Ngành Giáo dục Hungary: “CHÍNH PHỦ CHỚ ĐÙA GIỠN VỚI TƯƠNG LAI CON TRẺ!”
- Chủ nhật - 14/02/2016 20:06
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Mặc dù trời mưa tầm tã, nhưng vài chục ngàn người - trong đó có cả những người già, em nhỏ... - đã tham dự cuộc biểu tình và tuần hành do Công đoàn các nhà giáo (PSz) triệu tập, kéo dài từ 9 rưỡi sáng tới khoảng 1 giờ chiều thứ Bảy, ngày 13-2-2016.
Được coi là cuộc biểu tình lớn nhất tại Hungary trong vòng hai năm nay, cuộc biểu tình đã thu hút không chỉ những ai quan tâm tới những vấn nạn lớn của ngành Giáo dục tại Hung, mà nó còn hội tụ đại diện của nhiều ngành khác, như y tế, giao thông, công lực...
Đoàn biểu tình mang trong lòng nhiều bức xức, như trước đó họ đã bị chính quyền coi là những kẻ muốn “làm loạn”, bị những “thế lực thù địch bên ngoài” giật dây, các giáo viên bị coi như những người chỉ muốn đòi tăng lương một cách vô độ, lười biếng, làm ít chơi nhiều, v.v...
Đó là chưa kể tới chuyện nửa tiếng trước khi cuộc biểu tình bắt đầu, tân Quốc vụ khanh Bộ Giáo dục đã có một tuyên bố, theo đó hành động phản kháng này của ngành Giáo dục là “chả có lý do gì”, vì chính quyền đã có những nhượng bộ và chủ động đề xuất thương lượng.
Như mạng index.hu bình luận, không rõ khẳng định đó của ông Palkovics László giữ được bao nhiêu người ở nhà trong tiết trời mưa gió, nhưng một điều chắc chắn: những ai xuống đường đều tin chắc rằng phải dùng áp lực mới có thể khiến chính quyền thực tâm đối thoại.
Bởi lẽ, chính phủ Hungary quả thực có một vài nhượng bộ khiến một số cá nhân và nghiệp đoàn giáo dục hài lòng, nhưng đa số vẫn cho rằng, chính quyền muốn chia rẽ họ bằng những cuộc gặp mặt mang tính tầm phào, với sự tham dự của những người không có chức năng gì.
Đoàn biểu tình mang trong lòng nhiều bức xức, như trước đó họ đã bị chính quyền coi là những kẻ muốn “làm loạn”, bị những “thế lực thù địch bên ngoài” giật dây, các giáo viên bị coi như những người chỉ muốn đòi tăng lương một cách vô độ, lười biếng, làm ít chơi nhiều, v.v...
Đó là chưa kể tới chuyện nửa tiếng trước khi cuộc biểu tình bắt đầu, tân Quốc vụ khanh Bộ Giáo dục đã có một tuyên bố, theo đó hành động phản kháng này của ngành Giáo dục là “chả có lý do gì”, vì chính quyền đã có những nhượng bộ và chủ động đề xuất thương lượng.
Như mạng index.hu bình luận, không rõ khẳng định đó của ông Palkovics László giữ được bao nhiêu người ở nhà trong tiết trời mưa gió, nhưng một điều chắc chắn: những ai xuống đường đều tin chắc rằng phải dùng áp lực mới có thể khiến chính quyền thực tâm đối thoại.
Bởi lẽ, chính phủ Hungary quả thực có một vài nhượng bộ khiến một số cá nhân và nghiệp đoàn giáo dục hài lòng, nhưng đa số vẫn cho rằng, chính quyền muốn chia rẽ họ bằng những cuộc gặp mặt mang tính tầm phào, với sự tham dự của những người không có chức năng gì.
Điều mà những người biểu tình mong muốn - cải tổ tận gốc hệ thống giáo dục, khai tử sự chỉ đạo mang tính tập trung cao độ trong tổ chức Giáo dục ở Hungary - thì trước mắt vẫn xa lạ với ý muốn của chính quyền, vì đó là sự thừa nhận sự phá sản của mô hình do FIDESZ đề xướng.
Làn sóng phản kháng rất mạnh mẽ trong ngành Giáo dục Hungary hiện tại xuất phát từ lá thư ngỏ nhan đề “Chúng tôi muốn được dạy” của các giáo viên trường Trung học Herman Ottó ở TP. Miskolc tháng 11 năm ngoái, nhưng khi đó thư chưa có được tiếng vang lớn.
Chỉ tới đầu năm nay, khi thư được đưa lên mạng làm tuyên ngôn cho nhóm “Chúng tôi muốn được dạy”, thì tầm ảnh hưởng của nó mới lan rộng trên phạm vi toàn quốc. Cho tới nay, đã có 737 cơ sở giáo dục tại Hungary ký tuyên bố tham gia phong trào phản kháng này.
Trở lại cuộc biểu tình hôm qua, ngày 13-2, Ban Tổ chức đề nghị các đảng phái không tham gia, cho dù những dịp thế này thường rất được phe đối lập để tâm và tận dụng. Tuy nhiên, một số chính khách đối lập vẫn tới dự và tham gia đoàn biểu tình với tư cách cá nhân.
“Tôi hiểu các nhóm dân sự này, nhưng vẫn không thể chấp nhận được sự xa lánh các đảng đối lập. Bởi lẽ, phe đối lập làm gì có việc gì khác?”, cựu chính khách Liên đoàn Dân chủ Tự do (SZDSZ) Horn Gábor cho hay, trong lúc ông đi cùng đoàn người biểu tình.
Ông Horn Gábor cho rằng, sẽ rất hữu ích nếu phe đối lập có thể đứng ra ủng hộ những người biểu tình, hoặc giả dưới các hình thức khác, chẳng hạn nhóm dân biểu đối lập có thể đệ lên Quốc hội Hungary 25 yêu sách cải tổ do Công đoàn các nhà giáo đưa ra mới đây.
Cuộc tuần hành khởi đầu từ Quảng trường Jászai Mari với sự hiện diện của ít nhất là hai ngàn người. Đoàn người đi bộ trong mưa tới Quảng trường Kossuth, nơi tọa lạc Tòa nhà Quốc hội Hungary, với sự dẫn đường của cảnh sát, giới tài xế taxi và một dàn nhạc chơi kèn.
Các nhóm biểu tình không có điều kiện tham gia tuần hành, thì hẹn nhau ngay bến tàu điện ngầm ở Quảng trường Kossuth. Tại đây, hơn một tiếng liền, chỉ thấy những đoàn người lũ lượt nối đuôi nhau đi lên từ lòng đất - cả ba thang máy đều được dùng cho mục đích này.
Nhiều du khách ngoại quốc tới thăm quần thể Nhà Quốc hội Hungary đã được dân Hung giải thích về lý do và ý nghĩa cuộc biểu tình. Cả một rừng ô, dù của vài chục ngàn người được giăng lên để chống cơn mưa dai dẳng, có lúc nặng hạt, tạo nên cảnh tượng vô cùng ấn tượng.
Đáng nói là cả một đám đông như vậy nhưng không hề có chút chen lấn, xô đẩy hay ai đó mất trật tự. Ban Tổ chức gọi loa lưu ý người tham dự cảnh giác trước khả năng có những kẻ khiêu khích, và tránh cãi vã, xô xát, “giao lưu” với những phần tử “bất đồng chính kiến” như vậy.
Sau khi cùng nhau hát bản Quốc ca Hungary, các diễn giả lần lượt lên phát biểu. Có thể thấy, cuộc biểu tình đã vượt quá khuôn khổ một sự đòi hỏi mang tính chuyên môn của giới sư phạm, một phần vì có nhiều đại diện các nghiệp đoàn khác cũng có mặt và diễn thuyết
Phần khác, vì vấn đề của ngành Giáo dục thu hút sự quan tâm của rất nhiều giới trong xã hội, chứ không chỉ là câu chuyện riêng của giới giáo viên. Học sinh, phụ huynh, ông bà, người thân quen... đều hiện diện rất đông, và ai cũng có ý kiến riêng của mình về giáo dục.
Như nhận xét của index.hu, khi nói rằng “cần đàm phán chứ không nên phá đám”, khả năng là Bộ trưởng phụ trách Văn phòng Chính phủ Lázár János đã không nghĩ đến chuyện, những người biểu tình đại diện cho nhiều giai tầng xã hội rất rộng, trong đó có cả cử tri của FIDESZ.
“Tôi từng bỏ phiếu cho FIDESZ và tới giờ vẫn không thấy có đảng nào tốt hơn. Nhưng có thể điều này chỉ đủ để lần gần nhất tôi không đi bầu nữa. Độc lập với mọi đảng phái, tôi nói rằng, cái gì tệ thì cần thay đổi. Và điều này thì không liên quan tới bất cứ “thế lực bên ngoài” nào.
Tôi đi biểu tình cũng không phải do bất cứ ai bảo” - một giáo viên sống ở ngoại thành Budapest chia sẻ với báo giới. Anh đã nhắc tới một tuyên bố được cho là của Thủ tướng Orbán Viktor, rằng cuộc biểu tình là do những phần tử như tỷ phú Soros György bỏ tiền kích động.
“Thủ tướng nói đúng đấy: một thế lực bên ngoài kích động cuộc biểu tình này”, lãnh đạo Công đoàn Giáo viên Dân chủ (PDSZ) nói hóm hỉnh. Có điều, theo ông Mendrey László, thế lực “thông minh” ấy chính là ông Orbán, ngày trước từng du học ở Anh bằng học bổng của Soros György.
Và giờ đây, thế lực ấy chỉ muốn bám chặt lấy quyền lực và chia rẽ những ai bất bình với nó, muốn phản đối nó. Tuy nhiên, thế lực ấy đã đánh giá quá cao bản thân mình, vì nó có thể sẽ bị chặn đứng bởi sự đoàn kết, đồng lòng của cả xã hội - ông Mendrey László nhấn mạnh.
“Lương thì có đấy, nhưng hồi tháng 11 tôi dạy thêm giờ mà tới giờ mới nhận được tiền. Lương của tôi cũng tăng đáng kể một cách ổn thỏa. Nhưng tôi phải làm việc gấp đôi, và giá cả mọi thứ cũng đâu có giảm” - một cô giáo cho biết. Cho dù, thu nhập của các nhà giáo Hung không hề cao.
Giáo viên có bằng cấp, dạy lâu năm, nhiều người chỉ được nhận lương cầm tay 80-90 ngàn Forint hàng tháng (chưa tới 300 Euro), trong khi chính khách thì tha hồ đút túi, tham nhũng tràn lan, theo người biểu tình. “Thử nói về trò trộm cắp xem nhé”, một diễn giả nhắn gửi giới lãnh đạo Hung.
Điều đáng nói là trong số các thầy cô giáo đi biểu tình, khi được báo chí hỏi, không ai phàn nàn về lương lậu, mà sự bức xúc của họ nằm ở mức cao hơn. Họ muốn một bầu không khí đỡ ngột ngạt và tự do hơn trong công việc dạy và học, khiến cả giáo viên lẫn học sinh không bị quá tải.
Hệ thống giáo dục của Hung trải qua nhiều cải cách, mà tới giờ vẫn có rất nhiều bất cập, theo người biểu tình. Học sinh phải thuộc lòng quá nhiều kiến thức kinh viện kiểu “tự điển”, triệt tiêu sức sáng tạo và khả năng tư duy, giáo viên thì phải làm đủ việc ngoài chuyện giảng dạy...
Bức xúc nhất với người biểu tình là chính quyền chỉ muốn cù nhầy kéo dài thời gian và chia rẽ họ, “cả vú lấp miệng em” với họ, thay vì nghiêm túc ngồi vào bàn đàm phán, và nghiêm túc nghe những gì họ muốn. Trong khi, họ chỉ lo cho tương lai của những thế hệ tiếp tới của Hungary.
Một điểm mới của kỳ biểu tình lần này là ngoài ngành Giáo dục, các diễn giả còn nhắc nhiều về những thiệt thòi của các nhóm khác trong xã hội, và kêu gọi sự đoàn kết. Bởi lẽ theo họ, chỉ có thể gây sức ép được tới chính quyền, nếu tất cả mọi ngành nghề đều lên tiếng bất bình.
“Nếu ngành giao thông đình công, chúng ta cũng sẽ ủng hộ họ, cảm thông với họ, chúng ta sẽ đi sớm 10 phút tới trường và nếu có ai tới trễ vì cuộc đình công chúng ta cũng bỏ qua”, một diễn giả đề xuất. Sự kiên trì và lòng quả cảm cũng là những khái niệm nay được nhắc tới.
“Thật buồn vì ngày nay, tại Hungary, mong muốn bảo vệ lợi ích con cháu chúng ta cũng đòi hỏi phải có lòng dũng cảm” - đó là lời bà Varga Andrea, một lãnh đạo công đoàn. “Các nhà giáo sẽ kiên tâm chừng nào xã hội còn đứng bên họ”, bà Galló Istvánné, một diễn giả khác bày tỏ.
Là Chủ tịch Công đoàn các nhà giáo, đơn vị tổ chức cuộc tuần hành và biểu tình, bà Galló Istvánné nhấn mạnh, giới giáo viên không thể để chính quyền chia rẽ, lăng nhục, khiến họ phải sống trong sợ hãi. Ông Pilz Olivér, một nhà giáo thì cho rằng, sau lưng ông không chỉ là tấm bảng.
Mà còn là muôn vàn học sinh, phụ huynh và các đồng nghiệp yểm trợ - đó là câu trả lời “cao tay” của người thầy bị chính quyền coi là “đầu têu” lá thư ngỏ ở trường Herman Ottó, và cho rằng sau lưng ông là những “thế lực thù địch bên ngoài” giật dây, muốn gây bất ổn cho Hungary.
Cuộc biểu tình đã có 5 phút “kinh khủng” theo nhận xét của báo giới Hungary, khi một diễn giả - bà Sándor Mária - đề nghị vào cuối buổi, tất cả hãy im lặng để chính quyền biết rằng họ không đến đây để phá đám. Cả quảng trường im phăng phắc, chỉ còn nghe tiếng gió và mưa rơi...
Những phút im lặng ấy, theo ý bà Sándor Mária, một đại diện nghiệp đoàn ngành Y, còn để mặc niệm những nạn nhân của thể chế hiện tại, để bày tỏ sự đồng cảm với những người bị thiệt thòi, mất mát bởi sự lạm quyền, bè phái, móc ngoặc, bê bối... của nhóm lợi ích hiện tại.
Trong bầu không khí phản đối chính quyền từ đầu đến cuối, đám đông nhiều lần hô những khẩu hiệu đanh thép như “Orbán cút đi”, “Chúng ta không sợ”, “Không thể để thế này”... Nếu mọi sự không thay đổi, cần đình công, nhưng cũng có người hy vọng chính phủ sẽ biết nghe lời.