi cho rằng, nếu hãng VIFON mà đưa hình ảnh anh bộ đội Việt Nam ăn gói mỳ nhẹ nhàng, thơm ngon, có đầy đủ các chất thịt, rau, nước, sinh tố..., đủ sức chạy bộ chiến đấu chống lại đối thủ mạnh hơn mình nhiều lần, thì sản phẩm sẽ thu hút hơn và sẽ bán được nhiều thêm bội phần!
Giá hình ảnh anh bộ đội Việt Nam được đưa lên các sản phẩm thương hiệu Việt
Quảng cáo sản phẩm cần gây cảm xúc mạnh để tăng tính tò mò của khách hàng, như hãng Citroen cho xe chạy xuyên qua núi cát, sa mạc, hãng Nissan cho xe vượt núi cao, hãng sản xuất nước uống Trung Quốc khắc họa hình ảnh uống một chai nước ngọt chạy dọc Vạn Lý Trường Thành, v.v...
Điều cuối cùng tôi muốn nói, người Trung Quốc có câu ở đâu có Hoa kiều, ở đó có hàng Trung Quốc. Vậy chúng ta hãy gây dựng một chiến lược: „Ở đâu có người Việt Nam sống trên thế giới, ở đó là đại lý tiêu thụ hàng của Việt Nam”.
Xem phần 1 của bài viết.