ORBÁN VÀ PUTIN CHO GHẾ NOBEL HÒA BÌNH?
- Thứ ba - 01/01/2019 20:51
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Cuối năm 2018, nhiều độc giả Hungary được mẻ cười ra nước mắt khi đọc tin hai tổ chức ở nước này đề xuất trao giải Nobel Hòa bình 2019 cho “cặp đôi hoàn hảo” Orbán Viktor và Vladimir Putin.
Đó là hai tổ chức mang tên “Hội Chinh phục Đất nước 2000” (Honfoglalás 2000 Egyesület) và Hội Ái hữu Vladimir Putin, và thông báo nói trên được “Hội Chinh phục Đất nước 2000” đưa ra. Hội này khét tiếng là sùng bái Tổng thống Nga Putin, nên họ đã cùng với Những người Xã hội Dân chủ Quốc gia thành lập Hội Ái hữu Vladimir Putin.
Sáng kiến vận động hành lang cho “nhị vị” chính khách trên vào cương vị ứng viên giải Nobel Hòa bình không phải là mới, vì cách đây 3 năm, vào cuối tháng 10-2015, “Hội Chinh phục Đất nước 2000” từng có gắng thuyết phục Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Hungary (MTA), nhà toán học nổi tiếng Lovász László hãy đề cử Orbán và Putin.
Theo thể lệ, chỉ một số nhân vật và tổ chức nhất định mới có quyền đề cử các giải Nobel, chẳng hạn những vị đã được trao Giải Nobel, các thành viên hiện tại và trước đây của Ủy ban Nobel, hoặc các thành viên các nghị viện. Do đó, trong dịp này, “Hội Chinh phục Đất nước 2000” đã tìm đến MTA, Quốc hội Hungary và Bộ trưởng Bộ Nguồn Nhân lực Kásler Miklós để “nhờ vả”.
Mục tiêu được đặt ra là, cho tới thời hạn 1-2-2019, các vị có quyền đề cử kể trên hãy chuyển tên các ứng viên Orbán Viktor và Vladimit Putin lên Ủy ban Na Uy có chức năng xét Giải Nobel Hòa bình thường niên. Lý do được Hội đưa ra, đối với Tổng thống Nga, vì ông là người “gìn giữ hòa bình thế giới, nền văn hóa và Thiên Chúa giáo Châu Âu”.
Liên quan tới Thủ tướng Hungary, Hội cho rằng ông Orbán Viktor “đã làm nhiều nhất để bảo vệ hòa bình và an ninh Châu Âu bằng việc bảo vệ biên giới Châu Âu trước làn sóng nhập cư bất hợp pháp, trong đó có những phần tử khủng bố”. Hội còn nhấn mạnh: “Nước Nga và Hungary trong công cuộc gìn giữ hòa bình đã khiến công luận thế giới khâm phục, do đó, việc vinh danh hai chính khách uy tín và nổi tiếng trên trường quốc tế ấy là hợp lý”.
Sáng kiến vận động hành lang cho “nhị vị” chính khách trên vào cương vị ứng viên giải Nobel Hòa bình không phải là mới, vì cách đây 3 năm, vào cuối tháng 10-2015, “Hội Chinh phục Đất nước 2000” từng có gắng thuyết phục Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Hungary (MTA), nhà toán học nổi tiếng Lovász László hãy đề cử Orbán và Putin.
Theo thể lệ, chỉ một số nhân vật và tổ chức nhất định mới có quyền đề cử các giải Nobel, chẳng hạn những vị đã được trao Giải Nobel, các thành viên hiện tại và trước đây của Ủy ban Nobel, hoặc các thành viên các nghị viện. Do đó, trong dịp này, “Hội Chinh phục Đất nước 2000” đã tìm đến MTA, Quốc hội Hungary và Bộ trưởng Bộ Nguồn Nhân lực Kásler Miklós để “nhờ vả”.
Mục tiêu được đặt ra là, cho tới thời hạn 1-2-2019, các vị có quyền đề cử kể trên hãy chuyển tên các ứng viên Orbán Viktor và Vladimit Putin lên Ủy ban Na Uy có chức năng xét Giải Nobel Hòa bình thường niên. Lý do được Hội đưa ra, đối với Tổng thống Nga, vì ông là người “gìn giữ hòa bình thế giới, nền văn hóa và Thiên Chúa giáo Châu Âu”.
Liên quan tới Thủ tướng Hungary, Hội cho rằng ông Orbán Viktor “đã làm nhiều nhất để bảo vệ hòa bình và an ninh Châu Âu bằng việc bảo vệ biên giới Châu Âu trước làn sóng nhập cư bất hợp pháp, trong đó có những phần tử khủng bố”. Hội còn nhấn mạnh: “Nước Nga và Hungary trong công cuộc gìn giữ hòa bình đã khiến công luận thế giới khâm phục, do đó, việc vinh danh hai chính khách uy tín và nổi tiếng trên trường quốc tế ấy là hợp lý”.
“Hội Chinh phục Đất nước 2000” và Những người Xã hội Dân chủ Quốc gia từ nhiều năm nay đã lên tiếng trong nhiều vấn đề chính trị, xã hội, nhưng không có nhiều thông tin gì về họ: họ không có cả trang web và cũng không xuất hiện trên mạng xã hội Facebook. Về quan điểm, họ theo xu hướng thân cận với chính quyền và “cuồng” Putin, chống “thế giới Phương Tây thối nát”.
Năm ngoái, đã có tới 331 nhân vật và tổ chức được đề cử cho Giải Nobel Hòa bình, có lẽ là giải được chú ý và chờ mong nhất trong số 6 giải Nobel thường niên. Chung cuộc, bác sĩ Denis Mukwege người Congo và cô Nadia Murad, nạn nhân của IS, đã giành được vòng nguyệt quế vì những nỗ lực chấm dứt bạo lực tình dục như một vũ khí chiến tranh và xung đột vũ trang.