DÁNG ĐI GIỮA PHỐ KHUYA
- Thứ tư - 24/05/2017 01:35
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Sinh viên đỗ đại học ở quê ra Hà Nội sau đó như thế nào là những câu chuyện dài nếu viết ra nhiều phụ huynh sẽ hốt hoảng”.
Hơn mười một giờ đêm, ngoài đường Nguyễn Xiển, mình đứng chờ người thân có chút việc.
Đường khuya nhưng vẫn lác đác người. Hai nam thanh niên đứng nói chuyện sôi nổi bên xe máy bên cạnh chỗ mình chờ. Vài ba người đàn ông khác áo may ô quần đùi hình như đi thể dục. Một hàng taxi.
Một thanh niên quần đen, áo đen mang ba lô nặng trĩu, có chai nước uống dở bên túi ngoài.
Thanh niên đi chậm từng bước, lưng song song mặt đường, mặt nửa cúi xuống nửa nhìn về phía trước nên dưới ánh đèn đường mờ mờ mình vẫn nhìn thấy khuôn mặt đang giống như chịu đựng cơn đau.
- Em bị sao vậy?
Cậu đấy nhăn nhó như không thể trả lời đươc.
Mình hỏi lần nữa. Vẫn vẻ như không trả lời được.
Mình nói với hai thanh niên đang say sưa chuyện bên cạnh: “Hai em lại xem bạn ấy có bị sao có cần giúp gì không?”.
Nhắc lại lần hai, hai em nói: “Sao chị không đi mà bảo em?”.
Mình bảo: “Khuya quá rồi, chị lại phụ nữ, có gì thì chị cũng không giải quyết được”.
Một trong hai bạn có lẽ sau câu trả lời đó thì hơi ngại, hỏi với theo sau lưng câu kia một câu mà chắc là câu ấy không nghe thấy: “Làm sao vậy”.
Mình thấy khó xử. Đứng nhìn xem cậu ấy thế nào. Cậu gần như không đi được nữa, hai tay chống xuống đường. Mình định thả xe chạy lại thì một bác đi thể dục chạy theo cậu. Có lẽ bác cũng băn khoăn ái ngại trước bộ dạng đó. Thấy có người lại, cậu cố nhỏm người, vẻ như không muốn hỏi thăm, vẻ như vẫn đang còn cố được.
“Chắc bị đánh ấy mà”, bạn trẻ đứng bên cạnh nói với mình như vậy.
Không hiểu sao mà tim mình cứ nhoi nhói. Cậu ấy bị sao vậy?
Trên đường về nhà đầu cứ nghĩ lung tung. Nghĩ đến cảnh những em sinh viên ở quê ra sống cùng dãy trọ với mình ngày xưa.
Các em đỗ đại học, rời khỏi nhà, mang theo bao niềm tin hy vọng của cha mẹ. Một cuộc sống khác ở thành phố như thế nào cha mẹ không hề biết, không hình dung ra, không tưởng tượng được.
Nửa đêm một em sinh viên chạy về đầu đẫm máu. Một đám sinh viên khác dùng côn rượt đuổi. Đánh nhau vì khiêu khích chuyện thắng thua trong một trận đá bóng giao lưu giữa các lớp trong khoa.
Bốn năm sau gặp lại một nhóm sinh viên mà trước đó mình biết đều là học sinh giỏi, xuất sắc ở các trường cấp ba. Một nửa trong số các em phải học lại.
Một buổi trưa thứ bảy mình vừa ăn cơm xong thì nghe tin cậu em học năm nhất vừa bị đánh trọng thương phải đưa vào Việt - Đức cấp cứu. Cậu sinh viên đó thỉnh thoảng mình vẫn trò chuyện và từng pha mì tôm cho em ăn. Mình chạy đến bệnh viện biết em ấy đã chết rồi đang chuẩn bị đưa về quê. Bố mẹ em ấy là nông dân. Ba anh chị người ở nhà làm ruộng người đi làm công nhân. Cả nhà chỉ có em đỗ đại học. Đánh em đến chết là một đội sinh viên cũng từ một quê khác đến.
Sinh viên đỗ đại học ở quê ra Hà Nội sau đó như thế nào là những câu chuyện dài nếu viết ra nhiều phụ huynh sẽ hốt hoảng.
Bạn trẻ mình vừa thấy giữa khuya nay có thể không phải là sinh viên. Nhưng cái dáng đi đau khổ xót xa của em cứ làm mình thấy nhức nhối mà không biết phải thế nào. Mình đã nhìn em với trái tim của người mẹ. Mà trái tim của những người mẹ thì giống nhau.
Những người mẹ không biết được khi con mình ra khỏi nhà thì thế nào.
Đường khuya nhưng vẫn lác đác người. Hai nam thanh niên đứng nói chuyện sôi nổi bên xe máy bên cạnh chỗ mình chờ. Vài ba người đàn ông khác áo may ô quần đùi hình như đi thể dục. Một hàng taxi.
Một thanh niên quần đen, áo đen mang ba lô nặng trĩu, có chai nước uống dở bên túi ngoài.
Thanh niên đi chậm từng bước, lưng song song mặt đường, mặt nửa cúi xuống nửa nhìn về phía trước nên dưới ánh đèn đường mờ mờ mình vẫn nhìn thấy khuôn mặt đang giống như chịu đựng cơn đau.
- Em bị sao vậy?
Cậu đấy nhăn nhó như không thể trả lời đươc.
Mình hỏi lần nữa. Vẫn vẻ như không trả lời được.
Mình nói với hai thanh niên đang say sưa chuyện bên cạnh: “Hai em lại xem bạn ấy có bị sao có cần giúp gì không?”.
Nhắc lại lần hai, hai em nói: “Sao chị không đi mà bảo em?”.
Mình bảo: “Khuya quá rồi, chị lại phụ nữ, có gì thì chị cũng không giải quyết được”.
Một trong hai bạn có lẽ sau câu trả lời đó thì hơi ngại, hỏi với theo sau lưng câu kia một câu mà chắc là câu ấy không nghe thấy: “Làm sao vậy”.
Mình thấy khó xử. Đứng nhìn xem cậu ấy thế nào. Cậu gần như không đi được nữa, hai tay chống xuống đường. Mình định thả xe chạy lại thì một bác đi thể dục chạy theo cậu. Có lẽ bác cũng băn khoăn ái ngại trước bộ dạng đó. Thấy có người lại, cậu cố nhỏm người, vẻ như không muốn hỏi thăm, vẻ như vẫn đang còn cố được.
“Chắc bị đánh ấy mà”, bạn trẻ đứng bên cạnh nói với mình như vậy.
Không hiểu sao mà tim mình cứ nhoi nhói. Cậu ấy bị sao vậy?
Trên đường về nhà đầu cứ nghĩ lung tung. Nghĩ đến cảnh những em sinh viên ở quê ra sống cùng dãy trọ với mình ngày xưa.
Các em đỗ đại học, rời khỏi nhà, mang theo bao niềm tin hy vọng của cha mẹ. Một cuộc sống khác ở thành phố như thế nào cha mẹ không hề biết, không hình dung ra, không tưởng tượng được.
Nửa đêm một em sinh viên chạy về đầu đẫm máu. Một đám sinh viên khác dùng côn rượt đuổi. Đánh nhau vì khiêu khích chuyện thắng thua trong một trận đá bóng giao lưu giữa các lớp trong khoa.
Bốn năm sau gặp lại một nhóm sinh viên mà trước đó mình biết đều là học sinh giỏi, xuất sắc ở các trường cấp ba. Một nửa trong số các em phải học lại.
Một buổi trưa thứ bảy mình vừa ăn cơm xong thì nghe tin cậu em học năm nhất vừa bị đánh trọng thương phải đưa vào Việt - Đức cấp cứu. Cậu sinh viên đó thỉnh thoảng mình vẫn trò chuyện và từng pha mì tôm cho em ăn. Mình chạy đến bệnh viện biết em ấy đã chết rồi đang chuẩn bị đưa về quê. Bố mẹ em ấy là nông dân. Ba anh chị người ở nhà làm ruộng người đi làm công nhân. Cả nhà chỉ có em đỗ đại học. Đánh em đến chết là một đội sinh viên cũng từ một quê khác đến.
Sinh viên đỗ đại học ở quê ra Hà Nội sau đó như thế nào là những câu chuyện dài nếu viết ra nhiều phụ huynh sẽ hốt hoảng.
Bạn trẻ mình vừa thấy giữa khuya nay có thể không phải là sinh viên. Nhưng cái dáng đi đau khổ xót xa của em cứ làm mình thấy nhức nhối mà không biết phải thế nào. Mình đã nhìn em với trái tim của người mẹ. Mà trái tim của những người mẹ thì giống nhau.
Những người mẹ không biết được khi con mình ra khỏi nhà thì thế nào.