Thay đổi trong chính sách tiêm chủng: “BÀ BẦU” ĐƯỢC “ĐẶC CÁCH”, “MẸ BỈM SỮA” THÌ KHÔNG!
- Thứ năm - 01/04/2021 05:14
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Sau nhiều thông tin mập mờ và thiếu rõ ràng, quy chuẩn về việc tiêm chủng cho phụ nữ đang có thai đã được công bố trên trang koronavirus.gov.hu vào chiều muộn 30-3-2021, theo đó, giới bác sĩ gia đình sẽ lãnh phần trách nhiệm tổ chức chích ngừa cho các “bà bầu”. Trong khi đó, các “mẹ bỉm sữa” sẽ không được “đặc cách” nữa, theo một nguồn tin khác.
Trước hết, phụ nữ đang mang thai cần đăng ký trực tuyến qua địa chỉ www.vakcinainfo.gov.hu và sau đó, thông báo cho bác sĩ gia đình về mong muốn của mình. Tiếp đó, bác sĩ gia đình sẽ tổ chức việc tiêm chủng: hoặc ở các điểm tiêm chủng tại bệnh viện với vaccine Pfizer, hoặc nếu họ đang có vaccine Moderna, thì có thể thu xếp tiêm ngay tại phòng khám của mình.
Theo hướng dẫn của chính quyền, địa điểm và thời điểm tiêm “chủ yếu phụ thuộc vào lượng vaccine đang có tại Hungary và có thể sử dụng để tiêm cho phụ nữ mang thai”. Được biết, việc chích ngừa cho các “bà bầu” sẽ diễn ra liên tục tại các điểm tiêm chủng trong viện. Sự hiện diện của giới bác sĩ gia đình trong quá trình tổ chức tiêm chủng được xem là rất cần thiết.
Bởi lẽ, để bảo vệ sức khỏe “bà bầu” và thai nhi, bằng mọi giá cần có sự tham vấn với bác sĩ gia đình và sự cân nhắc đối với từng cá nhân xem có thể chích ngừa được không. Các bác sĩ gia đình đã nhận được những chỉ dẫn chuyên môn liên quan tới việc tiêm chủng cho phụ nữ mang thai, nên biết rõ những rủi ro, kể cả khi thấy cần khuyến cáo chích ngừa cho “bà bầu”.
“Do đó, họ sẽ lọc ra được trong số các bệnh nhân là phụ nữ mang thai, những ai đặc biệt dễ gặp nguy hiểm để cần tiêm trước”, thông tin nêu rõ. Như đã biết, chỉ dẫn chuyên môn hiện tại cho thấy các “bà bầu” nên được tiêm mũi đầu sau tuần thứ 12 của quá trình mang thai, và mũi thứ 2 sau khi sinh. Khi đi chích ngừa, cần mang theo người sổ chăm sóc phụ nữ mang thai.
Trong một diễn biến mới nhất, các bà mẹ đang cho con bú rốt cục không được tiêm đặc cách, theo một lá thư của Giám đốc Y tế Quốc gia mà Kênh Truyền hình RTL Klub có được. Thư nhấn mạnh rằng chỉ các “bà bầu” mới được ưu tiên “chen hàng”, và điều này đã được nhiều bác sĩ gia đình xác nhận. Lý do là vì “cho con bú bản thân nó không phải là yếu tố rủi ro”.
Bà Müller Cecília trong thư ngày 30-3 khẳng định: các bà mẹ “bỉm sữa” cũng có thể được tiêm, nhưng phải theo đúng “lộ trình” được đặt ra. Điều này trái ngược với các phát biểu trước đó của chính Giám đốc Y tế Quốc gia, và của Hiệu trưởng Đại học Y khoa Semmelweis, GS. Merkely Béla, khi họ nhắc đến việc tiêm chủng cho cả 2 đối tượng “bà bầu” và “bỉm sữa”.
Theo hướng dẫn của chính quyền, địa điểm và thời điểm tiêm “chủ yếu phụ thuộc vào lượng vaccine đang có tại Hungary và có thể sử dụng để tiêm cho phụ nữ mang thai”. Được biết, việc chích ngừa cho các “bà bầu” sẽ diễn ra liên tục tại các điểm tiêm chủng trong viện. Sự hiện diện của giới bác sĩ gia đình trong quá trình tổ chức tiêm chủng được xem là rất cần thiết.
Bởi lẽ, để bảo vệ sức khỏe “bà bầu” và thai nhi, bằng mọi giá cần có sự tham vấn với bác sĩ gia đình và sự cân nhắc đối với từng cá nhân xem có thể chích ngừa được không. Các bác sĩ gia đình đã nhận được những chỉ dẫn chuyên môn liên quan tới việc tiêm chủng cho phụ nữ mang thai, nên biết rõ những rủi ro, kể cả khi thấy cần khuyến cáo chích ngừa cho “bà bầu”.
“Do đó, họ sẽ lọc ra được trong số các bệnh nhân là phụ nữ mang thai, những ai đặc biệt dễ gặp nguy hiểm để cần tiêm trước”, thông tin nêu rõ. Như đã biết, chỉ dẫn chuyên môn hiện tại cho thấy các “bà bầu” nên được tiêm mũi đầu sau tuần thứ 12 của quá trình mang thai, và mũi thứ 2 sau khi sinh. Khi đi chích ngừa, cần mang theo người sổ chăm sóc phụ nữ mang thai.
Trong một diễn biến mới nhất, các bà mẹ đang cho con bú rốt cục không được tiêm đặc cách, theo một lá thư của Giám đốc Y tế Quốc gia mà Kênh Truyền hình RTL Klub có được. Thư nhấn mạnh rằng chỉ các “bà bầu” mới được ưu tiên “chen hàng”, và điều này đã được nhiều bác sĩ gia đình xác nhận. Lý do là vì “cho con bú bản thân nó không phải là yếu tố rủi ro”.
Bà Müller Cecília trong thư ngày 30-3 khẳng định: các bà mẹ “bỉm sữa” cũng có thể được tiêm, nhưng phải theo đúng “lộ trình” được đặt ra. Điều này trái ngược với các phát biểu trước đó của chính Giám đốc Y tế Quốc gia, và của Hiệu trưởng Đại học Y khoa Semmelweis, GS. Merkely Béla, khi họ nhắc đến việc tiêm chủng cho cả 2 đối tượng “bà bầu” và “bỉm sữa”.