NGƯỜI VIỆT Ở CHÂU ÂU TRONG ĐÔI MẮT BÉ NHỎ CỦA TÔI
- Chủ nhật - 13/02/2022 01:29
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Mỗi người Việt lưu trú tại Châu Âu cũng đều là một chứng nhân của thời cuộc. Hơn hết cả, tôi cảm nhận được tình đồng bào gắn kết khăng khít, sự tương trợ trong huyết quản của từng người con nước Việt” - góc nhìn của tác giả Hòa Ái từ Hoa Kỳ về cộng đồng Việt ở Châu Âu thông qua những trải nghiệm tiếp xúc trong công việc với bà con.
Châu Âu là một châu lục với sự tưởng tượng thật là xa xôi, đẹp đẽ, sang trọng và rất “quý tộc”.
Tôi đã từng mơ tưởng về một Châu Âu như thế qua ký ức tuổi thơ với những thước phim tài liệu đen trắng về nước Pháp và một vài phim màu của Liên Xô, như “Hoàng Tử Muối”.
Kỷ niệm với người Việt ở Tây Âu
Người Việt ở Châu Âu đầu tiên mà tôi được gặp gỡ là cô L. Cô định cư tại Paris, Pháp Quốc từ thập niên 60 và cô dẫn người con trai út về thăm Việt Nam hồi năm 1995.
Chúng tôi gặp nhau trong chuyến du lịch “bình dân” tham quan cố đô Huế. Tuy chuyến đi thật ngắn ngủi có vài ngày, nhưng tôi học hỏi được từ cô những quan điểm và khái niệm về cuộc sống và xã hội rất mới lạ, khác biệt so với những gì tôi được học suốt 24 năm dưới mái trường tại Việt Nam, cố hương của cô L.
Tôi và cô L. giữ liên lạc và trở thành bạn bè thân thiết qua những email cùng postcard cô gửi tặng trong nhiều chuyến đi du lịch khác của cô. Tôi cũng đã đến Paris hồi năm 2003 thăm cô và được cô dẫn tham quan “Kinh đô Ánh sáng” của thế giới. Một chuyến đi đầu tiên đến Tây Âu thật nhiều thú vị.
Và thú vị nhất là khi tôi mò mẫm được đến địa chỉ nhà của cô L. ở Quận 13 thì trên cánh cửa có dán một tờ giấy nhỏ với dòng chữ: “Chào đón đến Paris. Chìa khóa ở dưới thảm. Tự nhiên như ở nhà. Chiều mai gặp con. Cô L.”. Đến khi gặp nhau, cô nói với tôi: “Con thấy gìn giữ tiếng mẹ đẻ có lợi lắm phải không? Tụi Tây đâu có đọc được Tiếng Việt nên mình không lo mất trộm”. Rồi, hai cô cháu cùng cười khà khà.
Cuộc sống với quá nhiều bộn bề của tôi không ngăn trở tình thương yêu quý mến của chúng tôi, dù một năm chỉ liên lạc một lần vào dịp Noel.
Cô L. bị bệnh Alzheimer và vào viện dưỡng lão. Cậu con trai út của cô báo tin cho tôi hay. Tôi thăm cô qua facetime. Nhưng cô đã không còn nhớ tôi nữa. Tôi rất muốn đến thăm cô, nhưng lần lựa mãi cũng chưa thể lên đường vì tôi cứ quay cuồng, tất bật vì công việc. Cuối mùa xuân năm 2020, cô L. từ giã cõi đời. Tôi cũng không thể đến dự đám tang vì đại dịch Coronavirus. Tôi rất tiếc nuối vì đã không trọn vẹn một chữ “tình” với người bạn tri kỷ của mình ở Châu Âu.
Bên cạnh cô L., tôi còn được duyên may kết nối với không ít người Việt sinh sống ở khắp các quốc gia tại Tây Âu, kể từ khi tôi bắt đầu công việc “phát thanh viên” ở RFA, một đài phát thanh được Quốc hội Hoa Kỳ tài trợ với sứ mệnh là kênh truyền thông “tiếng nói trung thực” của người dân Việt Nam.
Những cuộc trò chuyện, những lá thư tâm tình, những tin nhắn sẻ chia của cộng đồng người Việt ở Hà Lan, Phần Lan, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Đức, Bỉ, Anh Quốc... trong tròn một thập niên tôi cộng tác với Đài RFA khiến cho tôi có cảm tưởng một Châu Âu thật gần gũi và một ngày không xa, tôi sẽ được tao ngộ cùng nhiều người “bạn mới” - những người có bàn chân “Giao Chỉ” in dấu ở Châu Âu.
Kỷ niệm với người Việt ở Đông Âu
Ấn tượng đầu tiên của tôi về các xứ Đông Âu là tại một buổi làm việc cùng đồng nghiệp trong một công ty ở Mỹ, hồi năm 2002. Chúng tôi gồm 6 người, trong đó có 5 người đến từ các quốc gia thuộc khối “thiên đường XHCN” bao gồm Nga, Bosnia, Ba Lan, Mông Cổ và Việt Nam, người còn lại là “native American”.
Cả năm chúng tôi kể về cuộc sống ở mỗi nước “cộng sản” như thế nào.
Cô gái ở Nga nói về những ngày tháng tuổi thơ phải vào rừng tìm nấm trong tiết trời mùa đông băng giá để mang về nhà với hy vọng có được một bữa ăn với súp nấm nóng hổi cùng một lát bánh mì.
Cậu thanh niên ở Ba Lan kể về tuổi thơ cơ cực, nghèo khó cùng những bữa ăn với vụn bánh mì. Chàng trung niên đến từ Mông Cổ tâm tình rằng con vật mình yêu thích nhất là con ngựa (cũng là lẽ dĩ nhiên vì là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn). Nhưng anh chàng thú nhận rằng thật là buồn khi phải ăn thịt con vật mình yêu quý bởi vì không có thực phẩm khác để ăn.
Người phụ nữ ở Bosnia chia sẻ nỗi ám ảnh về cuộc chiến tranh ở cố quốc và đẩy cô vào tình trạng bị trở thành “tỵ nạn và di dân” đến Hoa Kỳ.
Còn tôi, nhớ về trận lụt năm 1979 ở vùng Mekong Delta - một trận lụt nặng nề kéo dài mấy tháng trời và rất nhiều người bị đói. Người dân quê tôi đói đến mức chiếc “cầu cá” (cầu xí công cộng ở các hồ nuôi cá vồ tại miền Tây - Việt Nam) bị nhện giăng tơ.
Chúng tôi cùng kể về quê hương của mình qua những câu chuyện như vậy và cùng phá lên cười mỗi khi mô tả bánh mì đen, trắng ra sao, thịt ngựa thơm ngon thế nào... và vẫn cùng mong mỏi một ngày về lại nơi sinh nhau cắt rốn, dù đã may mắn đến được Hoa Kỳ.
Người đồng nghiệp Mỹ trắng chỉ ngồi im lặng và lắng nghe chúng tôi, những người di dân xí xô xí xào thứ ngôn ngữ “broken English”. Ông hỏi: “Tại sao các bạn có thể cười vui về quá khứ đau buồn của mình như thế và vì sao các bạn không muốn sống cuộc sống mới đầy đủ vật chất và tự do tinh thần ở đây, mà lại muốn trở về nơi các bạn đã từng bỏ đi?”. Câu trả lời của chúng tôi dành cho ông: “Có lẽ chúng tôi không được sinh ra tại Mỹ như ông!”.
Còn người Việt ở Đông Âu thì mãi đến năm 2016 tôi mới được dịp trò chuyện với nhà báo Mạc Việt Hồng, ở Ba Lan. Thật tốt bụng, chị nhiệt tình giúp tôi những thông tin về người Việt Nam di dân và làm việc bất hợp pháp ở Ba Lan, những hoàn cảnh “về không được mà ở cũng chẳng xong”. Chị còn giúp cho một số bức hình sinh hoạt ở chợ của người Việt tại Ba Lan.
Năm năm sau, tôi mới liên lạc lại với chị Hồng và cũng tiếp tục nhờ chị giúp đỡ cho các thông tin cập nhật về tình trạng người Việt Nam di dân bất hợp pháp vào Châu Âu, nhân hai năm tưởng niệm biến cố 39 người Việt bị tử nạn trong xe container trên hành trình đến Anh với giấc mơ “đổi đời”.
Tôi đã từng mơ tưởng về một Châu Âu như thế qua ký ức tuổi thơ với những thước phim tài liệu đen trắng về nước Pháp và một vài phim màu của Liên Xô, như “Hoàng Tử Muối”.
Kỷ niệm với người Việt ở Tây Âu
Người Việt ở Châu Âu đầu tiên mà tôi được gặp gỡ là cô L. Cô định cư tại Paris, Pháp Quốc từ thập niên 60 và cô dẫn người con trai út về thăm Việt Nam hồi năm 1995.
Chúng tôi gặp nhau trong chuyến du lịch “bình dân” tham quan cố đô Huế. Tuy chuyến đi thật ngắn ngủi có vài ngày, nhưng tôi học hỏi được từ cô những quan điểm và khái niệm về cuộc sống và xã hội rất mới lạ, khác biệt so với những gì tôi được học suốt 24 năm dưới mái trường tại Việt Nam, cố hương của cô L.
Tôi và cô L. giữ liên lạc và trở thành bạn bè thân thiết qua những email cùng postcard cô gửi tặng trong nhiều chuyến đi du lịch khác của cô. Tôi cũng đã đến Paris hồi năm 2003 thăm cô và được cô dẫn tham quan “Kinh đô Ánh sáng” của thế giới. Một chuyến đi đầu tiên đến Tây Âu thật nhiều thú vị.
Và thú vị nhất là khi tôi mò mẫm được đến địa chỉ nhà của cô L. ở Quận 13 thì trên cánh cửa có dán một tờ giấy nhỏ với dòng chữ: “Chào đón đến Paris. Chìa khóa ở dưới thảm. Tự nhiên như ở nhà. Chiều mai gặp con. Cô L.”. Đến khi gặp nhau, cô nói với tôi: “Con thấy gìn giữ tiếng mẹ đẻ có lợi lắm phải không? Tụi Tây đâu có đọc được Tiếng Việt nên mình không lo mất trộm”. Rồi, hai cô cháu cùng cười khà khà.
Cuộc sống với quá nhiều bộn bề của tôi không ngăn trở tình thương yêu quý mến của chúng tôi, dù một năm chỉ liên lạc một lần vào dịp Noel.
Cô L. bị bệnh Alzheimer và vào viện dưỡng lão. Cậu con trai út của cô báo tin cho tôi hay. Tôi thăm cô qua facetime. Nhưng cô đã không còn nhớ tôi nữa. Tôi rất muốn đến thăm cô, nhưng lần lựa mãi cũng chưa thể lên đường vì tôi cứ quay cuồng, tất bật vì công việc. Cuối mùa xuân năm 2020, cô L. từ giã cõi đời. Tôi cũng không thể đến dự đám tang vì đại dịch Coronavirus. Tôi rất tiếc nuối vì đã không trọn vẹn một chữ “tình” với người bạn tri kỷ của mình ở Châu Âu.
Bên cạnh cô L., tôi còn được duyên may kết nối với không ít người Việt sinh sống ở khắp các quốc gia tại Tây Âu, kể từ khi tôi bắt đầu công việc “phát thanh viên” ở RFA, một đài phát thanh được Quốc hội Hoa Kỳ tài trợ với sứ mệnh là kênh truyền thông “tiếng nói trung thực” của người dân Việt Nam.
Những cuộc trò chuyện, những lá thư tâm tình, những tin nhắn sẻ chia của cộng đồng người Việt ở Hà Lan, Phần Lan, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Đức, Bỉ, Anh Quốc... trong tròn một thập niên tôi cộng tác với Đài RFA khiến cho tôi có cảm tưởng một Châu Âu thật gần gũi và một ngày không xa, tôi sẽ được tao ngộ cùng nhiều người “bạn mới” - những người có bàn chân “Giao Chỉ” in dấu ở Châu Âu.
Kỷ niệm với người Việt ở Đông Âu
Ấn tượng đầu tiên của tôi về các xứ Đông Âu là tại một buổi làm việc cùng đồng nghiệp trong một công ty ở Mỹ, hồi năm 2002. Chúng tôi gồm 6 người, trong đó có 5 người đến từ các quốc gia thuộc khối “thiên đường XHCN” bao gồm Nga, Bosnia, Ba Lan, Mông Cổ và Việt Nam, người còn lại là “native American”.
Cả năm chúng tôi kể về cuộc sống ở mỗi nước “cộng sản” như thế nào.
Cô gái ở Nga nói về những ngày tháng tuổi thơ phải vào rừng tìm nấm trong tiết trời mùa đông băng giá để mang về nhà với hy vọng có được một bữa ăn với súp nấm nóng hổi cùng một lát bánh mì.
Cậu thanh niên ở Ba Lan kể về tuổi thơ cơ cực, nghèo khó cùng những bữa ăn với vụn bánh mì. Chàng trung niên đến từ Mông Cổ tâm tình rằng con vật mình yêu thích nhất là con ngựa (cũng là lẽ dĩ nhiên vì là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn). Nhưng anh chàng thú nhận rằng thật là buồn khi phải ăn thịt con vật mình yêu quý bởi vì không có thực phẩm khác để ăn.
Người phụ nữ ở Bosnia chia sẻ nỗi ám ảnh về cuộc chiến tranh ở cố quốc và đẩy cô vào tình trạng bị trở thành “tỵ nạn và di dân” đến Hoa Kỳ.
Còn tôi, nhớ về trận lụt năm 1979 ở vùng Mekong Delta - một trận lụt nặng nề kéo dài mấy tháng trời và rất nhiều người bị đói. Người dân quê tôi đói đến mức chiếc “cầu cá” (cầu xí công cộng ở các hồ nuôi cá vồ tại miền Tây - Việt Nam) bị nhện giăng tơ.
Chúng tôi cùng kể về quê hương của mình qua những câu chuyện như vậy và cùng phá lên cười mỗi khi mô tả bánh mì đen, trắng ra sao, thịt ngựa thơm ngon thế nào... và vẫn cùng mong mỏi một ngày về lại nơi sinh nhau cắt rốn, dù đã may mắn đến được Hoa Kỳ.
Người đồng nghiệp Mỹ trắng chỉ ngồi im lặng và lắng nghe chúng tôi, những người di dân xí xô xí xào thứ ngôn ngữ “broken English”. Ông hỏi: “Tại sao các bạn có thể cười vui về quá khứ đau buồn của mình như thế và vì sao các bạn không muốn sống cuộc sống mới đầy đủ vật chất và tự do tinh thần ở đây, mà lại muốn trở về nơi các bạn đã từng bỏ đi?”. Câu trả lời của chúng tôi dành cho ông: “Có lẽ chúng tôi không được sinh ra tại Mỹ như ông!”.
Còn người Việt ở Đông Âu thì mãi đến năm 2016 tôi mới được dịp trò chuyện với nhà báo Mạc Việt Hồng, ở Ba Lan. Thật tốt bụng, chị nhiệt tình giúp tôi những thông tin về người Việt Nam di dân và làm việc bất hợp pháp ở Ba Lan, những hoàn cảnh “về không được mà ở cũng chẳng xong”. Chị còn giúp cho một số bức hình sinh hoạt ở chợ của người Việt tại Ba Lan.
Năm năm sau, tôi mới liên lạc lại với chị Hồng và cũng tiếp tục nhờ chị giúp đỡ cho các thông tin cập nhật về tình trạng người Việt Nam di dân bất hợp pháp vào Châu Âu, nhân hai năm tưởng niệm biến cố 39 người Việt bị tử nạn trong xe container trên hành trình đến Anh với giấc mơ “đổi đời”.
Rồi, tôi được chị Hồng giới thiệu kết nối với nhà báo Nguyễn Hoàng Linh, chủ bút tạp chí “Nhịp Cầu Thế Giới” (NCTG) ở Hungary. Và anh Hoàng Linh lại tiếp tục giới thiệu cho tôi kết nối với một vài nhà báo cùng những người bạn gốc Việt ở các quốc gia Đông Âu khác.
Ôi chao, tôi đúng là “ếch ngồi đáy giếng”! Một số người tôi được kết nối trong mùa hè năm 2021 đã là “bạn bè” trên Facebook của tôi nhiều năm. Nhà báo Hoàng Linh cũng thuộc số này. Vậy mà tôi chưa bao giờ liên lạc, cũng như không hề biết anh là chủ bút tờ NCTG mà thỉnh thoảng tôi có vào xem để theo dõi tin tức.
Tình thương yêu đồng bào gắn chặt
Nhờ vào sự giới thiệu và kết nối với cộng đồng người Việt ở Châu Âu, tôi cùng một đồng nghiệp là phóng viên Giang Nguyễn đã hoàn tất series phóng sự công phu gồm 7 phần (*) về tình trạng người Việt di cư bất hợp pháp đến Châu Âu.
Bởi vì đây là vấn đề thời sự “nóng bỏng” liên lục địa mà hậu quả rất khó lường như tù tội, nạn nhân buôn người, nô lệ lao động hay thậm chí mất mạng nên tôi được cơ hội lắng nghe chia sẻ của rất nhiều người liên quan và “trong cuộc”. Tôi cảm nhận dường như Châu Âu không còn mang vẻ đẹp cổ kính, trầm lắng, mỹ miều đối với tôi nữa mà trở thành một “miền đất hứa” đầy cam go khiến dân Việt phải đánh đổi quá nhiều khi đặt chân đến.
Tôi chưa có điều kiện để tìm hiểu nhiều hơn về cộng đồng Việt ở Châu Âu. Nhưng suốt thời gian với nhiều biến động về lịch sử và chính trị giữa hai khối “Tư bản - Cộng sản”, tôi hiểu rằng mỗi người Việt lưu trú tại Châu Âu cũng đều là một chứng nhân của thời cuộc.
Hơn hết cả, tôi cảm nhận được tình đồng bào gắn kết khăng khít, sự tương trợ trong huyết quản của từng người con nước Việt. Quan điểm mỗi người có thể khác nhau vì bối cảnh đất nước Việt Nam bị chia cắt trong một cuộc chiến tranh kéo dài, tuy nhiên, không vì thế mà họ dửng dưng khi hay tin về một, hai hay nhiều người Việt vừa mới đến.
Có thể, cộng đồng người Việt ở Châu Âu thưa thớt và rải rác hơn so với ở Mỹ nhưng nhiều câu chuyện tôi được nghe cho thấy họ luôn nghĩ về nhau và cũng đau đáu hướng lòng về quê nhà với sự trông mong đất nước Việt Nam sớm đổi thay giống như những gì đã và đang diễn ra tại Đông Âu.
Riêng tôi, rất trân quý và cảm kích tất cả những người Việt ở Châu Âu mà tôi có duyên gặp gỡ và trao đổi. Và cũng thật là cảm động khi tôi nhận được bức hình một nhà thờ với ánh đèn sáng hực lung linh, ấm áp vào dịp lễ Noel 2021, do nhà báo Hoàng Linh gửi tặng.
Bức hình này mang đến cho tôi niềm hy vọng tươi sáng cho dân tộc và quê hương Việt Nam. Và tôi cũng ao ước tạp chí NCTG cùng nhiều cơ quan báo đài, tổ chức truyền thông của người Việt tại Châu Âu luôn là ngọn nến lan tỏa ánh sáng văn minh, nhân bản về quê hương hình chữ “S”.
Xin được tri ân tấm lòng và sự tận tụy của bà con trong công việc chuyển tải thông tin để kết nối từng trái tim Việt. Cầu chúc quý vị thật nhiều sức khỏe để tiếp tục sứ mạng “nhân chứng lịch sử” cho đến một ngày con dân nước Việt được hội ngộ, trùng phùng để gây dựng “Ước mơ Việt Nam”.
Còn tôi, tôi cũng ấp ủ cho mình một hành trình đến Châu Âu bởi vì những lời hứa hẹn, trong đó có sự mong chờ của không ít người Việt “vô tổ quốc” nơi “thiên đường hạ giới”.
Ghi chú:
(*) Có thể theo dõi loạt bài ở đây: Phần 1. Phần 2. Phần 3. Phần 4. Phần 5. Phần 6. Phần 7.
(**) Tác giả là cựu PV đài RFA (Á Châu Tự Do), hiện là một chuyên viên dịch thuật sinh sống tại Washington D.C., Hoa Kỳ.