ĐẤT NƯỚC ĐẸP VÔ CÙNG SAO CỨ PHẢI RA ĐI?
- Thứ bảy - 09/04/2022 19:30
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Người nhà của họ ở quê hương có biết mỗi một đồng tiền họ kiếm ra nơi đất khách đều thấm đẫm mồ hôi, máu xương có khi đánh đổi bằng cả tính mạng của mình không nhỉ?”.
Buổi sáng sớm hôm ấy có mấy người đứng cạnh cổng Sứ quán Việt Nam tại Matxcơva chờ mở cửa.
Trong số đó có một bà cụ người Nga vẻ phúc hậu, tay bế một bé gái Việt Nam chừng hơn hai tuổi mắt đen láy, trông rất dễ thương.
Hỏi chuyện thì mới biết bà chỉ là người nhận trông bé gái này nhưng đã rất lâu rồi mẹ cháu không đến thăm, bà gọi điện thoại hoài cũng không thấy mẹ cháu nhấc máy. Bà nghẹn ngào kể:
- Mẹ cháu bé gửi cho tôi trông từ khi bé mới bảy tháng, đến giờ cũng hơn hai năm rồi. Lúc đầu thì mẹ cháu gửi ở nhà tôi từ sáng và tối muộn đón về, nhưng sau đó vì bận quá mẹ cháu gửi luôn tại nhà tôi, có khi một hai tuần mới ghé thăm con.
- Cô ấy chỉ có một mình sao? Bố cháu bé đâu?
Bà lắc đầu:
-Thấy cô ấy bảo bé không có bố, nhưng cô ấy thương con ghê lắm, lần nào đến cũng mang rất nhiều thực phẩm, đường sữa cho hai bà cháu, chơi với con một lát, ôm hôn con khóc rồi vội vã đi về. Suốt hai năm qua lúc nào cô ấy cũng gửi tiền thù lao đầy đủ cho tôi.
Nhưng đã gần ba tháng nay tôi không thấy cô ấy đến, tôi sốt ruột quá, gọi điện nhiều lần không liên lạc được, không hiểu cô ấy có chuyện gì không. Mà tôi cũng hết tiền rồi, tôi chỉ là bà lão về hưu thôi, tôi đã vét đến đồng tiền cuối cùng để nuôi cháu. Mọi người mách tôi mang thử cháu lên Sứ quán Việt Nam may ra có người biết để tìm mẹ cho cháu.
- Bà có ảnh của cô ấy không? Tên tuổi hay giấy tờ gì đó?
- Không có, tôi chỉ biết cô ấy tên Lan hay Lam, khoảng gần ba mươi tuổi...
Cô ấy không nói được tiếng Nga mấy, nhưng tôi hiểu là cô ấy sang đây du lịch và ở lại đi bán hàng thuê ở đâu đó.
Tôi lo lắm, không hiểu cô ấy mất tích hay có chuyện gì. Tôi muốn lên đây nhờ Sứ quán Việt Nam nhắn tin, đăng ảnh cháu để tìm giúp mẹ cháu, hoặc nếu có ai là người quen biết cô ấy hãy nhận cháu bé về nuôi giúp vì tôi không đủ tiền nuôi cháu, dù tôi cũng thương cháu lắm...
Bà cụ nói mà rớm rớm nước mắt.
Đứa bé gái lẫm chẫm chạy quanh,chốc chốc lại xà vào lòng bà cụ, xem ra bé rất quấn bà, tình cảm như hai bà cháu ruột.
Bẵng đi một thời gian mình có việc lên Sứ quán, vẫn thấy trên bảng thông tin đăng ảnh cháu bé, nhưng mẹ cháu cũng không đến nhận cháu, cũng không có người Việt Nam nào là người quen đến nhận cháu cả.
Trong số đó có một bà cụ người Nga vẻ phúc hậu, tay bế một bé gái Việt Nam chừng hơn hai tuổi mắt đen láy, trông rất dễ thương.
Hỏi chuyện thì mới biết bà chỉ là người nhận trông bé gái này nhưng đã rất lâu rồi mẹ cháu không đến thăm, bà gọi điện thoại hoài cũng không thấy mẹ cháu nhấc máy. Bà nghẹn ngào kể:
- Mẹ cháu bé gửi cho tôi trông từ khi bé mới bảy tháng, đến giờ cũng hơn hai năm rồi. Lúc đầu thì mẹ cháu gửi ở nhà tôi từ sáng và tối muộn đón về, nhưng sau đó vì bận quá mẹ cháu gửi luôn tại nhà tôi, có khi một hai tuần mới ghé thăm con.
- Cô ấy chỉ có một mình sao? Bố cháu bé đâu?
Bà lắc đầu:
-Thấy cô ấy bảo bé không có bố, nhưng cô ấy thương con ghê lắm, lần nào đến cũng mang rất nhiều thực phẩm, đường sữa cho hai bà cháu, chơi với con một lát, ôm hôn con khóc rồi vội vã đi về. Suốt hai năm qua lúc nào cô ấy cũng gửi tiền thù lao đầy đủ cho tôi.
Nhưng đã gần ba tháng nay tôi không thấy cô ấy đến, tôi sốt ruột quá, gọi điện nhiều lần không liên lạc được, không hiểu cô ấy có chuyện gì không. Mà tôi cũng hết tiền rồi, tôi chỉ là bà lão về hưu thôi, tôi đã vét đến đồng tiền cuối cùng để nuôi cháu. Mọi người mách tôi mang thử cháu lên Sứ quán Việt Nam may ra có người biết để tìm mẹ cho cháu.
- Bà có ảnh của cô ấy không? Tên tuổi hay giấy tờ gì đó?
- Không có, tôi chỉ biết cô ấy tên Lan hay Lam, khoảng gần ba mươi tuổi...
Cô ấy không nói được tiếng Nga mấy, nhưng tôi hiểu là cô ấy sang đây du lịch và ở lại đi bán hàng thuê ở đâu đó.
Tôi lo lắm, không hiểu cô ấy mất tích hay có chuyện gì. Tôi muốn lên đây nhờ Sứ quán Việt Nam nhắn tin, đăng ảnh cháu để tìm giúp mẹ cháu, hoặc nếu có ai là người quen biết cô ấy hãy nhận cháu bé về nuôi giúp vì tôi không đủ tiền nuôi cháu, dù tôi cũng thương cháu lắm...
Bà cụ nói mà rớm rớm nước mắt.
Đứa bé gái lẫm chẫm chạy quanh,chốc chốc lại xà vào lòng bà cụ, xem ra bé rất quấn bà, tình cảm như hai bà cháu ruột.
Bẵng đi một thời gian mình có việc lên Sứ quán, vẫn thấy trên bảng thông tin đăng ảnh cháu bé, nhưng mẹ cháu cũng không đến nhận cháu, cũng không có người Việt Nam nào là người quen đến nhận cháu cả.
Bà cụ vẫn tiếp tục nuôi bé thêm một thời gian nhưng vì kinh tế khó khăn quá nên bà phải gửi cháu vào trại trẻ mồ côi.
Nhưng rồi nhớ thương cháu nên tuần nào bà cũng lên thăm, cứ mỗi lần bà lên là con bé cuống quít nhào ra, hai bà cháu lại ôm nhau khóc sướt mướt, bé cứ quấn chặt lấy bà cụ không rời, miệng gọi: “Bà ơi, đừng về, đừng bỏ con, bà ơi!”.
Bà cụ đau lòng quá, lần nào đi thăm cháu về bà cũng không ngủ được vì ám ảnh cái nhìn tha thiết của bé. Rồi bà quyết định nhận lại cháu về, làm người bảo trợ cháu. Nhưng tuổi bà đã cao, lương hưu lại thấp, cháu bé lại không có giấy tờ thì rất khó được nhận nuôi bé.
Bà quyết định bán đi tài sản duy nhất là căn hộ một phòng ở ngoại ô Matxcơva và trải qua bao thủ tục rắc rối bà mới xin được quyền hợp pháp nuôi cháu bé. Hai bà cháu về miền quê xa xôi mua một căn nhà nhỏ sinh sống.
Chẳng biết mẹ cháu còn hay đã mất, cô ấy đã bị trấn lột, cướp bóc, đánh đập, hãm hiếp trong một lần đi lấy hàng, bị vùi xác ở một cánh rừng mênh mông hay chìm trong một dòng sông băng giá nào đó của nước Nga?
Mà có thể nước Nga chỉ là nơi trung chuyển để cô sang nước thứ ba như Đức, Anh, Pháp...
Rồi cô ấy đã lưu lạc nơi đâu?
Chắc cô chẳng nỡ bỏ đứa con dứt ruột đẻ ra nhưng trên vạn nẻo đường mưu sinh ở xứ người, nhất là những người cư trú bất hợp pháp, có ai biết được chuyện gì đã xảy ra?
Người nhà của họ ở quê hương có biết mỗi một đồng tiền họ kiếm ra nơi đất khách đều thấm đẫm mồ hôi, máu xương có khi đánh đổi bằng cả tính mạng của mình không nhỉ?
Những chuyện người Việt mưu sinh bỏ xác, mất tích nơi xứ người không phải là hiếm, rất nhiều số phận đắng cay như vậy. Có ai đã từng làm một số liệu thống kê về những mảnh đời như thế?
Có hàng triệu lý do để rời nước ra đi và có hàng triệu lý do để ở lại.
Ai cũng có những lý do, những nỗi niềm và chỉ có mình mới hiểu mà thôi.
(*) Chuyện xảy ra vào những năm trước 2000. Viết nhân chuyện buồn về những cái chết thảm khốc trên xe container ở Anh.