30 năm “Diễn đàn Praha”: HOÀI NHỚ VÀ NAO LÒNG...
- Thứ bảy - 03/10/2020 06:39
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Những dòng chữ của một nền báo chí tự do, độc lập mới phôi thai, của hồn Việt và của tâm tình người xa xứ, nhưng vẫn đau đáu về quê hương...”.
Đừng gửi báo đến nơi tôi nữa nhé
Từ hôm nay xin tạm phải xa nhau
Chào “Thời mới”, “Diễn đàn”, “Điểm tin báo chí”
Tôi trở về quê mẹ với niềm đau.
(Atakdale, “Diễn đàn Praha” số 20, 1991)
2020, báo chí Trung Âu nhắc nhiều tới những sự kiện 30 năm trước.
Ở Hungary, kỷ niệm 30 năm nước này có lại được một cuộc bầu cử tự do và dân chủ, sau hơn bốn thập niên “đứt quãng”. “Thế thôi, đủ rồi” là lời của Fodor Gábor - sáng lập viên Liên đoàn Thanh niên Dân chủ (FIDESZ) hội tụ các chàng trai cô gái trẻ khi ấy - nói về quãng “thời gian đánh mất” đó, sau khi các thành viên gạo cội của đảng này đồng ca cùng dàn sao nhạc Rock Hung bấy giờ trong bản “hit” “Những năm tháng đẹp đẽ và hạnh phúc” (Azok a boldog, szép napok).
Ở Đức, kỷ niệm 30 năm tái thống nhất đất nước, chấm dứt hơn bốn chục năm chia cắt, mở đường cho sự thành lập Liên Âu thống nhất, “giấc mộng ngàn đời” của giới chính khách Châu Âu. Còn nhớ lời tiên tri của lãnh tụ Erich Honecker đầu năm 1989 - “bức tường Berlin có thể sẽ còn tồn tại 50, 100 năm nữa, nếu những lý do khiến nó xuất hiện vẫn còn” - để rốt cục “Die Mauer” vẫn cứ phải cáo chung, trở thành cú hích cuối cùng góp phần chấm dứt Chiến tranh lạnh.
Đặt 30 năm của “Diễn đàn Praha” vào đâu, như thế nào, trong dòng thời gian và giữa những sự kiện “động trời” nói trên? Ra đời và vụt sáng đúng vào lúc phong trào báo chí người Việt ở Đông Âu bắt đầu được khởi động, khi ý tưởng “tự làm báo”, “tự phát hành” cùng lúc nảy ra ở nhiều nước CS đương thời, nhưng tờ báo không chỉ là “một trong số” những nỗ lực ấy, đối với cá nhân mình. Mà nó chính là BÁO, viết hoa, theo đúng nghĩa của từ này, theo quan niệm của mình.
Mình đến với tờ báo như thế nào, thật ra cũng không nhớ nữa, nhưng phải nói là việc “viết mà không cần ai chỉ đạo” dường như rất dễ có được sự đồng cảm với các anh chị em, bằng một cách nào đó, có “duyên nợ” với chữ nghĩa, hoặc là có “nhu cầu nội tại” là phải nói lên một cái gì đó, ở vùng Đông Âu này. Đấy là nói cho oách, chứ thật ra, đa phần, khi ấy còn vụng và dại lắm, với sở học, kiến văn của thời “tiền Internet”, khi chưa có GS. Google và các công cụ khác.
Nhưng có lẽ, một phần cũng vì thế, mà việc chờ đợi “Diễn đàn Praha” cùng những tờ báo tự lập khác, hoàn toàn được “xuất xưởng” bằng “công nghệ” photocopy, chữ Việt bỏ dấu và “đóng gáy” rất sơ sài của 30 năm trước, là cả một cảm giác hồi hộp, háo hức và có cái gì đó rất khó tả mà tới giờ không làm sao diễn đạt nổi nữa! Những cái tên như Lê Thanh Nhàn, Trần Cùn, C.D., Cù Lần, Trần Ngọc Tuấn... và mục “Diễn Đàn Bạn Đọc”, trong mình, giờ đã trở thành khái niệm.
Chờ báo, đôi khi đi kèm với cảm giác chờ mong bài mình có được “duyệt” hay không! Được tham gia với “Diễn đàn Praha” như một “cộng tác viên”, với những bài viết mà giờ đây, đọc lại, mình luôn muốn chui xuống đất vì sự non nớt và “háu đá” của chúng, nhưng vào thời điểm đó, là cả một diễm phúc lớn! Viết đủ thứ “chổi cùn rế rách” và gửi đi mà không biết... ngượng, nói theo cách hiện tại, “mình cũng phục mình”, nhưng đó cũng là cách vừa viết vừa học, vừa trải nghiệm.
Những ngày tháng ấy, dù không phải quá dài, nhưng đã để lại trong mình ấn tượng rất sâu, để nhiều năm sau này khi đọc lại hồi tưởng của một thành viên của báo, vẫn thấy xúc động, khi hình dung công việc của các anh chị “Diễn đàn Praha”:
“(Đó là) thời mà máy tính còn là cái gì đó xa xỉ kinh khủng và Internet vẫn là một khái niệm còn nhiều trừu tượng.
Ngày đó, hơn chục anh chị em hì hụi thức đêm thức hôm dưới tầng hầm ký túc xá, đánh bài bằng mấy cái máy chữ cà khổ mượn ở trường, ngồi bỏ dấu bằng tay và lên khuôn bằng cách cắt dán.
Ai mệt thì lăn ra một góc chợp mắt, tiếng ngáy có khi còn to hơn cả tiếng gõ của máy chữ, và khi mơ thì toàn lảm nhảm “ủng hộ tài chính”, “tìm bạn bốn phương”. Anh TBT thỉnh thoảng lôi ghi-ta ra bập bùng hát động viên tinh thần anh em bằng những bài tình ca quê hương mà nhiều khi - giữa đêm khuya - nghe sao thấm thía.
Sáng ra, cả bọn râu tóc bù xù nhìn nhau chao đảo trong gương, phá lên cười rồi hồn phách lâng lâng khoác ba-lô đến trường, đến Viện...”.
30 năm trôi qua, ngày ấy đã rất xa. Mình vẫn còn giữ được một số tờ “Diễn đàn Praha”, có tờ ngả vàng vì thời gian, có tờ bị bọn trẻ xé, bị vẽ vời nham nhở... nhưng những dòng chữ vẫn còn rất sắc nét. Những dòng chữ của một nền báo chí tự do, độc lập mới phôi thai, của hồn Việt và của tâm tình người xa xứ, nhưng vẫn đau đáu về quê hương... Những dòng chữ của “trí tuệ và tuổi trẻ”, khi “cuộc đời còn ở trước mắt tất cả chúng ta” (“Vài lời...” của BBT “Diễn Đàn”).
“Mai sau dù có bao giờ...”, 30 năm “Diễn đàn Praha”, hoài nhớ và nao lòng về một thời và mãi mãi trong tim...
Từ hôm nay xin tạm phải xa nhau
Chào “Thời mới”, “Diễn đàn”, “Điểm tin báo chí”
Tôi trở về quê mẹ với niềm đau.
(Atakdale, “Diễn đàn Praha” số 20, 1991)
2020, báo chí Trung Âu nhắc nhiều tới những sự kiện 30 năm trước.
Ở Hungary, kỷ niệm 30 năm nước này có lại được một cuộc bầu cử tự do và dân chủ, sau hơn bốn thập niên “đứt quãng”. “Thế thôi, đủ rồi” là lời của Fodor Gábor - sáng lập viên Liên đoàn Thanh niên Dân chủ (FIDESZ) hội tụ các chàng trai cô gái trẻ khi ấy - nói về quãng “thời gian đánh mất” đó, sau khi các thành viên gạo cội của đảng này đồng ca cùng dàn sao nhạc Rock Hung bấy giờ trong bản “hit” “Những năm tháng đẹp đẽ và hạnh phúc” (Azok a boldog, szép napok).
Ở Đức, kỷ niệm 30 năm tái thống nhất đất nước, chấm dứt hơn bốn chục năm chia cắt, mở đường cho sự thành lập Liên Âu thống nhất, “giấc mộng ngàn đời” của giới chính khách Châu Âu. Còn nhớ lời tiên tri của lãnh tụ Erich Honecker đầu năm 1989 - “bức tường Berlin có thể sẽ còn tồn tại 50, 100 năm nữa, nếu những lý do khiến nó xuất hiện vẫn còn” - để rốt cục “Die Mauer” vẫn cứ phải cáo chung, trở thành cú hích cuối cùng góp phần chấm dứt Chiến tranh lạnh.
Đặt 30 năm của “Diễn đàn Praha” vào đâu, như thế nào, trong dòng thời gian và giữa những sự kiện “động trời” nói trên? Ra đời và vụt sáng đúng vào lúc phong trào báo chí người Việt ở Đông Âu bắt đầu được khởi động, khi ý tưởng “tự làm báo”, “tự phát hành” cùng lúc nảy ra ở nhiều nước CS đương thời, nhưng tờ báo không chỉ là “một trong số” những nỗ lực ấy, đối với cá nhân mình. Mà nó chính là BÁO, viết hoa, theo đúng nghĩa của từ này, theo quan niệm của mình.
Mình đến với tờ báo như thế nào, thật ra cũng không nhớ nữa, nhưng phải nói là việc “viết mà không cần ai chỉ đạo” dường như rất dễ có được sự đồng cảm với các anh chị em, bằng một cách nào đó, có “duyên nợ” với chữ nghĩa, hoặc là có “nhu cầu nội tại” là phải nói lên một cái gì đó, ở vùng Đông Âu này. Đấy là nói cho oách, chứ thật ra, đa phần, khi ấy còn vụng và dại lắm, với sở học, kiến văn của thời “tiền Internet”, khi chưa có GS. Google và các công cụ khác.
Nhưng có lẽ, một phần cũng vì thế, mà việc chờ đợi “Diễn đàn Praha” cùng những tờ báo tự lập khác, hoàn toàn được “xuất xưởng” bằng “công nghệ” photocopy, chữ Việt bỏ dấu và “đóng gáy” rất sơ sài của 30 năm trước, là cả một cảm giác hồi hộp, háo hức và có cái gì đó rất khó tả mà tới giờ không làm sao diễn đạt nổi nữa! Những cái tên như Lê Thanh Nhàn, Trần Cùn, C.D., Cù Lần, Trần Ngọc Tuấn... và mục “Diễn Đàn Bạn Đọc”, trong mình, giờ đã trở thành khái niệm.
Chờ báo, đôi khi đi kèm với cảm giác chờ mong bài mình có được “duyệt” hay không! Được tham gia với “Diễn đàn Praha” như một “cộng tác viên”, với những bài viết mà giờ đây, đọc lại, mình luôn muốn chui xuống đất vì sự non nớt và “háu đá” của chúng, nhưng vào thời điểm đó, là cả một diễm phúc lớn! Viết đủ thứ “chổi cùn rế rách” và gửi đi mà không biết... ngượng, nói theo cách hiện tại, “mình cũng phục mình”, nhưng đó cũng là cách vừa viết vừa học, vừa trải nghiệm.
Những ngày tháng ấy, dù không phải quá dài, nhưng đã để lại trong mình ấn tượng rất sâu, để nhiều năm sau này khi đọc lại hồi tưởng của một thành viên của báo, vẫn thấy xúc động, khi hình dung công việc của các anh chị “Diễn đàn Praha”:
“(Đó là) thời mà máy tính còn là cái gì đó xa xỉ kinh khủng và Internet vẫn là một khái niệm còn nhiều trừu tượng.
Ngày đó, hơn chục anh chị em hì hụi thức đêm thức hôm dưới tầng hầm ký túc xá, đánh bài bằng mấy cái máy chữ cà khổ mượn ở trường, ngồi bỏ dấu bằng tay và lên khuôn bằng cách cắt dán.
Ai mệt thì lăn ra một góc chợp mắt, tiếng ngáy có khi còn to hơn cả tiếng gõ của máy chữ, và khi mơ thì toàn lảm nhảm “ủng hộ tài chính”, “tìm bạn bốn phương”. Anh TBT thỉnh thoảng lôi ghi-ta ra bập bùng hát động viên tinh thần anh em bằng những bài tình ca quê hương mà nhiều khi - giữa đêm khuya - nghe sao thấm thía.
Sáng ra, cả bọn râu tóc bù xù nhìn nhau chao đảo trong gương, phá lên cười rồi hồn phách lâng lâng khoác ba-lô đến trường, đến Viện...”.
30 năm trôi qua, ngày ấy đã rất xa. Mình vẫn còn giữ được một số tờ “Diễn đàn Praha”, có tờ ngả vàng vì thời gian, có tờ bị bọn trẻ xé, bị vẽ vời nham nhở... nhưng những dòng chữ vẫn còn rất sắc nét. Những dòng chữ của một nền báo chí tự do, độc lập mới phôi thai, của hồn Việt và của tâm tình người xa xứ, nhưng vẫn đau đáu về quê hương... Những dòng chữ của “trí tuệ và tuổi trẻ”, khi “cuộc đời còn ở trước mắt tất cả chúng ta” (“Vài lời...” của BBT “Diễn Đàn”).
“Mai sau dù có bao giờ...”, 30 năm “Diễn đàn Praha”, hoài nhớ và nao lòng về một thời và mãi mãi trong tim...