NGƯỜI GỐC VIỆT THAM GIA CỨU TRỢ TỴ NẠN TRUNG ĐÔNG
- Thứ bảy - 26/09/2015 17:29
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Từ những người tỵ nạn cụ thể thì tôi không thấy sợ hãi gì, tôi thấy sợ hơn từ những định kiến, phân biệt và bài xích thường gặp. Nhưng tôi tin rằng giá trị căn bản của xã hội Châu Âu đã và sẽ luôn luôn là đoàn kết và nhân ái” - thổ lộ của một tình nguyện viên gốc Việt tham gia trợ giúp người tỵ nạn Trung Đông.
Lời Tòa soạn: Trong số rất nhiều tình nguyện viên hỗ trợ người tỵ nạn tại Hungary trong thời gian qua, có một cái tên mà khi đọc trên báo chí, chúng ta có thể nghĩ tới dòng giống Việt Nam trong huyết quản cô - chị Diana Tuyết Lan Kosinová Nguyễn, Phát ngôn viên của Ủy ban Bác ái Xã hội - Caritas Brno.
Chị Diana Tuyết Lan Kosinová Nguyễn sinh năm 1978 ở Lodz (Ba Lan) trong gia đình cha người Việt, mẹ người Slovakia. Hiện chị sống ở Brno (Cộng hòa Czech) và mới đây, chị vừa cùng tổ chức của mình có mặt ở Hungary, Serbia và Croatia trực tiếp tham gia trợ giúp người tỵ nạn Trung Đông.
PV NCTG đã có một cuộc trao đổi thân mật với chị Diana Tuyết Lan Kosinová Nguyễn bằng tiếng Czech. Trân trọng giới thiệu tới độc giả những cảm nghĩ và chia sẻ của một nhân chứng gần gũi với người tỵ nạn trong thời gian qua. (NCTG)
*
NCTG: Chị có thể nói qua một chút về bản thân và Tổ chức của chị.
- Tôi sinh ở Ba Lan. Bố tôi là người Việt Nam, mẹ người Slovakia. Tôi lớn lên ở Slovakia và theo học ngành Triết, Mỹ thuật, Lịch sử Nghệ thuật tại Đại học Tổng hợp Komenský, Bratislava. Tôi có ba con. Tôi sống ở Brno đã 15 năm và 14 năm làm việc tại Ủy ban Bác ái Xã hội - Caritas Brno với vai trò là người phát ngôn, thời gian cuối, công việc của tôi liên quan tới việc giúp đỡ người tỵ nạn Trung Đông và các nước gần Châu Âu.
NCTG: Lần gần đây nhất chị tiếp xúc với người tỵ nạn khi nào và ở đâu? Điều kiện ở đó ra sao?
- Kinh nghiệm của tôi bắt đầu khi tôi tham gia giúp đỡ người tỵ nạn trên tàu hỏa ở nhà ga Breclav (biên giới Áo - Séc - ND). Những tuần cuối, tôi có mặt ở Hungary, Serbia và Croatia. Tôi trực tiếp chứng kiến thấy những đoàn người tỵ nạn ở Röszke, miền Nam Hungary, tiếp theo là ở Horgos, Serbia và Tovarnik, Croatia. Điều kiện ở những nơi này lúc đầu thật khủng khiếp, bởi vì mỗi ngày có đến hơn hai ngàn người đổ đến.
Họ bắt buộc phải ngủ trên nền đất, còn nước uống hay thức ăn thì hoàn toàn phụ thuộc vào những người tình nguyện hoặc các tổ chức thiện nguyện. Những ngày tiếp theo, tình hình có ổn định và được phối hợp tốt hơn, nhờ thế những sự giúp đỡ đến được với người tỵ nạn nhanh hơn và các cơ quan chính quyền cũng bắt đầu giải quyết việc phân chuyển người tỵ nạn, tránh được tình hình dồn đọng một chỗ.
NCTG: Những người tỵ nạn đến từ đâu? Chị nói chuyện với họ thế nào? Trong số họ có cả phụ nữ, nam giới và trẻ em?
- Đa số những người này từ Syria, nhưng tôi cũng gặp người từ Afghanistan, Iraq, Palestine, Pakistan. Tôi nói với họ bằng tiếng Anh, ít nhất trong một gia đình hoặc một nhóm cũng có một người nói được tiếng Anh, nhiều khi người đó là trẻ em. Tuy chiếm đa số là nam giới nhưng tôi cũng thấy không ít họ đi cả gia đình, các bà mẹ đi cùng con nhỏ, thậm chí thấy nhiều trẻ em được gia đình gửi đi lẻ.
NCTG: Chị có hỏi họ về nguyên nhân vì sao họ bỏ quê hương để ra đi? Chị có thể kể lại một trường hợp cụ thể của một người tỵ nạn cụ thể?
- Nguyên nhân là do chiến tranh xảy ra trên quê hương họ và sự vô vọng rằng tình hình sẽ khá hơn. Nhiều người bỏ chạy bởi mối đe dọa của tổ chức Nhà nước Hồi giáo từ các nhóm bạo lực địa phương hoặc những kháng chiến quân. Cho dù có là tỵ nạn vì kinh tế hay chiến tranh thì chung quy, lý do chỉ có một - ở lại với họ đồng nghĩa là chết.
Tôi nhớ tới một gia đình có năm trẻ em nhỏ người Kurd khi đó ở Röszke, tất cả đều mệt mỏi và tuyệt vọng đến mức họ đã tính đường quay lại. Người cha là giáo viên nhưng đã ba năm nay ông không được dạy học vì ở đó các trường học đã không hoạt động và trẻ em không thể tới trường. Nhà cửa cũng chẳng còn gì vì đã bị bom phá hủy vậy mà họ đã định trở về và nếu trở về thì chắc chắn nơi đó cái chết đang chờ họ.
Chúng tôi đã giúp họ vượt qua thất vọng và động viên họ tiếp tục lên đường. Thế rồi họ đi tiếp sang Thụy Điển, nơi có những họ hàng của họ.
Chị Diana Tuyết Lan Kosinová Nguyễn sinh năm 1978 ở Lodz (Ba Lan) trong gia đình cha người Việt, mẹ người Slovakia. Hiện chị sống ở Brno (Cộng hòa Czech) và mới đây, chị vừa cùng tổ chức của mình có mặt ở Hungary, Serbia và Croatia trực tiếp tham gia trợ giúp người tỵ nạn Trung Đông.
PV NCTG đã có một cuộc trao đổi thân mật với chị Diana Tuyết Lan Kosinová Nguyễn bằng tiếng Czech. Trân trọng giới thiệu tới độc giả những cảm nghĩ và chia sẻ của một nhân chứng gần gũi với người tỵ nạn trong thời gian qua. (NCTG)
*
NCTG: Chị có thể nói qua một chút về bản thân và Tổ chức của chị.
- Tôi sinh ở Ba Lan. Bố tôi là người Việt Nam, mẹ người Slovakia. Tôi lớn lên ở Slovakia và theo học ngành Triết, Mỹ thuật, Lịch sử Nghệ thuật tại Đại học Tổng hợp Komenský, Bratislava. Tôi có ba con. Tôi sống ở Brno đã 15 năm và 14 năm làm việc tại Ủy ban Bác ái Xã hội - Caritas Brno với vai trò là người phát ngôn, thời gian cuối, công việc của tôi liên quan tới việc giúp đỡ người tỵ nạn Trung Đông và các nước gần Châu Âu.
NCTG: Lần gần đây nhất chị tiếp xúc với người tỵ nạn khi nào và ở đâu? Điều kiện ở đó ra sao?
- Kinh nghiệm của tôi bắt đầu khi tôi tham gia giúp đỡ người tỵ nạn trên tàu hỏa ở nhà ga Breclav (biên giới Áo - Séc - ND). Những tuần cuối, tôi có mặt ở Hungary, Serbia và Croatia. Tôi trực tiếp chứng kiến thấy những đoàn người tỵ nạn ở Röszke, miền Nam Hungary, tiếp theo là ở Horgos, Serbia và Tovarnik, Croatia. Điều kiện ở những nơi này lúc đầu thật khủng khiếp, bởi vì mỗi ngày có đến hơn hai ngàn người đổ đến.
Họ bắt buộc phải ngủ trên nền đất, còn nước uống hay thức ăn thì hoàn toàn phụ thuộc vào những người tình nguyện hoặc các tổ chức thiện nguyện. Những ngày tiếp theo, tình hình có ổn định và được phối hợp tốt hơn, nhờ thế những sự giúp đỡ đến được với người tỵ nạn nhanh hơn và các cơ quan chính quyền cũng bắt đầu giải quyết việc phân chuyển người tỵ nạn, tránh được tình hình dồn đọng một chỗ.
NCTG: Những người tỵ nạn đến từ đâu? Chị nói chuyện với họ thế nào? Trong số họ có cả phụ nữ, nam giới và trẻ em?
- Đa số những người này từ Syria, nhưng tôi cũng gặp người từ Afghanistan, Iraq, Palestine, Pakistan. Tôi nói với họ bằng tiếng Anh, ít nhất trong một gia đình hoặc một nhóm cũng có một người nói được tiếng Anh, nhiều khi người đó là trẻ em. Tuy chiếm đa số là nam giới nhưng tôi cũng thấy không ít họ đi cả gia đình, các bà mẹ đi cùng con nhỏ, thậm chí thấy nhiều trẻ em được gia đình gửi đi lẻ.
NCTG: Chị có hỏi họ về nguyên nhân vì sao họ bỏ quê hương để ra đi? Chị có thể kể lại một trường hợp cụ thể của một người tỵ nạn cụ thể?
- Nguyên nhân là do chiến tranh xảy ra trên quê hương họ và sự vô vọng rằng tình hình sẽ khá hơn. Nhiều người bỏ chạy bởi mối đe dọa của tổ chức Nhà nước Hồi giáo từ các nhóm bạo lực địa phương hoặc những kháng chiến quân. Cho dù có là tỵ nạn vì kinh tế hay chiến tranh thì chung quy, lý do chỉ có một - ở lại với họ đồng nghĩa là chết.
Tôi nhớ tới một gia đình có năm trẻ em nhỏ người Kurd khi đó ở Röszke, tất cả đều mệt mỏi và tuyệt vọng đến mức họ đã tính đường quay lại. Người cha là giáo viên nhưng đã ba năm nay ông không được dạy học vì ở đó các trường học đã không hoạt động và trẻ em không thể tới trường. Nhà cửa cũng chẳng còn gì vì đã bị bom phá hủy vậy mà họ đã định trở về và nếu trở về thì chắc chắn nơi đó cái chết đang chờ họ.
Chúng tôi đã giúp họ vượt qua thất vọng và động viên họ tiếp tục lên đường. Thế rồi họ đi tiếp sang Thụy Điển, nơi có những họ hàng của họ.
NCTG: Khi tiếp xúc với những người tỵ nạn chị có sợ không? Chị có ý nghĩ rằng đó là những kẻ khủng bố? Rằng họ là thành viên của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS)?
- Từ những người tỵ nạn cụ thể thì tôi không thấy sợ hãi gì, tôi thấy sợ hơn từ những định kiến, phân biệt và bài xích thường gặp. Giờ thì tôi có một lo lắng là liệu người dân Châu Âu chúng ta có đủ khả năng để lo giúp cho từng ấy con người, nhưng tôi tin rằng giá trị căn bản của xã hội Châu Âu đã và sẽ luôn luôn là đoàn kết và nhân ái.
Theo quan điểm của tôi thì lý do sợ rằng trong số người tỵ nạn sẽ có những kẻ khủng bố trà trộn để không tiếp nhận bất cứ người tỵ nạn nào hoàn toàn không đúng. Những người tỵ nạn mà tôi từng gặp và chứng kiến hầu hết đều gần như đã kiệt quệ, họ luôn sợ hãi và khi nhận được giúp đỡ, họ biết ơn bất cứ sự cảm thông nhỏ nào.
NCTG: Theo chị thì có những vấn nạn lớn nào trong khủng hoảng tỵ nạn hiện nay?
- Vấn nạn lớn nhất tôi thấy đó là chưa giải quyết được gốc gác và nguyên nhân tại sao họ phải ra đi và bỏ lại chính quê hương của mình; chúng ta mới chỉ đang giải quyết hậu quả của vấn nạn di dân. Một vấn đề nữa là tại những quốc gia trung chuyển, người tỵ nạn được cung cấp quá ít hoặc gần như không được cung cấp thông tin.
Người tỵ nạn nhiều khi không biết chính xác họ đang ở đâu, điều gì có thể xảy ra với họ và cảnh sát địa phương sẽ làm gì với họ? Từ đó càng làm tăng những đối nghịch và dẫn đến sự không hiểu biết lẫn nhau.
NCTG: Chị có liên tưởng gì khi nghe nói tới làn sóng tỵ nạn Việt Nam (thuyền nhân) những năm sau chiến tranh 1975?
- Tất nhiên có, lịch sử và kinh nghiệm của hàng ngàn người tỵ nạn Việt Nam bỏ chạy khỏi chiến tranh một phần nào cũng thúc giục tôi tham gia giúp đỡ và cố làm những gì có thể trong khả năng của mình để giảm bớt khó khăn của những người đang trên đường chạy trốn. Chỉ trong năm nay, để tìm được đến bến bờ Châu Âu, đã có hàng chục ngàn người bị chết, trong đó có rất nhiều phụ nữ và trẻ em.
Không thể nhắm mắt trước hiện trạng như vậy. Những dòng người tỵ nạn không dừng tìm đến và vẫn đang gõ cửa chúng ta, theo tôi cần phải đối mặt để giải quyết và tìm giải pháp tích cực cho việc hội nhập những con người này.
NCTG: Chị có muốn nhắn gửi gì tới bạn đọc người Việt?
- Trong và sau thời gian xảy ra chiến tranh Việt Nam, các nước Châu Âu đã là nơi cưu mang hơn 1,2 triệu người Việt.
Tôi tin rằng những người tỵ nạn Trung Đông hiện nay cũng xứng đáng nhận được cơ hội như vậy. Tôi không nói rằng sẽ không có vấn đề hay không có khó khăn, hoặc không có những nguy hiểm khác đe dọa, nhưng nếu những người này dám đánh đổi mạng sống của mình để đi tìm một nơi hòa bình và an toàn cho cuộc sống thì việc chúng ta chìa bàn tay giúp đỡ họ cũng rất đáng làm.
NCTG: Chân thành cám ơn những tâm sự của chị!