Trưng cầu dân ý Hungary 2016: LIỆU CÓ HIỆU LỰC?
- Chủ nhật - 02/10/2016 03:08
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Càng đến những ngày cuối trước cuộc trưng cầu dân ý hôm nay, 2-10, dường như “hứng” đi bỏ phiếu của cử tri Hung càng giảm, khiến cuộc trưng cầu rất có thể sẽ không có hiệu lực, nếu không có trên 50% cử tri tham dự với lá phiếu bầu hợp lệ, theo một số thăm dò dư luận.
Gần đây nhất, theo sự ủy nhiệm của tờ “Tin tức Chủ nhật” (Vasárnapi Hírek), Học viện Publicus đã tiến hành thăm dò trong thời gian từ 24-9 tới 28-9 và kết quả là chỉ 46% số người được hỏi cho hay họ sẽ đi bỏ phiếu.
Theo kinh nghiệm, con số trong thực tế thường là còn ít hơn thế. Học viện Publicus cũng hỏi thêm là nếu hôm 2-10 không phải là trưng cầu dân ý, mà là Hungary tổ chức bầu cử Quốc hội, thì cứ tri sẽ bỏ phiếu ra sao?
Kết quả là Liên đoàn Thanh niên Dân chủ (FIDESZ) 26%, Đảng Xã hội Hungary (MSZP) 12% và đảng cực hữu JOBBIK 11%. Các đảng nhỏ như Liên minh Dân chủ (DK) 4%, Chính trị có thể khác (LMP) 3%, Cùng nhau (Együtt) 1%.
Thú vị nhất là lần đầu tiên, Đảng Chó Hai Đuôi Hungary (MKKP) - một tổ chức chính trị mang tính trào lộng, hoạt động từ 10 năm nay và đã có chiến dịch phản đối cuộc trưng cầu dân ý rất ngoạn mục - cũng đã đạt mức ủng hộ 1%.
Theo kinh nghiệm, con số trong thực tế thường là còn ít hơn thế. Học viện Publicus cũng hỏi thêm là nếu hôm 2-10 không phải là trưng cầu dân ý, mà là Hungary tổ chức bầu cử Quốc hội, thì cứ tri sẽ bỏ phiếu ra sao?
Kết quả là Liên đoàn Thanh niên Dân chủ (FIDESZ) 26%, Đảng Xã hội Hungary (MSZP) 12% và đảng cực hữu JOBBIK 11%. Các đảng nhỏ như Liên minh Dân chủ (DK) 4%, Chính trị có thể khác (LMP) 3%, Cùng nhau (Együtt) 1%.
Thú vị nhất là lần đầu tiên, Đảng Chó Hai Đuôi Hungary (MKKP) - một tổ chức chính trị mang tính trào lộng, hoạt động từ 10 năm nay và đã có chiến dịch phản đối cuộc trưng cầu dân ý rất ngoạn mục - cũng đã đạt mức ủng hộ 1%.
Có lẽ cũng đã tính tới chuyện cuộc trưng cầu sẽ không có hiệu lực, nên Thủ tướng Orbán Viktor mới đây đã cho hay, ông có thể bằng lòng với một kết quả tối thiểu, khi số cử tri phản đối việc tiếp nhận người tỵ nạn chiếm đa số.
Đây cũng là phát biểu của một số chính khách thượng đỉnh khác của đảng cầm quyền FIDESZ trong những ngày cuối trước kỳ trưng cầu, cho dù tỷ lệ áp đảo của số cử tri ủng hộ việc Hungary không tiếp nhận người tỵ nạn là điều chắc chắn.
Đó là lý do khiến ông Kósa Lajos, trưởng nhóm dân biểu FIDESZ trong Quốc hội Hungary, tuyên bố rằng nếu số người ủng hộ việc tiếp nhận tỵ nạn chiếm “thượng phong”, thì nội các Orbán cần ra đi, và Hungary cần tổ chức bầu cử trước thời hạn.
Theo những dữ liệu mới nhất, cho đến 7 giờ sáng hôm nay, có 1,6% số cử tri đã đi bỏ phiếu tại 10.331 đơn vị bỏ phiếu trên toàn nước Hung. Chừng 15 tỷ Forint đã được chính phủ chi ra cho cuộc trưng cầu, trong đó rất nhiều tiền dành cho tuyên truyền, quảng cáo.
Theo quan điểm của các đảng đối lập và nhiều tổ chức dân sự, cuộc trưng cầu dân ý này hoàn toàn vô nghĩa, phần vì nó nhằm tới một nguy cơ không có thật và bên cạnh đó, kết quả của nó hoàn toàn không có hậu quả gì về mặt pháp lý đối với Châu Âu và Hungary.
Các phòng bỏ phiếu sẽ mở tới 19 giờ tối hôm nay và đồng thời, các cơ quan hành chính của chính phủ cũng được vận động mở cửa để bất cứ ai có vấn đề gì với giấy tờ tùy thân (hết hạn, mất, v.v...) đều có thể tới xử lý để kịp tham gia bỏ phiếu.