NGƯỜI CẦM BÚT KHÔNG ĐƯỢC PHỤ HỌA VỚI CHÍNH QUYỀN!
- Thứ hai - 17/10/2016 01:55
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Trung tuần tháng 10-2016, Hội Văn bút Hungary (PEN Club) tròn 90 tuổi và họ muốn mời các đồng nghiệp Đức sang Budapest dự lễ kỷ niệm. Tuy nhiên, Văn bút Đức dù chúc mừng và cám ơn lời mời, nhưng cho hay, họ không thể sang dự.
Bởi theo phía Đức, PEN Club của Hungary, với cách hành xử như hiện tại, thực chất theo hướng phục vụ chính quyền thay vì phải chỉ trích, và không đứng ra bảo vệ những kẻ yếu thế.
Đó là điều Văn bút Đức không thể chấp nhận, theo khẳng định của Chủ tịch PEN Club Đức - GS. TS. Josef Haslinger - trong thư ngỏ gửi người đứng đầu Văn bút Hungary, ông Szőcs Géza. Thư có những đoạn rất thẳng thắn và gay gắt, phá bỏ nguyên tắc ngoại giao:
“PEN Club Hungary đã không làm tròn bổn phận đã được ghi trong Hiến chương Văn bút Quốc tế, đó là lên tiếng chống mọi thứ phân biệt chủng tộc, chống sự hằn thù trên cơ sở giai cấp hay dân tộc, và góp phần cho một thế giới thống nhất, nhân loại sống trong hòa bình”.
Văn bút Đức cũng rất chờ đợi PEN Club Hungary nêu rõ quan điểm về chính sách bài xích người tỵ nạn của chính quyền Hung, nhưng chờ hoài không thấy. Cũng như, không thấy PEN Club Hungary có hành động gì để bảo vệ quyền lợi của những thành phần thiểu số.
Ông Josef Haslinger nhắc lại, từ Đại hội Văn bút Quốc tế năm 2013 tại Reykjavik, đôi bên đã tranh luận xung quanh câu hỏi, PEN Club Hungary có nên lên tiếng một cách nghiêm khắc để chỉ trích những gì đang diễn ra ở nước này, như điều mà đa số các Văn bút khác vẫn làm hay không?
Văn bút Đức cũng có vấn đề với chính Chủ tịch PEN Club Hungary, nhà thơ Szőcs Géza, cựu Quốc vụ khanh phụ trách văn hóa của nội các Orbán, người mặc dù đã giữ cương vị đứng đầu Văn bút Hung từ năm 2011, nhưng vẫn còn nhận làm cố vấn văn hóa cho Thủ tướng Orbán Viktor.
Giáo sư Josef Haslinger cho hay, PEN Club Đức đã cố gắng thuyết phục đồng nghiệp Hung, rằng việc giữ cùng một lúc hai cương vị như thế là không nên, nhưng vô hiệu. Đó cũng là một trong những lý do khiến Văn bút Đức phải nói lời từ chối “không muốn cùng Quý vị trong dịp lễ này”.
Thông điệp của những người cầm bút Đức càng có giá trị, vì nó được đưa ra chỉ ít ngày sau khi nhật báo chính luận và xã hội lớn nhất của Hungary - “Tự do Nhân dân” (Népszabadság) đã đột ngột bị đóng cửa, và giới bình luận cho rằng nguyên nhân là do sức ép và mưu toan của chính quyền.
Ghi chú:
(*) Cả Văn bút Hungary và Đức đều là thành viên của Văn bút Quốc tế (PEN International), một hiệp hội các nhà thơ, nhà viết tiểu luận và tiểu thuyết gia (Poets, Essayists and Novelists), thành lập tại London năm 1921 và hiện có 145 chi nhánh trên thế giới.
Trong thực tế, tổ chức này bao gồm những người viết thuộc mọi thể loại (văn học, báo chí, lịch sử, v.v...) và ngoài văn học, Văn bút còn đặt tiêu chí đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, đại diện và bảo vệ những cây bút bị sách nhiễu, cầm tù và giết hại vì chính kiến của mình.
Nhà văn lớn người Hungary Konrád György từng giữ cương vị Chủ tịch Văn bút Quốc tế thời kỳ 1990-1993.
Đó là điều Văn bút Đức không thể chấp nhận, theo khẳng định của Chủ tịch PEN Club Đức - GS. TS. Josef Haslinger - trong thư ngỏ gửi người đứng đầu Văn bút Hungary, ông Szőcs Géza. Thư có những đoạn rất thẳng thắn và gay gắt, phá bỏ nguyên tắc ngoại giao:
“PEN Club Hungary đã không làm tròn bổn phận đã được ghi trong Hiến chương Văn bút Quốc tế, đó là lên tiếng chống mọi thứ phân biệt chủng tộc, chống sự hằn thù trên cơ sở giai cấp hay dân tộc, và góp phần cho một thế giới thống nhất, nhân loại sống trong hòa bình”.
Văn bút Đức cũng rất chờ đợi PEN Club Hungary nêu rõ quan điểm về chính sách bài xích người tỵ nạn của chính quyền Hung, nhưng chờ hoài không thấy. Cũng như, không thấy PEN Club Hungary có hành động gì để bảo vệ quyền lợi của những thành phần thiểu số.
Ông Josef Haslinger nhắc lại, từ Đại hội Văn bút Quốc tế năm 2013 tại Reykjavik, đôi bên đã tranh luận xung quanh câu hỏi, PEN Club Hungary có nên lên tiếng một cách nghiêm khắc để chỉ trích những gì đang diễn ra ở nước này, như điều mà đa số các Văn bút khác vẫn làm hay không?
Văn bút Đức cũng có vấn đề với chính Chủ tịch PEN Club Hungary, nhà thơ Szőcs Géza, cựu Quốc vụ khanh phụ trách văn hóa của nội các Orbán, người mặc dù đã giữ cương vị đứng đầu Văn bút Hung từ năm 2011, nhưng vẫn còn nhận làm cố vấn văn hóa cho Thủ tướng Orbán Viktor.
Giáo sư Josef Haslinger cho hay, PEN Club Đức đã cố gắng thuyết phục đồng nghiệp Hung, rằng việc giữ cùng một lúc hai cương vị như thế là không nên, nhưng vô hiệu. Đó cũng là một trong những lý do khiến Văn bút Đức phải nói lời từ chối “không muốn cùng Quý vị trong dịp lễ này”.
Thông điệp của những người cầm bút Đức càng có giá trị, vì nó được đưa ra chỉ ít ngày sau khi nhật báo chính luận và xã hội lớn nhất của Hungary - “Tự do Nhân dân” (Népszabadság) đã đột ngột bị đóng cửa, và giới bình luận cho rằng nguyên nhân là do sức ép và mưu toan của chính quyền.
Ghi chú:
(*) Cả Văn bút Hungary và Đức đều là thành viên của Văn bút Quốc tế (PEN International), một hiệp hội các nhà thơ, nhà viết tiểu luận và tiểu thuyết gia (Poets, Essayists and Novelists), thành lập tại London năm 1921 và hiện có 145 chi nhánh trên thế giới.
Trong thực tế, tổ chức này bao gồm những người viết thuộc mọi thể loại (văn học, báo chí, lịch sử, v.v...) và ngoài văn học, Văn bút còn đặt tiêu chí đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, đại diện và bảo vệ những cây bút bị sách nhiễu, cầm tù và giết hại vì chính kiến của mình.
Nhà văn lớn người Hungary Konrád György từng giữ cương vị Chủ tịch Văn bút Quốc tế thời kỳ 1990-1993.