LẠC QUAN GIỮA MÙA DỊCH
- Thứ năm - 09/04/2020 03:56
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Cuộc sống này, tuyệt nhiên ta không thể luôn luôn bước đi trên thảm hồng và chỉ đón duy điều tốt đẹp, nhưng ta có thể tiếp nhận những điều không may mắn với một thái độ tích cực”.
- Em nghỉ bán hàng chưa? - Anh trai ở Việt Nam gọi sang hỏi.
- Dạ chưa
- Ủa, sao anh nghe mày bảo đóng quầy mà cứ chưa hoài là sao?
- Hihi “You” biết không, ở Hungary vừa có bài hát do 44 nghệ sĩ thực hiện nhằm cám ơn tinh thần của những người đang làm việc vì cộng đồng, trong đó không chỉ có đội ngũ y tế mọi tuyến mà có cả các nhân viên bán hàng tại các cửa hàng thực phẩm nữa đó hihi.
Nói đến đây, ông anh vốn khó tính bỗng gật đầu, “ừ, đồng ý, thế làm tiếp đi”.
Có thể nhiều người bạn của tôi đang khó hiểu cuộc hội thoại, nhưng chuyện là thế này.
Giống như nhiều người Việt khác, gia đình tôi cũng sở hữu các cơ sở kinh doanh tại Budapest, trong đó có cửa hàng tạp hóa, một trong những dạng được phép tiếp tục hoạt động giữa tình hình dịch bệnh.
Đối mặt với nguy cơ nhiễm Corona, một chủng virus không có quốc tịch, không cần hộ chiếu cũng hiên ngang “nhập cảnh” tới biết bao quốc gia, vùng lãnh thổ, khó có thể nói là không lo sợ.
Mẹ và anh rể đã quyết định nghỉ làm từ hơn hai tuần nay, ở nhà vì an toàn gia đình, trong đó có hai đứa nhỏ của anh chị. Chị gái và tôi lựa chọn vẫn mở cửa hàng tạp hóa và ở lại cách ly tại quầy.
- Dạ chưa
- Ủa, sao anh nghe mày bảo đóng quầy mà cứ chưa hoài là sao?
- Hihi “You” biết không, ở Hungary vừa có bài hát do 44 nghệ sĩ thực hiện nhằm cám ơn tinh thần của những người đang làm việc vì cộng đồng, trong đó không chỉ có đội ngũ y tế mọi tuyến mà có cả các nhân viên bán hàng tại các cửa hàng thực phẩm nữa đó hihi.
Nói đến đây, ông anh vốn khó tính bỗng gật đầu, “ừ, đồng ý, thế làm tiếp đi”.
Có thể nhiều người bạn của tôi đang khó hiểu cuộc hội thoại, nhưng chuyện là thế này.
Giống như nhiều người Việt khác, gia đình tôi cũng sở hữu các cơ sở kinh doanh tại Budapest, trong đó có cửa hàng tạp hóa, một trong những dạng được phép tiếp tục hoạt động giữa tình hình dịch bệnh.
Đối mặt với nguy cơ nhiễm Corona, một chủng virus không có quốc tịch, không cần hộ chiếu cũng hiên ngang “nhập cảnh” tới biết bao quốc gia, vùng lãnh thổ, khó có thể nói là không lo sợ.
Mẹ và anh rể đã quyết định nghỉ làm từ hơn hai tuần nay, ở nhà vì an toàn gia đình, trong đó có hai đứa nhỏ của anh chị. Chị gái và tôi lựa chọn vẫn mở cửa hàng tạp hóa và ở lại cách ly tại quầy.
Rõ ràng, hàng ngày, hai chị em tiếp xúc với hàng trăm người ra vào quầy. Các giọt bắn từ người nhiễm bệnh có thể lưu lại hàng giờ trên các đồ vật hay trong không khí. Hơn nữa, mỗi sáng thức dậy, không giống với Việt Nam, Hungary hay nhiều nước Châu Âu, Mỹ khác, ngoài sự thay đổi của số ca nhiễm, khỏi bệnh, tử vong, đang cách ly, tuyệt nhiên không hề rõ mồn một thông tin bệnh nhân, nơi ở, hành trình.
Chính phủ đặc biệt bảo mật thông tin người bệnh vì nhiều lý do tôi nghĩ là liên quan đến pháp luật, văn hóa. “Ở đây ai lại ai đi cũng chịu. Có khi hàng xóm bị cũng chẳng biết” - Tôi với đứa bạn du học sinh ở Nga trêu nhau. Tôi cho đây là sự khác biệt, không bàn đến đúng sai, hợp lý, tôi nghĩ mình ở đâu thì nên tôn trọng những nguyên tắc của nước đó.
Với thực tế này, khả năng lây nhiễm không thể nói là không có, dù vẫn khẩu trang kèm kính bảo hộ, vẫn găng tay và sát trùng đều đặn. Hai chị em nhiều lần đặt câu hỏi “đóng hay mở”. “Thôi nốt tuần này đóng nhé” - Chị nói. Tôi bảo: “Oke, để em in giấy thông báo dán cho khách hàng biết”.
Nhưng khi hay tin quầy sẽ đóng cửa tạm thời, người dân quanh đây bày tỏ mong muốn rằng trong thời gian này, họ sẽ chẳng thể đi đâu xa để mua hàng, họ rất cần mình ở lại cùng họ dù biết tình hình phức tạp hàng ngày.
Tôi tự hỏi: “Mỗi ngày mình tiếp xúc nhiều người hơn chính khách hàng đến mua, sao họ không sợ mình mà mình lại sợ”. Suy nghĩ đó khiến hai chị em lập tức chấp nhận rủi ro. Và cốt hơn cả là tình cảm và niềm tin mà khách hàng dành cho, chính là món quà vô giá mà cả hai nhận được.
Cuộc sống này, tuyệt nhiên ta không thể luôn luôn bước đi trên thảm hồng và chỉ đón duy điều tốt đẹp, nhưng ta có thể tiếp nhận những điều không may mắn với một thái độ tích cực.
Đúng vậy, thay vì nghĩ mọi kế hoạch học tập và khám phá Châu Âu của tôi bị trì hoãn, tôi lại thấy mình như là một phần của lịch sử, được là một phần của thế hệ đang làm việc vì cộng đồng, cụ thể hơn là được phục vụ những nhu cầu thiết yếu cho người dân quanh vùng - những người luôn tin tưởng cửa hàng nhỏ để lui tới mỗi ngày giữa mùa dịch bệnh.
Thay vì nhìn vào số ca nhiễm, tử vong tăng dần và hoảng loạn, tôi chuyển sang nhìn vào những biện pháp mà chính quyền Hungary đã và đang làm để kiểm soát dịch bệnh như: cấm nhập cảnh vô thời hạn đối với người nước ngoài, ban bố lệnh hạn chế ra đường (trong đó có quy định 9-12 giờ chỉ người trên 65 tuổi được phép đi đến các cơ sở bán thực phẩm, hiệu thuốc,...).
Tôi cũng để tâm tới các biện pháp hỗ trợ kinh tế mà chính phủ Hungary tuyên bố, hay khoản tiền “thưởng” 500.000 Forint/người cho đội ngũ các nhân viên y tế, các hộ lý và nhân viên y tế có chuyên môn sẽ được tăng lương 20% vào tháng 11-2020.
Dù mọi đường đi nước bước của chính phủ vẫn luôn phải nhận phản đối, chỉ trích của chính quyền địa phương hay sự hoài nghi của người dân - một tập quán rất bình thường ở các quốc gia dân chủ - nhưng không phải các nhà chức trách cấp cao ngồi yên và không làm gì cả, như có người lầm tưởng.
Thay vì hoang mang vì Hungary ghi nhận đã có một người Việt bị nhiễm bệnh, đến giờ vẫn chưa biết là ai, tôi nhìn vào loạt tin tức về tấm lòng cao cả của cộng đồng Việt đang sinh sống ở Hungary.
Từ khắp mọi nơi, tỉnh thành đến thủ đô Budapest, từ cá nhân đến tập thể, mọi người liên tục ủng hộ cả hiện kim lẫn hiện vật như khẩu trang, nước rửa tay, găng tay... cho các cơ sở y tế, các địa phương mà mỗi người đang sống và làm việc nhằm góp phần nhỏ chung tay đẩy lùi đại dịch.
Thay vì nghĩ buồn chán vì cách ly ở lại quầy không được gần người thân, tôi dành thời gian buổi sáng hàng ngày đi từ nhà đến quầy để dậy sớm, pha một tách cà phê thơm rồi thưởng thức bữa sáng trước khi làm việc, dành thời gian mỗi tối đi từ cửa hàng về nhà vào rèn luyện, đọc thêm tin tức, báo chí, sách vở.
Thay vì ở lại quầy ăn uống bữa được bữa mất, không như trước đây, ngày nào về nhà cũng có cơm ngon canh ngọt mẹ nấu, chị nấu, thì chúng tôi lại tranh thủ tuần hai lần, mang ngược những đồ dùng cần thiết về nhà cho mẹ. Nhìn nhau từ hàng rào, mẹ liên hồi vẫy tay chào qua cửa sổ, hai đứa nhỏ nhanh nhảu “bắn tim” cho Mẹ và cho Dì, tôi thấy ấm áp và ngọt ngào hơn thảy.
Nhiều khi bật cười, một đứa nhỏ 24 tuổi đầu, ngồi một góc xó xỉnh, mắt nhìn chưa rộng, đầu học chưa sâu, thiếu hiểu sự đời nhưng có suy nghĩ, Coronavirus khiến thế giới hơn 7 tỷ người cùng chung một chiến tuyến.
Sau những bất bình về phân biệt khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi tên con virus là “virus Trung Quốc”, hay sự tranh giành các vật dụng y tế lúc cấp bách, các nước không kể giàu nghèo, đang phát triển hay đã phát triển đều đang và rồi sẽ có những biện pháp hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau chiến thắng cuộc chiến mang tên Corona.
Mọi người sẽ lại ra đường, bắt đầu một ngày mới với tâm thế nhẹ nhàng.