TẢN MẠN CHỢ ĐỒNG XUÂN Ở BERLIN
- Thứ sáu - 01/01/2016 21:30
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Mong lắm thay, một ngày không xa, sẽ không còn cộng đồng người Việt phía Đông hay phía Tây. Hoặc người Việt miền Nam hay miền Bắc. Mà chỉ còn một khái niệm duy nhất: người Việt Nam”.
Cuối tháng 11, vợ chồng tôi đi chơi Berlin vài ngày. Berlin, thành phố mang nhiều vết tích đau thương của nhân loại. Biểu tượng của sự chia cắt thế giới nhưng đồng thời cũng là một bằng chứng mãnh liệt cho sức sống của dân tộc Đức.
Đi nhiều, nhưng cũng giống như các nơi khác, vẫn luôn muốn tìm hiểu không khí Việt Nam. Và tại Berlin, có lẽ chỉ có chợ Đồng Xuân là được nhắc nhở nhiều nhất. Xấu, tốt, nguy hiểm, cẩn thận, không nên đi… bấy nhiêu nhận xét, đánh giá về một trung tâm buôn bán của người Việt tại châu Âu. À, mà chỉ riêng chuyện nhắc đến khái niệm cộng đồng tại đây cũng cần cẩn thận!
Đi ăn cơm tối tại một nhà hàng Việt nằm ở phía Tây Berlin. Tò mò, bắt chuyện với chị chủ quán. Hỏi chắc chị lấy hàng ở chợ Đồng Xuân. Chị im lặng một chập rồi khẽ cười, trả lời bằng một giọng rất Nam Bộ: “Không anh, tụi này đi chợ nơi khác, gần đây”. Như có vẻ ái ngại, chị nói tiếp: “Ở Đồng Xuân, người Bắc đông lắm! Chủ yếu dành cho những ai thích món miền Bắc”. Nụ cười gượng gạo của chị ít nhiều phản ảnh một chủ đề tế nhị khi nhắc đến khu trung tâm thương mại này!
Cô bạn đang sinh sống tại Berlin nhắn tin: “Anh chị muốn đi chợ Đồng Xuân, em sẽ dẫn đi, chứ một mình, em ngại nơi đó lắm!”. Ừ, có đọc báo, có nghe chuyện, nhưng “ngại” đến mức độ này thì nhất định phải đi thôi! Đi cho biết, cho hiểu. Cái gì mà khó thì càng thôi thúc dẫu “chỉ” là một cái chợ của một bộ phận người Việt tại đây!
Từ Alexanderplatz, chúng tôi lấy xe điện M6 rồi đổi lấy M8 ở trạm Landsberger Allee để đi về quận Lichtenberg.
Một cảm xúc lạ lùng, ấn tượng đập vào mắt chúng tôi chính là sự thay đổi cảnh vật một cách chóng mặt, sau khi rời khỏi khu phố sầm uất, nhộn nhịp, sống động, nhiều màu sắc của Alexanderplatz để đi về Lichtenberg. Chỉ sau chừng 5 phút, những tòa nhà chung cư trơ trọi giữa những khu phố vắng vẻ xuất hiện ở hai bên đường.
Sự cũ kỹ, xuống cấp, hoen ố của những dãy nhà tập thể được xây dựng từ thời Chiến tranh Lạnh vẫn nằm đó, nhưng dường như không được trùng tu, sửa chữa. Cái kiểu kiến trúc mang đậm dấu ấn của Stalin tại các nước thuộc khối XHCN ở Đông Âu vẫn hiện hữu trên những đại lộ rộng lớn. Tiết trời của những ngày cuối thu, đầu đông lạnh lẽo, xám xịt khiến cho cảnh vật trở nên vô cùng buồn bã và không cần nhiều lời giải thích, người ta có thể hình dung, cảm nhận được cuộc sống vất vả của vùng đất phía Đông Berlin.
Càng về gần khu trung tâm Đồng Xuân, càng có nhiều người Việt lên xe điện. Những ánh mắt nhìn nhau, đôi khi những cái gật đầu, ra hiệu chào nhau. Tất cả diễn ra trong một không gian buồn tẻ. Những con đường thênh thang, những tòa nhà hoang tàn, đổ nát bên những cánh đồng nhuộm màu vàng sậm và trống vắng. Có lẽ đó là những xí nghiệp, hãng xưởng đã bị phá sản, đóng cửa và bị bỏ hoang sau khi hai miền Tây và Đông thống nhất.
Chúng tôi có cảm tưởng như đang thực hiện một cuộc hành trình quay về quá khứ. Như thể những thước phim “Goodbye, Lenin!” của Wolfgang Becker đang hiện dần trước mắt. Sự tồn tại của bức tường Berlin dường như vẫn còn đâu đó trong ký ức, thậm chí, trong đời sống thường ngày của những người dân phía Đông.
Miên man suy nghĩ, cô bạn nhắc: “Mình xuống anh chị”. Nếu không có cái bảng to đùng đón chào khách thì chắc mọi người không biết đây là khu chợ sầm uất của người Việt. Từ ngoài đường Herzberg, có thể thấy những ô cửa kiếng bị vỡ nát, những cánh cửa sổ cũ kỹ, những bức tường gạch nhuộm màu của năm tháng. Sự điêu tàn là ấn tượng ban đầu đập vào mắt. Những dấu vết của vụ hỏa hoạn hồi tháng 9-2015 tại chợ Đồng Xuân vẫn còn đó.
Có lẽ khu chợ được dựng lên trong khuôn viên của một hãng xưởng thời CHDC Đức. Sinh hoạt của trung tâm vẫn còn yên lặng, ít nhộn nhịp dẫu vào ngày cuối tuần. Chúng tôi không thấy các cậu thanh niên choai choai, đầu đinh, gốc Quảng Bình, Nghệ An tụ tập, chửi thề, la hét, đánh đấm như đã đọc đâu đó về “danh tiếng” của Đồng Xuân. Và cố quan sát cũng không thấy các cô gái trẻ đẩy xe nôi, tay dắt con đi “nườm nượp”. Đành tự nhủ, có lẽ còn sớm quá, bà con chưa ra chợ nhiều.
Đi nhiều, nhưng cũng giống như các nơi khác, vẫn luôn muốn tìm hiểu không khí Việt Nam. Và tại Berlin, có lẽ chỉ có chợ Đồng Xuân là được nhắc nhở nhiều nhất. Xấu, tốt, nguy hiểm, cẩn thận, không nên đi… bấy nhiêu nhận xét, đánh giá về một trung tâm buôn bán của người Việt tại châu Âu. À, mà chỉ riêng chuyện nhắc đến khái niệm cộng đồng tại đây cũng cần cẩn thận!
Đi ăn cơm tối tại một nhà hàng Việt nằm ở phía Tây Berlin. Tò mò, bắt chuyện với chị chủ quán. Hỏi chắc chị lấy hàng ở chợ Đồng Xuân. Chị im lặng một chập rồi khẽ cười, trả lời bằng một giọng rất Nam Bộ: “Không anh, tụi này đi chợ nơi khác, gần đây”. Như có vẻ ái ngại, chị nói tiếp: “Ở Đồng Xuân, người Bắc đông lắm! Chủ yếu dành cho những ai thích món miền Bắc”. Nụ cười gượng gạo của chị ít nhiều phản ảnh một chủ đề tế nhị khi nhắc đến khu trung tâm thương mại này!
Cô bạn đang sinh sống tại Berlin nhắn tin: “Anh chị muốn đi chợ Đồng Xuân, em sẽ dẫn đi, chứ một mình, em ngại nơi đó lắm!”. Ừ, có đọc báo, có nghe chuyện, nhưng “ngại” đến mức độ này thì nhất định phải đi thôi! Đi cho biết, cho hiểu. Cái gì mà khó thì càng thôi thúc dẫu “chỉ” là một cái chợ của một bộ phận người Việt tại đây!
Từ Alexanderplatz, chúng tôi lấy xe điện M6 rồi đổi lấy M8 ở trạm Landsberger Allee để đi về quận Lichtenberg.
Một cảm xúc lạ lùng, ấn tượng đập vào mắt chúng tôi chính là sự thay đổi cảnh vật một cách chóng mặt, sau khi rời khỏi khu phố sầm uất, nhộn nhịp, sống động, nhiều màu sắc của Alexanderplatz để đi về Lichtenberg. Chỉ sau chừng 5 phút, những tòa nhà chung cư trơ trọi giữa những khu phố vắng vẻ xuất hiện ở hai bên đường.
Sự cũ kỹ, xuống cấp, hoen ố của những dãy nhà tập thể được xây dựng từ thời Chiến tranh Lạnh vẫn nằm đó, nhưng dường như không được trùng tu, sửa chữa. Cái kiểu kiến trúc mang đậm dấu ấn của Stalin tại các nước thuộc khối XHCN ở Đông Âu vẫn hiện hữu trên những đại lộ rộng lớn. Tiết trời của những ngày cuối thu, đầu đông lạnh lẽo, xám xịt khiến cho cảnh vật trở nên vô cùng buồn bã và không cần nhiều lời giải thích, người ta có thể hình dung, cảm nhận được cuộc sống vất vả của vùng đất phía Đông Berlin.
Càng về gần khu trung tâm Đồng Xuân, càng có nhiều người Việt lên xe điện. Những ánh mắt nhìn nhau, đôi khi những cái gật đầu, ra hiệu chào nhau. Tất cả diễn ra trong một không gian buồn tẻ. Những con đường thênh thang, những tòa nhà hoang tàn, đổ nát bên những cánh đồng nhuộm màu vàng sậm và trống vắng. Có lẽ đó là những xí nghiệp, hãng xưởng đã bị phá sản, đóng cửa và bị bỏ hoang sau khi hai miền Tây và Đông thống nhất.
Chúng tôi có cảm tưởng như đang thực hiện một cuộc hành trình quay về quá khứ. Như thể những thước phim “Goodbye, Lenin!” của Wolfgang Becker đang hiện dần trước mắt. Sự tồn tại của bức tường Berlin dường như vẫn còn đâu đó trong ký ức, thậm chí, trong đời sống thường ngày của những người dân phía Đông.
Miên man suy nghĩ, cô bạn nhắc: “Mình xuống anh chị”. Nếu không có cái bảng to đùng đón chào khách thì chắc mọi người không biết đây là khu chợ sầm uất của người Việt. Từ ngoài đường Herzberg, có thể thấy những ô cửa kiếng bị vỡ nát, những cánh cửa sổ cũ kỹ, những bức tường gạch nhuộm màu của năm tháng. Sự điêu tàn là ấn tượng ban đầu đập vào mắt. Những dấu vết của vụ hỏa hoạn hồi tháng 9-2015 tại chợ Đồng Xuân vẫn còn đó.
Có lẽ khu chợ được dựng lên trong khuôn viên của một hãng xưởng thời CHDC Đức. Sinh hoạt của trung tâm vẫn còn yên lặng, ít nhộn nhịp dẫu vào ngày cuối tuần. Chúng tôi không thấy các cậu thanh niên choai choai, đầu đinh, gốc Quảng Bình, Nghệ An tụ tập, chửi thề, la hét, đánh đấm như đã đọc đâu đó về “danh tiếng” của Đồng Xuân. Và cố quan sát cũng không thấy các cô gái trẻ đẩy xe nôi, tay dắt con đi “nườm nượp”. Đành tự nhủ, có lẽ còn sớm quá, bà con chưa ra chợ nhiều.
Những dãy nhà rộng lớn (Halle) nằm tọa lạc trong khuôn viên trung tâm. Người ta bán buôn đủ thứ hàng hóa từ sách báo, áo quần, thực phẩm đến những nhà hàng với các món ăn thuần túy của miền Bắc (hay đơn giản thuần Việt). Trên những bức tường, các thông tin tìm việc, bán hàng, tìm vợ, tìm chồng, làm giấy tờ được dán nhan nhản. Đây có lẽ là một khía cạnh sinh hoạt mang đậm tính chất cộng đồng, “luật bất thành văn”, chỉ tồn tại giữa những người Việt với nhau.
Vào trong một tiệm sách báo, thấy vô số các tạp chí bên nhà từ bao năm trước vẫn còn được bày bán. Chắc họ gởi theo từng container, sang đây dán giá 1-2 Euro. Đặc biệt các loại báo như “An ninh Thủ đô”, “Công an”, “Pháp luật”…được chuyển qua đường hàng không hàng tuần. Giữa một rừng tạp chí cũ, sách vở đủ loại, kiếm mãi cũng không ra một cuốn khá hay để mua. Chào ra về, chợt thấy ánh mắt hơi buồn của anh chủ tiệm.
Các gian hàng bán áo quần, túi xách muôn màu, đủ loại, được bày la liệt trên kệ, dưới đất. Trông qua cũng biết đó là những hàng chất lượng thấp, hàng nhái, giá rẻ. Nhưng có lẽ, các gian hàng bán thực phẩm, từ thịt cá, giò chả, rau quả đến gạo, bún, miến... đủ loại, là những nơi được bà con ghé nhiều nhất và bán chạy nhất. Mà ở đâu chẳng thế, ẩm thực luôn được ưu tiên hàng đầu!
Đi dạo khắp 7-8 dãy nhà của trung tâm. Để ý, lắng nghe những lời trò chuyện, tâm tình của những người làm việc nơi đây mới tạm hiểu phần nào cuộc sống bán buôn nhiều gian truân của họ. Cách thức kinh doanh tại đây khác xa với những trung tâm to lớn của người Việt tại Mỹ, tại Pháp, tại Anh… Chợt nhớ nhận xét của ai đó về hình thức mua bán của chợ Đồng Xuân tại quận Lichtenberg như là “một ốc đảo của chủ nghĩa tư bản sơ khai trong lòng chủ nghĩa tư bản phát triển”.
Đó là một cách mua bán, kinh doanh tự phát, không có qui củ, nề nếp hay được tổ chức bài bản. Đa số không được đào tạo đàng hoàng về kinh doanh. Âu đó cũng là điều dễ hiểu: đại đa số những người Việt làm ăn tại đây xuất thân từ thành phần đi hợp tác lao động tại CHDC Đức. Sau khi bức tường sụp đổ, kéo theo tương lai mù mịt của hàng chục ngàn người Việt tại Đông Đức, họ bị chính nhà nước Việt Nam bỏ rơi, tìm mọi cách ở lại Đức. Họ gặp nhiều bất lợi so với cộng đồng người Việt tỵ nạn ở phía Tây Đức trong việc hội nhập với xã hội bản xứ.
Bất lợi về ngôn ngữ cộng với trình độ học vấn bị giới hạn là những yếu tố quan trọng nhất, khiến cho người Việt sống ở phía Đông rất khó tìm kiếm việc làm trong các hãng xưởng Đức. Và cứu cánh sau cùng chính là mô hình kinh doanh, buôn bán với nhau. Khác với cộng đồng người Việt phía Tây, ra đi từ hai bàn tay trắng, nhằm thoát nạn cộng sản, thành công dễ dàng, hội nhập tốt vào xã hội Đức, những người Việt phía Đông rời bỏ Việt Nam vì lý do kinh tế hơn là chính trị. Đó cũng là sự khác biệt lớn, vô hình đã chia cắt, cản trở hai cộng đồng gần gũi, giao lưu với nhau.
Trong khuôn viên của chợ, thấy nhiều bích chương có hình cờ đỏ sao vàng, cả những biểu ngữ mừng ngày giải phóng Thủ đô… Có lẽ, chỉ ở những trung tâm thương mại ở Đông Âu mới có những hình ảnh như thế. Sự hiện diện của nhà cầm quyền Việt Nam tại chợ Đồng Xuân trong những dịp lễ lạt, mít tinh hay sự kiện quan trọng “được” cộng đồng tại đây chấp nhận. Những quan chức của chính phủ hay hệ thống báo chí trong nước vẫn thường ghé thăm hay đưa tin về chợ.
Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng từng xuất hiện trong dịp “Lễ hội 40 năm người Việt hội nhập và phát triển tại CHLB Đức” bên cạnh những quan chức Đức. Phía Việt Nam thổi phồng mô hình Đồng Xuân Center như một bước ngoặt, sự “đột phá” trong quá trình hội nhập thành công (?) của người Việt tại đây. Từ hình thức kinh doanh “sơ khai” được bộ máy tuyên truyền nâng lên thành “sáng tạo”, lớn, qui mô và “hiện đại” hay “chuyên nghiệp”!
Sau vài giờ đi chợ, không khó để tự rút ra kết luận hoàn toàn trái ngược với những nhận xét mang đậm hơi hướng chính trị và giả dối ấy.
Thật sự, chúng tôi không cảm thấy tự hào về mô hình chợ Đồng Xuân (đã được phóng đại hoá một cách quá đáng). Nhưng qua chuyến đi, chắc chắn một cảm xúc chân thành dành cho những đồng hương đang vất vả mưu sinh là điều quan trọng nhất. Bỏ đi yếu tố chính trị, giật dây của chính quyền trong nước nhằm lũng đoạn những sinh hoạt cộng đồng là những mảnh đời vất vả, cảm động, nhiều nước mắt của những người Việt tha hương, không thể hội nhập vào nước sở tại.
Dầu vậy, họ vẫn luôn cố gắng tìm mọi cách làm việc để sinh sống, để giúp cho chính gia đình, con cái tại Đức và ngay cả tại quê nhà. Chắc chắn có nhiều tồn đọng, bất ổn trong nội tình của chính trung tâm Đồng Xuân. Cũng có những cảnh đâm chém, giành giựt, làm ăn bất lương nhưng bên cạnh đó, vẫn còn nhiều người khó nhọc làm việc quần quật một cách lương thiện. Đó mới chính là sức sống của người Việt, bất chấp ý thức hệ chính trị, hoàn cảnh tha hương.
Rời Đồng Xuân Center, trong lòng nhiều cảm xúc trái ngược. Cô bạn nhắc khéo: “Anh để ý nha, ở nhà ga này, có cậu thanh niên người Việt kia thường đứng bán thuốc lá lậu”. “Chỗ kia là thánh địa của một cô gái trẻ. Cô ta lấp ló, đứng bán thuốc mọi ngày trong năm, bất chấp nắng, mưa hay tuyết trắng”. Đúng, đã nghe nhiều về chuyện này, kể cả những vụ thanh toán đẫm máu giữa các băng đảng Việt (ở phía Đông) tranh giành thị trường bán thuốc lá lậu. Cũng như “danh tiếng” về “nghề” trộm cắp của những người Việt mới đến Đức qua các ngả Nga, Ba Lan…
Tất cả càng làm hoen ố hình ảnh của người Việt di dân kinh tế.
Berlin, thành phố mang nhiều chứng tích lịch sử, của những lỗi lầm, ngu muội của con người mượn danh một ý thức hệ chính trị phi khoa học. Đằng sau sự cố gắng xóa bỏ những khoảng cách, những bất đồng giữa hai phía Tây và Đông, vẫn còn đó những cách biệt không nhỏ, tồn tại trong tâm tư, tình cảm của những con người tại thành phố này. Đối với cộng đồng người Việt tại đây, ở cả hai bên, cũng thế.
Một bức tường ảo tưởng vẫn còn tiếp tục tồn tại trong tâm thức của hai phía. Và một cách vô tình, nó tiếp tục chia cắt những người Việt với nhau. Sự bất đồng về ý thức hệ chính trị vẫn tiếp tục đè nặng lên mọi sinh hoạt của họ. Và chắc chắn, nếu không có một sự đổi thay tích cực trên phương diện chính trị tại Việt Nam, sự khác biệt giữa hai cộng đồng tại thành phố này vẫn sẽ tồn tại.
Sẽ không có nhu cầu qua lại, thông thương và chợ Đồng Xuân sẽ vẫn tiếp tục là chợ của những người Việt ra đi từ miền Bắc, của những người gần gũi với chế độ đương quyền mà những người phía Tây ngại ngùng, tránh nhắc đến! Cả hai cộng đồng cần phải nhìn ra đích đến chung của mọi người Việt là tương lai, là vận mệnh của quê hương!
Dân tộc Đức đã chứng minh cho thế giới thấy được sức mạnh của họ khi vượt qua nhiều trở ngại để trở thành một quốc gia thống nhất, một cường quốc trên thế giới. Dẫu nhiều vết thương của Chiến tranh Lạnh còn âm ỉ ngay tại Berlin nhưng sự hàn gắn vẫn tiếp diễn qua bao năm tháng. Mong lắm thay, một ngày không xa, sẽ không còn cộng đồng người Việt phía Đông hay phía Tây. Hoặc người Việt miền Nam hay miền Bắc.
Mà chỉ còn một khái niệm duy nhất: người Việt Nam. Và chỉ có một đất nước Việt Nam tự do, dân chủ và phồn thịnh mà mỗi chúng ta tự hào, cảm động khi nhắc đến!
Đi chợ Đồng Xuân nửa ngày nhưng nhiều cảm xúc vẫn cứ đeo đuổi mãi đến tận hôm nay!