XÉT NGHIỆM COVID-19 MỚI CÓ THỂ TẠO NÊN BƯỚC NGOẶT
- Thứ sáu - 01/05/2020 12:57
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Một loại test mới - vừa đồng thời được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cơ quan Chứng nhận Chất lượng Sản phẩm Y tế Châu Âu (CE IVD) cấp phép mới đây - đã được đưa vào sử dụng với độ chính xác 99,5% và có thể tạo nên một bước ngoặt trong quá trình ứng phó với dịch bệnh Covid-19.
Bên cạnh đó, loại test này còn có thể đem lại lợi thế kinh tế đáng kể nếu được sử dụng đại trà. Tại Hungary, test được sử dụng đầu tiên tại Viện Đào tạo Đại học Szent Imre, và trong tương lai gần sẽ được dùng tại nhiều cơ sở khác, theo ông Bedros J. Róbert, Phó Tổng Tư lệnh Y tế Quốc gia.
Như đã biết, các test nhanh để xét nghiệm tìm kháng thể trong máu đa phần đều không chính xác, và chỉ có thể dùng để phát hiện Coronavirus một cách rất hạn chế, hoặc hoàn toàn vô dụng. Đây cũng là chi tiết mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo trong một thông cáo ra cách đây ít ngày.
Rất không đáng tin cậy cũng là điều có thể khẳng định với hai loại test nhanh (của Trung Quốc) được nhập với số lượng lớn vào Hung, mà theo một thử nghiệm mới được công bố của Đại học Y khoa Semmelweis (SOTE, Budapest), chỉ phát hiện được ra chừng 30% các ca dương tính thực sự.
Bên cạnh đó, test cũng gây ra “tệ nạn” dương tính giả tràn lan, nghĩa là người không lây nhiễm cũng có kết quả dương tính với Coronavirus. Các loại test này được nhập rất nhiều vào Hungary từ Trung Quốc, thông qua một công ty có nhiều mối quan hệ kỳ lạ và đáng ngờ, theo truyền thông nước này.
Tuy nhiên, loại test mới - mang tên SARS-CoV-2 IgG Assay - được coi là có độ nhạy 100% và độ chính xác 99,5%! Hungary là một trong những quốc gia Châu Âu đầu tiên áp dụng loại test mới này, thoạt tiên là để xét nghiệm cho các nhân viên y tế tại Viện Đào tạo Đại học Szent Imre.
Phó Tổng Tư lệnh Y tế Quốc gia Bedros J. Róbert nói rằng để có thể “phòng ngự” được hiệu quả, cần những số liệu chính xác, căn cứ trên cơ sở đó mới có thể đưa ra những quyết định có trách nhiệm. Công ty sản xuất loại test này đã sẵn sàng để sản xuất hàng loạt và chuẩn bị tung ra thị trường hàng loạt loại test huyết thanh học trong các tháng sắp tới.
Bên cạnh xét nghiệm sinh học phân tử PCR (Polemerase Chain Reaction) có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao, được thực hiện từ trong giai đoạn sớm và là phương pháp xét nghiệm được coi là giá trị nhất, nhưng đòi hỏi nền tảng kỹ thuật cao và đắt đỏ, nên các test nhanh ngày càng phổ biến.
Các loại test này thường được thực hiện để xác nhận bệnh nhân đã từng lây nhiễm, và chỉ ra được sự tồn tại của kháng thể trong cơ thể người bệnh. Do đó, xét nghiệm tìm kháng thể - nếu có độ đặc hiệu và độ chính xác phù hợp - sẽ được áp dụng rộng rãi hơn trong cuộc chiến chống Covid-19.
Trong một diễn biến có liên quan, Thủ tướng Orbán Viktor tuyên bố “Hungary có thể tự hào vì đã chiến thắng trận đầu”, đã tranh thủ được thời gian để chuẩn bị cho hệ thống y tế. Nếu dịch bệnh đột ngột lan truyền mạnh đi nữa, không có vùng nào ở nước Hung mà bệnh nhân không được chăm sóc.
Tuy nhiên, cần phải tái khởi động cuộc sống vì theo ông, không thể “sống dưới hầm ngầm” quá lâu, một cách dài hạn là không ổn. Dầu vậy, virus không biến đi đâu cả, đa số các chuyên gia dịch tễ và giới bác sĩ đều nói rằng không có đại dịch toàn cầu nào mà chỉ có một đợt. Nghĩa là sẽ có đợt thứ hai.
“Mùa hè, dịch sẽ chậm lại, nhưng cần tính đến là đợt thứ hai sẽ đến vào tháng 10-11 năm nay”, Thủ tướng Orbán Viktor khẳng định. Chưa thể biết, đợt hai sẽ mạnh, hay nhẹ hơn đợt thứ nhất hiện tại. Virus vẫn còn đây, vaccine thì chưa có, nên “không thể rời trận chiến chống Covid-19”, theo ông.
Như đã biết, các test nhanh để xét nghiệm tìm kháng thể trong máu đa phần đều không chính xác, và chỉ có thể dùng để phát hiện Coronavirus một cách rất hạn chế, hoặc hoàn toàn vô dụng. Đây cũng là chi tiết mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo trong một thông cáo ra cách đây ít ngày.
Rất không đáng tin cậy cũng là điều có thể khẳng định với hai loại test nhanh (của Trung Quốc) được nhập với số lượng lớn vào Hung, mà theo một thử nghiệm mới được công bố của Đại học Y khoa Semmelweis (SOTE, Budapest), chỉ phát hiện được ra chừng 30% các ca dương tính thực sự.
Bên cạnh đó, test cũng gây ra “tệ nạn” dương tính giả tràn lan, nghĩa là người không lây nhiễm cũng có kết quả dương tính với Coronavirus. Các loại test này được nhập rất nhiều vào Hungary từ Trung Quốc, thông qua một công ty có nhiều mối quan hệ kỳ lạ và đáng ngờ, theo truyền thông nước này.
Tuy nhiên, loại test mới - mang tên SARS-CoV-2 IgG Assay - được coi là có độ nhạy 100% và độ chính xác 99,5%! Hungary là một trong những quốc gia Châu Âu đầu tiên áp dụng loại test mới này, thoạt tiên là để xét nghiệm cho các nhân viên y tế tại Viện Đào tạo Đại học Szent Imre.
Phó Tổng Tư lệnh Y tế Quốc gia Bedros J. Róbert nói rằng để có thể “phòng ngự” được hiệu quả, cần những số liệu chính xác, căn cứ trên cơ sở đó mới có thể đưa ra những quyết định có trách nhiệm. Công ty sản xuất loại test này đã sẵn sàng để sản xuất hàng loạt và chuẩn bị tung ra thị trường hàng loạt loại test huyết thanh học trong các tháng sắp tới.
Bên cạnh xét nghiệm sinh học phân tử PCR (Polemerase Chain Reaction) có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao, được thực hiện từ trong giai đoạn sớm và là phương pháp xét nghiệm được coi là giá trị nhất, nhưng đòi hỏi nền tảng kỹ thuật cao và đắt đỏ, nên các test nhanh ngày càng phổ biến.
Các loại test này thường được thực hiện để xác nhận bệnh nhân đã từng lây nhiễm, và chỉ ra được sự tồn tại của kháng thể trong cơ thể người bệnh. Do đó, xét nghiệm tìm kháng thể - nếu có độ đặc hiệu và độ chính xác phù hợp - sẽ được áp dụng rộng rãi hơn trong cuộc chiến chống Covid-19.
Trong một diễn biến có liên quan, Thủ tướng Orbán Viktor tuyên bố “Hungary có thể tự hào vì đã chiến thắng trận đầu”, đã tranh thủ được thời gian để chuẩn bị cho hệ thống y tế. Nếu dịch bệnh đột ngột lan truyền mạnh đi nữa, không có vùng nào ở nước Hung mà bệnh nhân không được chăm sóc.
Tuy nhiên, cần phải tái khởi động cuộc sống vì theo ông, không thể “sống dưới hầm ngầm” quá lâu, một cách dài hạn là không ổn. Dầu vậy, virus không biến đi đâu cả, đa số các chuyên gia dịch tễ và giới bác sĩ đều nói rằng không có đại dịch toàn cầu nào mà chỉ có một đợt. Nghĩa là sẽ có đợt thứ hai.
“Mùa hè, dịch sẽ chậm lại, nhưng cần tính đến là đợt thứ hai sẽ đến vào tháng 10-11 năm nay”, Thủ tướng Orbán Viktor khẳng định. Chưa thể biết, đợt hai sẽ mạnh, hay nhẹ hơn đợt thứ nhất hiện tại. Virus vẫn còn đây, vaccine thì chưa có, nên “không thể rời trận chiến chống Covid-19”, theo ông.