THANG MÁY BỆNH VIỆN
- Chủ nhật - 14/08/2016 05:05
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Có những tình huống trong cuộc sống bắt buộc con người ta phải xích vào thật gần nhau và rồi phát sinh ra nhu cầu chia sẻ. Thế giới Facebook là một mô hình lớn, còn ngoài đời thường một ví dụ nhỏ như đi thang máy.
Bệnh viện Hữu Nghị Việt - Xô có khu nhà A 8 tầng được trang bị bốn thang máy hiện đại với sức chứa 12 người. Thoạt đầu nghe sẽ thấy rất vô lý khi người vào thăm chỉ được sử dụng một thang máy trong thời gian hai tiếng sáng - trưa - chiều. Nhưng xét ra cho cùng giải pháp rất thông minh vì vừa tiết kiệm tiền điện cho bệnh viện mà người ra vào thăm nom cũng sẽ đi và về đúng giờ quy định, giảm bớt lộn xộn trong phòng bệnh nhân. Ba thang máy kia chỉ các bác sĩ y tá có thẻ quẹt mới sử dụng được.
Chắc lúc thiết kế bệnh viện, không một kiến trúc sư nào hình dung được mật độ bệnh nhân và nhất là lượng người đến thăm ở đây. Đối với người Việt, biết tin ai ốm nằm viện mà không vào thăm thì sẽ áy náy lương tâm mãi, vậy nên mật độ sử dụng thang máy vào các buổi sáng phải trên cả mức tối đa. Cả một cái sảnh rộng đứng kín người chờ thang máy: người nhà đến thăm thân, người giúp việc mang cơm cháo, người tranh thủ trước giờ đi làm vào thăm, người đưa tiễn bệnh nhân, các bệnh nhân tự đi lại được… Thường lúc này ai cũng sốt ruột ít ai nói với ai câu nào.
Mà sao những giây phút chờ đợi ở đây có cảm giác lâu thế không biết. Người chằm chằm ngước nhìn đèn số đỏ theo dõi sự di chuyển của thang máy ở các tầng, người gọi điện thoại, người dí mắt vào smart phone, người khoanh tay trước ngực đi đi lại lại, người ngả mũ ve vẩy quạt.
Rơi tự do
Thang máy mở ra, tất cả nhao vào cố chen được một chỗ đứng. Tất nhiên không thể chỉ 12 người theo như quy định mà có khi phải lên đến gần hai chục hay hơn nữa. May mà chưa lần nào thấy đèn bào hiệu quá trọng tải đỏ. Khi cánh cửa thang máy đóng lại, đi lên, ai nấy chưa kịp thở phào đã thấy tiếng của một chị “ở Đà Nẵng vừa có vụ rơi cái thang máy!”. Những tưởng mọi người sẽ phải trách chị này đến vô duyên gở mồm gở miệng, nào ngờ một bác đã tưng tửng “ở cái nước mình cái gì mà chẳng rơi được, đến máy bay tên lửa còn rơi được nữa là! Mà tiền trong túi rơi ra là chuyện thường ngày cô ạ”.
Ai cũng bật cười, bác nọ chen ra, không ai nói thêm gì nữa.
Quan ngại
Khi đã vào thang máy, cảm giác bị ép chặt từ mọi hướng là điều tất nhiên. Người càng thấp bé càng bất lợi bởi sẽ phải chấp nhận bị khuỷu tay chèn vào lưng hay mặt rất gần với áo đẫm mồ hôi của người bên cạnh. Không biết có phải do lý do tâm lý mà thường ai cũng cảm thấy khó thở. Một lần cũng lại một chị thốt lên “hình như cái quạt gió không hoạt động, chẳng có không khí gì cả!”. Theo phản xạ, ai cũng gần như nín thở chờ đến tầng của mình, nhưng rồi lại đành bật cười khi nghe được một anh nhắc lại câu nói rất quen thuộc: “Chúng tôi rất quan ngại và thông cảm với bà con, xin rút kinh nghiệm sâu sắc. Chấm hết!”.
Thế mới biết phụ nữ thường thích cởi mở chia sẻ hơn còn nhiều nam giới lại chỉ thích nói không thích làm.
Đưa cơm
Ai đã vào nằm viện thường sẽ đặt luôn dịch vụ cơm cháo trong viện cho tiện việc chăm sóc. Họ nấu ở bếp chính rồi có người đưa lên từng tầng, đến từng phòng từng giường. Nói chung cũng là cơm nóng canh sốt và thay đổi cháo, phở, mỳ liên tục. Một số gia đình cầu kỳ hơn sẽ nấu từ nhà rồi cho người mang vào. Đội ngũ được cử mang cơm cháo vào nhiều nhất là các tài xế xe ôm. Họ tay cầm cái cặp lồng, để nguyên cả mũ xe máy trên đầu, chen thật mạnh, đưa thật nhanh cho các cô chăm sóc bệnh nhân rồi vội vã đi về.
Một lần khi cửa thang máy đã sắp đóng, một bà cụ hớt hải cố len vào. Lưng đã còng hết cả xuống, chiếc mũ lệch sang một bên hở mái tóc bạc bết mồ hôi. Thật thót cả tim khi thấy bà cụ nhỏ thó chịu cho cánh cửa thang máy xập cả vào đôi vài gầy, hai tay cố giữ cái cặp lồng trước ngực. Có người lên tiếng trách: “Sao bà không nhờ xe ôm đưa vào cho ông mà phải đi cho rõ khổ?”. Cụ bà cười tủm tỉm: “Tôi quen rồi, sáng nào cũng dậy từ 5 giờ nấu cháo rồi đem vào cho ông ấy. Không có tôi ông ấy không chịu ăn”.
Chưa ai kịp nói thêm gì cửa thang máy đã mở, bà cụ tất tưởi ra trước. Một giây sau khi bóng bà cụ đã khuất mới nghe tiếng thở dài: “Ông nhà bà ấy tai biến nặng ăn qua ống xông, có còn biết gì nữa đâu mà cơm với chẳng cháo...”.
Gặp người quen
Nếu ngày ba lần đứng chờ thang máy ắt hẳn lâu dần cũng gặp những gương mặt quen. Đứng xít xịt cạnh nhau thế không thể không hỏi thăm những câu ngắn gọn như “ông đã đỡ sốt chưa?”, “bà bao giờ ra viện?”, v.v... Câu trả lời cũng chỉ ngắn gọn nhưng thường đi kèm với một nụ cười thông cảm xóa bớt chút căng thẳng của tâm lý bệnh viện. Nhất là thỉnh thoảng gặp một đoàn các bệnh nhân dưỡng lão vẫn tự đi lại được rủ nhau đi ăn cơm trưa hay xuống mua báo thì vui phải biết,tay bắt mặt mừng cười nói như đi họp hội nghị.
Nhưng không phải lúc nào gặp người quen cũng vui như vậy. Có ông đang ngồi xe lăn vừa được đẩy từ khoa chụp phổi về thì gặp lại “lính cũ”. Ông kia hồn nhiên cứ nói oang oang, ai cũng phải quay lại nhìn: “Ơ, chào thủ trưởng, thủ trưởng mới vào đây ạ? Làm sao đấy ạ? Có nặng không ạ?”. Thủ trưởng cau có, chau mày có vẻ điên tiết lắm nhưng chẳng còn sức mà nói nữa, chỉ phẩy tay quay đi. Thế mới biết, lúc ốm đau, khi đã vào đến bệnh viện thì tướng với lính cũng hòa cả làng.
Lãng mạn
Các cụ cao tuổi thường ra ra vào vào bệnh viện như ăn cơm bữa. Con cháu người nhà cũng coi bệnh viện như “cơ sở hai”. Mà đúng thật, có anh còn thạo cả lịch trực của bác sĩ, tên tuổi của y tá, điều dưỡng viên, phòng nào cụ nào nằm bệnh án ra sao. Cũng có thể vào viện chăm người nhà quá nhiều mà anh cũng quen dần đi, mặt không quá căng thẳng lo lắng, luôn nở nụ cười thường trực trên môi. Sáng nào đến nơi, anh cũng chào hỏi một vòng tất cả các cụ cùng phòng, khuyên nhủ người này, động viên người kia. Rồi cẩn thận xoa bóp, vận động, lau chùi cho một ông cụ chắc đã nằm một chỗ lâu năm lắm rồi nên chân tay cứng quèo.
Hỏi ra mới biết đấy là bố vợ anh ta. Chị vợ đi làm ăn ở nước ngoài, cả chục năm nay mình anh ấy nuôi con và chăm sóc bố vợ thật chu đáo. Một lần trong thang máy, đứng ngay đằng sau anh là một chị chăm mẹ ốm ở phòng bên cạnh. Chợt thấy trên vai áo anh có dính chiếc lá khô nhỏ găm vào, chị khẽ lấy tay phủi đi. Tưởng anh không chú ý, nhưng trước khi ra khỏi thang máy, anh khẽ nắm nhẹ lấy tay chị như lời cám ơn. Thường người Hà Nội lúc ít nói dễ thương hơn lúc nói nhiều.
Chắc lúc thiết kế bệnh viện, không một kiến trúc sư nào hình dung được mật độ bệnh nhân và nhất là lượng người đến thăm ở đây. Đối với người Việt, biết tin ai ốm nằm viện mà không vào thăm thì sẽ áy náy lương tâm mãi, vậy nên mật độ sử dụng thang máy vào các buổi sáng phải trên cả mức tối đa. Cả một cái sảnh rộng đứng kín người chờ thang máy: người nhà đến thăm thân, người giúp việc mang cơm cháo, người tranh thủ trước giờ đi làm vào thăm, người đưa tiễn bệnh nhân, các bệnh nhân tự đi lại được… Thường lúc này ai cũng sốt ruột ít ai nói với ai câu nào.
Mà sao những giây phút chờ đợi ở đây có cảm giác lâu thế không biết. Người chằm chằm ngước nhìn đèn số đỏ theo dõi sự di chuyển của thang máy ở các tầng, người gọi điện thoại, người dí mắt vào smart phone, người khoanh tay trước ngực đi đi lại lại, người ngả mũ ve vẩy quạt.
Rơi tự do
Thang máy mở ra, tất cả nhao vào cố chen được một chỗ đứng. Tất nhiên không thể chỉ 12 người theo như quy định mà có khi phải lên đến gần hai chục hay hơn nữa. May mà chưa lần nào thấy đèn bào hiệu quá trọng tải đỏ. Khi cánh cửa thang máy đóng lại, đi lên, ai nấy chưa kịp thở phào đã thấy tiếng của một chị “ở Đà Nẵng vừa có vụ rơi cái thang máy!”. Những tưởng mọi người sẽ phải trách chị này đến vô duyên gở mồm gở miệng, nào ngờ một bác đã tưng tửng “ở cái nước mình cái gì mà chẳng rơi được, đến máy bay tên lửa còn rơi được nữa là! Mà tiền trong túi rơi ra là chuyện thường ngày cô ạ”.
Ai cũng bật cười, bác nọ chen ra, không ai nói thêm gì nữa.
Quan ngại
Khi đã vào thang máy, cảm giác bị ép chặt từ mọi hướng là điều tất nhiên. Người càng thấp bé càng bất lợi bởi sẽ phải chấp nhận bị khuỷu tay chèn vào lưng hay mặt rất gần với áo đẫm mồ hôi của người bên cạnh. Không biết có phải do lý do tâm lý mà thường ai cũng cảm thấy khó thở. Một lần cũng lại một chị thốt lên “hình như cái quạt gió không hoạt động, chẳng có không khí gì cả!”. Theo phản xạ, ai cũng gần như nín thở chờ đến tầng của mình, nhưng rồi lại đành bật cười khi nghe được một anh nhắc lại câu nói rất quen thuộc: “Chúng tôi rất quan ngại và thông cảm với bà con, xin rút kinh nghiệm sâu sắc. Chấm hết!”.
Thế mới biết phụ nữ thường thích cởi mở chia sẻ hơn còn nhiều nam giới lại chỉ thích nói không thích làm.
Đưa cơm
Ai đã vào nằm viện thường sẽ đặt luôn dịch vụ cơm cháo trong viện cho tiện việc chăm sóc. Họ nấu ở bếp chính rồi có người đưa lên từng tầng, đến từng phòng từng giường. Nói chung cũng là cơm nóng canh sốt và thay đổi cháo, phở, mỳ liên tục. Một số gia đình cầu kỳ hơn sẽ nấu từ nhà rồi cho người mang vào. Đội ngũ được cử mang cơm cháo vào nhiều nhất là các tài xế xe ôm. Họ tay cầm cái cặp lồng, để nguyên cả mũ xe máy trên đầu, chen thật mạnh, đưa thật nhanh cho các cô chăm sóc bệnh nhân rồi vội vã đi về.
Một lần khi cửa thang máy đã sắp đóng, một bà cụ hớt hải cố len vào. Lưng đã còng hết cả xuống, chiếc mũ lệch sang một bên hở mái tóc bạc bết mồ hôi. Thật thót cả tim khi thấy bà cụ nhỏ thó chịu cho cánh cửa thang máy xập cả vào đôi vài gầy, hai tay cố giữ cái cặp lồng trước ngực. Có người lên tiếng trách: “Sao bà không nhờ xe ôm đưa vào cho ông mà phải đi cho rõ khổ?”. Cụ bà cười tủm tỉm: “Tôi quen rồi, sáng nào cũng dậy từ 5 giờ nấu cháo rồi đem vào cho ông ấy. Không có tôi ông ấy không chịu ăn”.
Chưa ai kịp nói thêm gì cửa thang máy đã mở, bà cụ tất tưởi ra trước. Một giây sau khi bóng bà cụ đã khuất mới nghe tiếng thở dài: “Ông nhà bà ấy tai biến nặng ăn qua ống xông, có còn biết gì nữa đâu mà cơm với chẳng cháo...”.
Gặp người quen
Nếu ngày ba lần đứng chờ thang máy ắt hẳn lâu dần cũng gặp những gương mặt quen. Đứng xít xịt cạnh nhau thế không thể không hỏi thăm những câu ngắn gọn như “ông đã đỡ sốt chưa?”, “bà bao giờ ra viện?”, v.v... Câu trả lời cũng chỉ ngắn gọn nhưng thường đi kèm với một nụ cười thông cảm xóa bớt chút căng thẳng của tâm lý bệnh viện. Nhất là thỉnh thoảng gặp một đoàn các bệnh nhân dưỡng lão vẫn tự đi lại được rủ nhau đi ăn cơm trưa hay xuống mua báo thì vui phải biết,tay bắt mặt mừng cười nói như đi họp hội nghị.
Nhưng không phải lúc nào gặp người quen cũng vui như vậy. Có ông đang ngồi xe lăn vừa được đẩy từ khoa chụp phổi về thì gặp lại “lính cũ”. Ông kia hồn nhiên cứ nói oang oang, ai cũng phải quay lại nhìn: “Ơ, chào thủ trưởng, thủ trưởng mới vào đây ạ? Làm sao đấy ạ? Có nặng không ạ?”. Thủ trưởng cau có, chau mày có vẻ điên tiết lắm nhưng chẳng còn sức mà nói nữa, chỉ phẩy tay quay đi. Thế mới biết, lúc ốm đau, khi đã vào đến bệnh viện thì tướng với lính cũng hòa cả làng.
Lãng mạn
Các cụ cao tuổi thường ra ra vào vào bệnh viện như ăn cơm bữa. Con cháu người nhà cũng coi bệnh viện như “cơ sở hai”. Mà đúng thật, có anh còn thạo cả lịch trực của bác sĩ, tên tuổi của y tá, điều dưỡng viên, phòng nào cụ nào nằm bệnh án ra sao. Cũng có thể vào viện chăm người nhà quá nhiều mà anh cũng quen dần đi, mặt không quá căng thẳng lo lắng, luôn nở nụ cười thường trực trên môi. Sáng nào đến nơi, anh cũng chào hỏi một vòng tất cả các cụ cùng phòng, khuyên nhủ người này, động viên người kia. Rồi cẩn thận xoa bóp, vận động, lau chùi cho một ông cụ chắc đã nằm một chỗ lâu năm lắm rồi nên chân tay cứng quèo.
Hỏi ra mới biết đấy là bố vợ anh ta. Chị vợ đi làm ăn ở nước ngoài, cả chục năm nay mình anh ấy nuôi con và chăm sóc bố vợ thật chu đáo. Một lần trong thang máy, đứng ngay đằng sau anh là một chị chăm mẹ ốm ở phòng bên cạnh. Chợt thấy trên vai áo anh có dính chiếc lá khô nhỏ găm vào, chị khẽ lấy tay phủi đi. Tưởng anh không chú ý, nhưng trước khi ra khỏi thang máy, anh khẽ nắm nhẹ lấy tay chị như lời cám ơn. Thường người Hà Nội lúc ít nói dễ thương hơn lúc nói nhiều.
Đường đi bộ từ bệnh viện về nhà, tôi hay đi qua một cái đền thờ Lý Thường Kiệt. Đúng hôm mồng Một, tôi quyết định rẽ vào thắp nén hương. Trái với không gian ồn ào hỗn loạn của đường xá bên ngoài, sân đền vắng vẻ, trang nghiêm. Sau khi khấn xong, tôi được mời cốc nước chè xanh còn nóng hổi. Chợt thấy một người đàn ông trung niên ngồi gõ mõ tụng kinh, mặt rất thành khẩn. Có một điều gì đó rất lạ trong dáng ngồi khấn Phật của ông ta mà một lúc sau tôi mới nhận ra: ông ta chỉ vái lạy bằng một tay vì tay kia cụt đến ngang vai.
Có thể ông ấy là một chiến binh hay bị một tai nạn nào đó nên giờ đi tu tại gia. Xét ra cho cùng vẫn còn may mắn hơn khối người khác bởi ông không phải nằm trong bệnh viện.