Sổ tay NCTG: CỔ VŨ CHO GS. KARIKÓ KATALIN!
- Thứ hai - 04/10/2021 15:27
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Theo thông lệ, tuần đầu của tháng Mười hàng năm, Ủy ban Nobel lại tuyên bố những cá nhân hoặc tập thể mà theo họ, đã có những thành tựu vượt trội trong lĩnh vực Vật lý, Hoá học, Y học, Văn học, Kinh tế và Hòa bình. Giải Nobel vẫn được xem như giải thưởng danh giá nhất mà một cá nhân (hoặc tập thể, tổ chức, trong trường hợp Giải Nobel Hòa bình) có thể nhận được trong lĩnh vực được trao.
Năm nay, GS. Karikó Katalin - người cùng đồng nghiệp là GS. Drew Weissman là những “cha đẻ”, “bà đỡ” của công nghệ mRNA (RNA Thông tin, vật liệu di truyền “dạy” cho cơ thể biết cách tạo ra protein), là nền tảng của các vaccine “thế hệ mới” kháng Covid-19 như sản phẩm của BioNTech/ Pfizer hay Moderna - được coi là một ứng viên đáng kể của Giải Nobel Sinh lý học/ Y khoa, hoặc Hóa học (1).
Những tháng ngày qua, trên cương vị một nhà khoa học đã bỏ ra 4 thập niên đầy gian nan và thử thách trong đời mình để theo đuổi một phát minh mà cho tới giờ, khiến bà được truyền thông Pháp coi là góp phần “cứu vãn nhân loại”, GS. Karikó Katalin đã lần lượt được nhận hàng loạt giải thưởng khoa học rất quan trọng trong nước và quốc tế, được coi là “cửa ngõ” dẫn vào Giải Nobel trong năm nay (2).
Tháng 12/2020, trong một trao đổi với bà, mình có nói vui là mình rất mong bà có được sự tưởng thưởng này, vì nếu vậy, bà là người Hungary thứ hai sau GS. Szent-Györgyi Albert (1893-1986) - người cha của Vitamin C - được nhận Giải Nobel Y khoa cho những công trình được khởi đầu tại đất Hung, cho dù về sau cả hai người đều sống ở nước ngoài (3). Bà rất vui, đáp “để chờ xem như thế nào”!
Dầu sao đi nữa, Giải Nobel không phải là điều có thể cầm chắc và điều này đã nhiều lần xảy ra trong lịch sử 100 năm của giải thưởng cao quý này. Hãy cùng nhau cổ vũ cho GS. Karikó Katalin, một nhà khoa học Hungary như bà nhấn mạnh, sau nhiều thập niên sinh sống và làm việc tại Mỹ vẫn sử dụng tiếng Hung với báo giới trong nước, và cả gia đình vẫn giữ quốc tịch Hung - tấm lòng với quê hương! (4)
Ghi chú:
(1) Hai giải này sẽ được công bố vào trưa Thứ Hai (4/10) và Thứ Tư (6/10/2021).
(2) Chỉ từ ngày 16/8 trở lại đây, GS. Karikó Katalin đã sở hữu các giải thưởng khoa học cao quý như Giải Horwitz, Giải Albany, Giải Breakthrough, Giải Lasker. Trước đó, vào ngày 8/2/2021, bà cũng đã được nhận Giải Rosenstiel, và đây mới chỉ là những giải thưởng quan trọng nhất, được xem như “thư giới thiệu” cho Giải Nobel.
(3) Cả hai người đều có thời gian nghiên cứu tại Đại học Szeged.
(4) Gần đây nhất là 17 năm trước, nhà hóa sinh gốc Hungary Herskó Ferenc (Avram Hersko) được Giải Nobel Hóa học 2004 cho công trình phát hiện ra sự suy thoái protein do trung gian của ubiquitin.
Những tháng ngày qua, trên cương vị một nhà khoa học đã bỏ ra 4 thập niên đầy gian nan và thử thách trong đời mình để theo đuổi một phát minh mà cho tới giờ, khiến bà được truyền thông Pháp coi là góp phần “cứu vãn nhân loại”, GS. Karikó Katalin đã lần lượt được nhận hàng loạt giải thưởng khoa học rất quan trọng trong nước và quốc tế, được coi là “cửa ngõ” dẫn vào Giải Nobel trong năm nay (2).
Tháng 12/2020, trong một trao đổi với bà, mình có nói vui là mình rất mong bà có được sự tưởng thưởng này, vì nếu vậy, bà là người Hungary thứ hai sau GS. Szent-Györgyi Albert (1893-1986) - người cha của Vitamin C - được nhận Giải Nobel Y khoa cho những công trình được khởi đầu tại đất Hung, cho dù về sau cả hai người đều sống ở nước ngoài (3). Bà rất vui, đáp “để chờ xem như thế nào”!
Dầu sao đi nữa, Giải Nobel không phải là điều có thể cầm chắc và điều này đã nhiều lần xảy ra trong lịch sử 100 năm của giải thưởng cao quý này. Hãy cùng nhau cổ vũ cho GS. Karikó Katalin, một nhà khoa học Hungary như bà nhấn mạnh, sau nhiều thập niên sinh sống và làm việc tại Mỹ vẫn sử dụng tiếng Hung với báo giới trong nước, và cả gia đình vẫn giữ quốc tịch Hung - tấm lòng với quê hương! (4)
Ghi chú:
(1) Hai giải này sẽ được công bố vào trưa Thứ Hai (4/10) và Thứ Tư (6/10/2021).
(2) Chỉ từ ngày 16/8 trở lại đây, GS. Karikó Katalin đã sở hữu các giải thưởng khoa học cao quý như Giải Horwitz, Giải Albany, Giải Breakthrough, Giải Lasker. Trước đó, vào ngày 8/2/2021, bà cũng đã được nhận Giải Rosenstiel, và đây mới chỉ là những giải thưởng quan trọng nhất, được xem như “thư giới thiệu” cho Giải Nobel.
(3) Cả hai người đều có thời gian nghiên cứu tại Đại học Szeged.
(4) Gần đây nhất là 17 năm trước, nhà hóa sinh gốc Hungary Herskó Ferenc (Avram Hersko) được Giải Nobel Hóa học 2004 cho công trình phát hiện ra sự suy thoái protein do trung gian của ubiquitin.