TÂM HỒN Ở ĐÂU?!
- Thứ ba - 10/05/2016 14:54
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Chàng trai vùng biển Bắc lạnh lẽo hỏi người yêu, quê hương em có gì đặc sắc nhất, đẹp nhất? Bảo Linh trả lời, quê hương em có nhiều nơi rất đẹp, nhưng em thích nhất lặn biển ngắm san hô! Thế là chàng trai ấy hì hục đăng ký đi học lớp lặn biển để mùa hè này được ngắm những rạn san hô diệu kỳ ở một đất nước rất có thể sẽ thành ruột thịt với chàng!”.
Chiều 6-5-2016, đường cao tốc Kiev - Borispol nhộn nhịp khác thường. Có lẽ những chuyến đi dài sẽ bắt đầu cho ba ngày nghỉ lễ kỷ niệm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai (WW2), cuộc chiến mà không có tường thành Ukraine và Belorus thì không biết ngày nào mới là ngày kết thúc và cục diện thế giới hôm nay sẽ ra sao.
Bãi đỗ xe của sân bay Borispol đông nghẹt. Các xe phải xếp hàng vào bãi. Vào bãi rồi vẫn phải quay đi quay lại nhiều lần mới tìm ra chỗ đỗ. Mình và con gái lớn Bảo Linh xách va-li chạy vào sân bay trước, mặc kệ bố tìm chỗ đậu xe (tại chủ quan, cứ nghĩ ra sát giờ cũng không sao như mọi khi). Bảo Linh đã hẹn hò gặp bạn ở Istanbul, thành phố nghìn năm của nhiều nền văn minh nhân loại. Bố mẹ thì cố vớt vát những cơ hội được chăm bẵm con như thời con thơ bé nên nhất định đưa con ra sân bay. Ấy vậy mà suýt muộn! Mình dặn đi dặn lại, đến chỗ nào có wifi thì nhắn tin ngay về để mẹ biết.
Lúc 1 giờ đêm mình dậy, mở điện thoại, vẫn chưa có tin gì mới. Lúc gần 4 giờ sáng lại mở điện thoại, a đây rồi, hình cô bé đang thổi tung những cánh hoa bồ công anh đã hiện trên màn hình. Tin nhắn lúc quá nửa đêm, con đã về đến khách sạn, mọi việc tốt! Mình vui vẻ lật vài trang mạng, chợt đập vào mắt nhan đề của một bài báo “Rạn san hô khổng lồ ở Quảng Bình đã chết”. Mình gần như ngất xỉu.
Nếu các bạn đến chơi nhà mình, rất có thể các bạn sẽ bắt gặp những cuộc tranh luận gần như bất tận của hai đứa trẻ, Bảo Linh và Cún. Chủ đề vô cùng phong phú, từ lịch sử thế giới với các nền văn minh cho đến các nhân vật lỗi lạc, từ sự nhầm lẫn (không rõ cố ý hay vô tình) của Stalin giữa chủ nghĩa dân tộc cực đoan do Hitler khởi xướng với chủ nghĩa phát-xít của Musolini để đến nỗi bây giờ nói đến Đức quốc xã là người ta nhắc đến chủ nghĩa phát-xít, từ karma (luật nhân quả) có tồn tại hay không đến tâm hồn con người nếu có hiện hữu thì sẽ trú ngụ ở bộ phận nào trong cơ thể
Và cái chủ đề cuối cùng này hai đứa không tìm được tiếng nói chung nên kéo dài dai dẳng, lôi kéo cả mẹ và nhiều người khác cùng vào cuộc. Bảo Linh nói rằng, chắc chắn tâm hồn nằm ở trái tim vì tim cung cấp máu nuôi dưỡng mọi bộ phận cho cơ thể. Cún khăng khăng sử dụng kinh nghiệm cá nhân bảo rằng tâm hồn, nếu có, sẽ nằm ở vùng bụng gì đó, vì mỗi lần Cún lo lắng hay buồn vui, xúc động đều thấy bụng quặn đau, mẹ phải dùng túi chườm nước nóng mới khỏi đươc.
Mẹ không biết xử lý ra sao, đành bảo, tâm hồn nằm ở bộ não, vì não trạng con người mới là nơi chỉ định mọi nhận thức của ta. Bạn của Bảo Linh thì nói, tâm hồn nằm trong từng tế bào cơ thể, còn nhà khoa học tận bên Thụy Sĩ thì cố chứng minh bằng khoa học với Bảo Linh rằng làm gì có tâm hồn! Tóm lại, cái “tâm hồn” xem chừng chưa có ai giải thích được thấu đáo xem nó có tồn tại hay không và nếu có thì nó trú ngụ ở nơi nào trong cơ thể.
Bãi đỗ xe của sân bay Borispol đông nghẹt. Các xe phải xếp hàng vào bãi. Vào bãi rồi vẫn phải quay đi quay lại nhiều lần mới tìm ra chỗ đỗ. Mình và con gái lớn Bảo Linh xách va-li chạy vào sân bay trước, mặc kệ bố tìm chỗ đậu xe (tại chủ quan, cứ nghĩ ra sát giờ cũng không sao như mọi khi). Bảo Linh đã hẹn hò gặp bạn ở Istanbul, thành phố nghìn năm của nhiều nền văn minh nhân loại. Bố mẹ thì cố vớt vát những cơ hội được chăm bẵm con như thời con thơ bé nên nhất định đưa con ra sân bay. Ấy vậy mà suýt muộn! Mình dặn đi dặn lại, đến chỗ nào có wifi thì nhắn tin ngay về để mẹ biết.
Lúc 1 giờ đêm mình dậy, mở điện thoại, vẫn chưa có tin gì mới. Lúc gần 4 giờ sáng lại mở điện thoại, a đây rồi, hình cô bé đang thổi tung những cánh hoa bồ công anh đã hiện trên màn hình. Tin nhắn lúc quá nửa đêm, con đã về đến khách sạn, mọi việc tốt! Mình vui vẻ lật vài trang mạng, chợt đập vào mắt nhan đề của một bài báo “Rạn san hô khổng lồ ở Quảng Bình đã chết”. Mình gần như ngất xỉu.
Nếu các bạn đến chơi nhà mình, rất có thể các bạn sẽ bắt gặp những cuộc tranh luận gần như bất tận của hai đứa trẻ, Bảo Linh và Cún. Chủ đề vô cùng phong phú, từ lịch sử thế giới với các nền văn minh cho đến các nhân vật lỗi lạc, từ sự nhầm lẫn (không rõ cố ý hay vô tình) của Stalin giữa chủ nghĩa dân tộc cực đoan do Hitler khởi xướng với chủ nghĩa phát-xít của Musolini để đến nỗi bây giờ nói đến Đức quốc xã là người ta nhắc đến chủ nghĩa phát-xít, từ karma (luật nhân quả) có tồn tại hay không đến tâm hồn con người nếu có hiện hữu thì sẽ trú ngụ ở bộ phận nào trong cơ thể
Và cái chủ đề cuối cùng này hai đứa không tìm được tiếng nói chung nên kéo dài dai dẳng, lôi kéo cả mẹ và nhiều người khác cùng vào cuộc. Bảo Linh nói rằng, chắc chắn tâm hồn nằm ở trái tim vì tim cung cấp máu nuôi dưỡng mọi bộ phận cho cơ thể. Cún khăng khăng sử dụng kinh nghiệm cá nhân bảo rằng tâm hồn, nếu có, sẽ nằm ở vùng bụng gì đó, vì mỗi lần Cún lo lắng hay buồn vui, xúc động đều thấy bụng quặn đau, mẹ phải dùng túi chườm nước nóng mới khỏi đươc.
Mẹ không biết xử lý ra sao, đành bảo, tâm hồn nằm ở bộ não, vì não trạng con người mới là nơi chỉ định mọi nhận thức của ta. Bạn của Bảo Linh thì nói, tâm hồn nằm trong từng tế bào cơ thể, còn nhà khoa học tận bên Thụy Sĩ thì cố chứng minh bằng khoa học với Bảo Linh rằng làm gì có tâm hồn! Tóm lại, cái “tâm hồn” xem chừng chưa có ai giải thích được thấu đáo xem nó có tồn tại hay không và nếu có thì nó trú ngụ ở nơi nào trong cơ thể.
Mọi thứ cứ lửng lơ như vậy đến 4 giờ sáng hôm nay, khi mình đọc thông tin về rạn san hô ở Quảng Bình đã chết thì mình thấy hình như bạn Cún nhà mình có lý. Không hiểu sao bụng mình đau quặn, muốn ngất xỉu vì nỗi đau khủng khiếp làm mọi thứ quay đơ trong tầm suy nghĩ.
Nghĩ tới mùa hè năm nay Bảo Linh cùng bạn sẽ về thăm Việt Nam. Chàng trai vùng biển Bắc lạnh lẽo hỏi người yêu, quê hương em có gì đặc sắc nhất, đẹp nhất? Bảo Linh trả lời, quê hương em có nhiều nơi rất đẹp, nhưng em thích nhất lặn biển ngắm san hô (bọn mình đã cho các con lặn biển ngắm san hô ở Hòn Mun và ở Cù Lao Chàm)! Thế là chàng trai ấy hì hục đăng ký đi học lớp lặn biển để mùa hè này được ngắm những rạn san hô diệu kỳ ở một đất nước rất có thể sẽ thành ruột thịt với chàng!
Nhưng than ôi, 4 giờ sáng nay, mình không biết những rặng san hô quý giá ấy, món quà thiên nhiên chắt lọc hàng triệu năm ấy, món quà mà không phải đất nước ven biển nào cũng có ấy có còn tồn tại được đến bao giờ! Sự đau đớn này thật là tột cùng, thật là nghẹt thở. Tâm hồn ơi, ngươi ở đâu?