TẠI SAO HUNGARY KHÓ KHĂN VỚI NGƯỜI TỴ NẠN?
- Chủ nhật - 20/09/2015 11:28
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Đó là câu hỏi là tờ nhật báo “Tin tức” (Het Nieuwsblad, Bỉ) đã đặt ra, và trả lời trong bài báo ra ngày 17-9 vừa qua.
1. Sợ người lạ
Nhiều người Hung còn chưa nhìn thấy một người Hồi giáo nào. Năm 2015 nghe chuyện này kể cũng lạ. Nhưng Hungary không thích thú gì với sự kiện di dân. Nửa thế kỷ trước khi chưa có người Thổ hay người Marocco kéo đến, Hungary chỉ có người Hung.
“Nhiều thành phố, thị trấn chả có một nguời nhập cư nào, may ra thỉnh thoảng có một du khách” - Balogh Katalin, nhà nghiên cứu tại Đại học Leuven nói. “Còn bây giờ thì bỗng nhiên cả ngàn nguời khác lạ, ngôn ngữ bất đồng tràn vào.
Người dân chỉ biết đến Hồi giáo qua truyền thông và thường là nghe về những tên khủng bố”.
Trong khi đó, chưa tới 60 năm trước, người Hung cũng phải trông cậy vào sự đón tiếp của Châu Âu. Sau cách mạng năm 1956, 200.000 người đã chạy tị nạn và được các nước Châu Âu đón nhận. Nhưng có vẻ không mấy ai nhớ nữa.
“Có chứ!”, Balogh nói. “Nhưng giờ người ta thường nghe thấy là: chúng tôi tìm kiếm sự giúp đỡ từ các Ki-tô hữu, với một văn hóa tương đồng”. Nhiều người Hung thấy tình huống này (khủng hoảng tỵ nạn) rất lạ, suy luận kỳ cục là điều khó tránh.
2. Viktorino vì dân
Sự bài ngoại được Thủ tướng Orbán Viktor củng cố. Ông cho xây rào ở biên giới Serbia, và có thể huy động quân đội chống người tỵ nạn. Orban tuyên bố tình trạng khẩn cấp và rằng người nhập cư trái phép sẽ có thể bị tù đến ba năm. Hoàn toàn đi ngược lại Công ước Genève về người tỵ nạn.
Thế mà ở Hung người ta chả phản đối mấy. Có những lý do khác nhau, trong đó, phải kể đến là Orbán khá được ưa chuộng. Ở Châu Âu ông ấy được biết đến với danh “Viktator”, thì ở Hungary nhiều người gọi ông trìu mến là “Viktorino”. Ông ấy từng chơi trong đội bóng và biết cách diễn thuyết .
“Orbán là một người vì dân” - Sík Endre, một nhà nghiên cứu về chính sách ở Budapest nói. “Những năm 90, ông ấy bắt đầu sự nghiệp với tư cách thật sự là một nhà dân chủ tự do. Dần dần ông ấy chuyển sang khuynh hướng bảo thủ. Thì ông ấy cũng có công chúng chứ”.
Những tháng trước, khi Orban nhìn thấy nhiều tỵ nạn ồ ạt qua nước mình, ông đã cho đặt những tấm biển khắp nơi bằng tiếng Hung (vâng, bằng tiếng Hung): “Người nhập cư không thể lấy công việc của người Hung!”.
Chả có người Syria nào hiểu, nhưng dư luận thì đã được định hướng.
3. Cạnh tranh với đối thủ JOBBIK
Tóm lại, đối với Phương Tây, Orban mang hình ảnh độc tài. Nhưng đối với nhiều người Hung ngày nay, ông ta là người cha cứu nước. “Ông ấy còn tự xây dựng hình ảnh mình như một người tử vì đạo” - Sík Endre nói.
“Ông ấy bảo vệ Hungary, bảo vệ các giá trị Thiên Chúa giáo, và thậm chí cả Châu Âu. Vì thế, ông cho đóng biên giới khối Schengen”.
Đây là hình ảnh có ích cho Orban, bởi lần đầu tiên sau khi thắng cử năm 2010, đảng FIDESZ của ông có cạnh tranh. Không phải phe cánh tả - không có hy vọng bị phân tán - mà chính từ phía phe cánh hữu hơn. Đảng cực hữu JOBBIK mùa xuân vừa rồi ở khu vực nông thôn đã trở thành đảng lớn nhất.
“JOBBIK thiết lập một cách triệt để chống những người Tzigane” - Balogh Katalin nói. “Đó là một lý do vì sao họ có nhiều phiếu. Cuộc khủng hoảng tỵ nạn này dĩ nhiên là một cơ hội cho JOBBIK. Để không mất lá phiếu nào vào tay phe cực hữu, Orban cũng phải hành động triệt để”.
4. Nỗi sợ hãi của Châu Âu:
Đó cũng là lý do vì sao Orbán vẫn còn hưởng sự ủng hộ của Đảng Nhân Dân (EVP) trong Nghị viện Châu Âu (mà FIDESZ là một thành viên), cũng cả từ Angela Merkel và CD&V, trong khi họ chỉ trích Thủ tướng Hung khá nặng, nhưng vẫn không để ông ấy hòan toàn ngã.
“Orban là chân ngoài, nhưng vẫn ở trong gia đình” - thành viên Nghị viện Châu Âu Tom Vandenkendelaere phát biểu.
“Như vậy Châu Âu vẫn đang kiểm soát tình hình” - Hendrik Vos, Giáo sư Chính trị Châu Âu nói. “Nếu họ để Orban ngã, Hungary có thể còn trở nên cánh hữu hơn. Và lợi ích của Châu Âu sẽ giảm đi. Hơn nữa, hiện nay Orban đang bị nhiều chỉ trích, nhưng nhiều nước Đông Âu lại đang ủng hộ ông này.
Thậm chí ngay ở Bỉ cũng nhiều chính trị gia thầm hài lòng là ông ta đóng cửa biên giới. Ông ta không đơn độc. Tuy nhiên, có những giới hạn về cách cư xử. Đối xử với người tỵ nạn như những tội phạm, Châu Âu sẽ không tha thứ cho việc này”.
Nhiều người Hung còn chưa nhìn thấy một người Hồi giáo nào. Năm 2015 nghe chuyện này kể cũng lạ. Nhưng Hungary không thích thú gì với sự kiện di dân. Nửa thế kỷ trước khi chưa có người Thổ hay người Marocco kéo đến, Hungary chỉ có người Hung.
“Nhiều thành phố, thị trấn chả có một nguời nhập cư nào, may ra thỉnh thoảng có một du khách” - Balogh Katalin, nhà nghiên cứu tại Đại học Leuven nói. “Còn bây giờ thì bỗng nhiên cả ngàn nguời khác lạ, ngôn ngữ bất đồng tràn vào.
Người dân chỉ biết đến Hồi giáo qua truyền thông và thường là nghe về những tên khủng bố”.
Trong khi đó, chưa tới 60 năm trước, người Hung cũng phải trông cậy vào sự đón tiếp của Châu Âu. Sau cách mạng năm 1956, 200.000 người đã chạy tị nạn và được các nước Châu Âu đón nhận. Nhưng có vẻ không mấy ai nhớ nữa.
“Có chứ!”, Balogh nói. “Nhưng giờ người ta thường nghe thấy là: chúng tôi tìm kiếm sự giúp đỡ từ các Ki-tô hữu, với một văn hóa tương đồng”. Nhiều người Hung thấy tình huống này (khủng hoảng tỵ nạn) rất lạ, suy luận kỳ cục là điều khó tránh.
2. Viktorino vì dân
Sự bài ngoại được Thủ tướng Orbán Viktor củng cố. Ông cho xây rào ở biên giới Serbia, và có thể huy động quân đội chống người tỵ nạn. Orban tuyên bố tình trạng khẩn cấp và rằng người nhập cư trái phép sẽ có thể bị tù đến ba năm. Hoàn toàn đi ngược lại Công ước Genève về người tỵ nạn.
Thế mà ở Hung người ta chả phản đối mấy. Có những lý do khác nhau, trong đó, phải kể đến là Orbán khá được ưa chuộng. Ở Châu Âu ông ấy được biết đến với danh “Viktator”, thì ở Hungary nhiều người gọi ông trìu mến là “Viktorino”. Ông ấy từng chơi trong đội bóng và biết cách diễn thuyết .
“Orbán là một người vì dân” - Sík Endre, một nhà nghiên cứu về chính sách ở Budapest nói. “Những năm 90, ông ấy bắt đầu sự nghiệp với tư cách thật sự là một nhà dân chủ tự do. Dần dần ông ấy chuyển sang khuynh hướng bảo thủ. Thì ông ấy cũng có công chúng chứ”.
Những tháng trước, khi Orban nhìn thấy nhiều tỵ nạn ồ ạt qua nước mình, ông đã cho đặt những tấm biển khắp nơi bằng tiếng Hung (vâng, bằng tiếng Hung): “Người nhập cư không thể lấy công việc của người Hung!”.
Chả có người Syria nào hiểu, nhưng dư luận thì đã được định hướng.
3. Cạnh tranh với đối thủ JOBBIK
Tóm lại, đối với Phương Tây, Orban mang hình ảnh độc tài. Nhưng đối với nhiều người Hung ngày nay, ông ta là người cha cứu nước. “Ông ấy còn tự xây dựng hình ảnh mình như một người tử vì đạo” - Sík Endre nói.
“Ông ấy bảo vệ Hungary, bảo vệ các giá trị Thiên Chúa giáo, và thậm chí cả Châu Âu. Vì thế, ông cho đóng biên giới khối Schengen”.
Đây là hình ảnh có ích cho Orban, bởi lần đầu tiên sau khi thắng cử năm 2010, đảng FIDESZ của ông có cạnh tranh. Không phải phe cánh tả - không có hy vọng bị phân tán - mà chính từ phía phe cánh hữu hơn. Đảng cực hữu JOBBIK mùa xuân vừa rồi ở khu vực nông thôn đã trở thành đảng lớn nhất.
“JOBBIK thiết lập một cách triệt để chống những người Tzigane” - Balogh Katalin nói. “Đó là một lý do vì sao họ có nhiều phiếu. Cuộc khủng hoảng tỵ nạn này dĩ nhiên là một cơ hội cho JOBBIK. Để không mất lá phiếu nào vào tay phe cực hữu, Orban cũng phải hành động triệt để”.
4. Nỗi sợ hãi của Châu Âu:
Đó cũng là lý do vì sao Orbán vẫn còn hưởng sự ủng hộ của Đảng Nhân Dân (EVP) trong Nghị viện Châu Âu (mà FIDESZ là một thành viên), cũng cả từ Angela Merkel và CD&V, trong khi họ chỉ trích Thủ tướng Hung khá nặng, nhưng vẫn không để ông ấy hòan toàn ngã.
“Orban là chân ngoài, nhưng vẫn ở trong gia đình” - thành viên Nghị viện Châu Âu Tom Vandenkendelaere phát biểu.
“Như vậy Châu Âu vẫn đang kiểm soát tình hình” - Hendrik Vos, Giáo sư Chính trị Châu Âu nói. “Nếu họ để Orban ngã, Hungary có thể còn trở nên cánh hữu hơn. Và lợi ích của Châu Âu sẽ giảm đi. Hơn nữa, hiện nay Orban đang bị nhiều chỉ trích, nhưng nhiều nước Đông Âu lại đang ủng hộ ông này.
Thậm chí ngay ở Bỉ cũng nhiều chính trị gia thầm hài lòng là ông ta đóng cửa biên giới. Ông ta không đơn độc. Tuy nhiên, có những giới hạn về cách cư xử. Đối xử với người tỵ nạn như những tội phạm, Châu Âu sẽ không tha thứ cho việc này”.