“NGÀY ĐEN TỐI CHO TỰ DO BÁO CHÍ HUNGARY”
- Thứ tư - 12/10/2016 01:51
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ít ngày trước dịp đại lễ kỷ niệm 60 năm cách mạng dân chủ 1956 của Hungary mà một trong những đòi hỏi chính yếu là tự do ngôn luận, tự do biểu đạt, tờ nhật báo chính luận và xã hội lớn nhất của nước này đã đột ngột bị đóng của, và giới bình luận cho rằng do sức ép và mưu toan của chính quyền.
Nghe bản audio tại đây.
“Tự do Nhân dân” (Népszabadság) từng là tờ báo có lượng ấn bản lớn nhất tại Hungary cho tới năm 2011, và đến giờ vẫn được coi như một cơ quan ngôn luận độc lập rất có uy tín. Theo xu hướng trung tả, tờ báo mang tính đối lập và gây không ít “phiền phức” cho chính quyền cánh hữu hiện tại.
Các đảng đối lập Hung đồng thanh cho rằng việc đình bản “Tự do Nhân dân” là “sự tấn công khốn nạn nhất nhằm vào nền dân chủ và tự do báo chí Hungary”, là “sự nhắc nhớ những giai đoạn lịch sử đen tối nhất”, khi chính quyền “dùng phương pháp của Putin để tiêu diệt báo chí đối lập”.
“Đảo chính” nhằm lật đổ tờ nhật báo lớn nhất
Đó là khẳng định ban đầu của nhiều nhân viên “Tự do Nhân dân”, khi vào sáng thứ Bảy, hoàn toàn không được báo trước, họ đột ngột nhận được chỉ thị qua một lá thư do bưu tá phóng xe máy mang tới nhà họ, theo đó kể từ ngày 8-10 họ không cần phải đi làm. Điện thoại cơ quan của họ bị cắt.
Một số người tới nơi làm việc nhưng không được vào, thư từ công việc của họ bị khóa. Tổng biên tập tờ báo cho hay, ông và các đồng sự biết tin dữ này còn sau cả công luận Hung. Từ sáng ngày 8-10, ấn bản trực tuyến trên mạng Internet của “Tự do Nhân dân” cũng bị đình chỉ.
Trước mắt, toàn thể nhân viên “Tự do Nhân dân” còn chưa biết số phận tờ báo chính trị lớn nhất của Hungary sẽ ra sao, nhưng đa số cho rằng nó sẽ bị xóa sổ. Có người khẳng định rằng, đây là khoảnh khắc lịch sử của nền báo chí Hungary, nhưng họ sẽ không lùi bước và bàn xem cần làm gì.
Bước đầu tiên, các ký giả của “Tự do Nhân dân” tự lập một trang trên mạng xã hội Facebook nhằm chia sẻ những thông tin với bạn đọc, và đề nghị công luận hỗ trợ. Tổng biên tập báo thì đàm phán với công ty phát hành, tập đoàn Mediaworks của Áo, vì ông muốn giữ tờ báo và các đồng sự.
Tin tờ nhật báo chính trị lớn nhất của Hungary đột ngột bị tạm đình bản gây bất bình và công phẫn lớn trong công luận Hungary. Một cuộc biểu tình được nhiều ngàn người tham gia - trong đó có nhiều nhà báo, nhân sĩ và đại diện đảng phái - đã diễn ra trước Nhà Quốc hội Hungary vào tối thứ 8-10.
“Tự do Nhân dân” (Népszabadság) từng là tờ báo có lượng ấn bản lớn nhất tại Hungary cho tới năm 2011, và đến giờ vẫn được coi như một cơ quan ngôn luận độc lập rất có uy tín. Theo xu hướng trung tả, tờ báo mang tính đối lập và gây không ít “phiền phức” cho chính quyền cánh hữu hiện tại.
Các đảng đối lập Hung đồng thanh cho rằng việc đình bản “Tự do Nhân dân” là “sự tấn công khốn nạn nhất nhằm vào nền dân chủ và tự do báo chí Hungary”, là “sự nhắc nhớ những giai đoạn lịch sử đen tối nhất”, khi chính quyền “dùng phương pháp của Putin để tiêu diệt báo chí đối lập”.
“Đảo chính” nhằm lật đổ tờ nhật báo lớn nhất
Đó là khẳng định ban đầu của nhiều nhân viên “Tự do Nhân dân”, khi vào sáng thứ Bảy, hoàn toàn không được báo trước, họ đột ngột nhận được chỉ thị qua một lá thư do bưu tá phóng xe máy mang tới nhà họ, theo đó kể từ ngày 8-10 họ không cần phải đi làm. Điện thoại cơ quan của họ bị cắt.
Một số người tới nơi làm việc nhưng không được vào, thư từ công việc của họ bị khóa. Tổng biên tập tờ báo cho hay, ông và các đồng sự biết tin dữ này còn sau cả công luận Hung. Từ sáng ngày 8-10, ấn bản trực tuyến trên mạng Internet của “Tự do Nhân dân” cũng bị đình chỉ.
Trước mắt, toàn thể nhân viên “Tự do Nhân dân” còn chưa biết số phận tờ báo chính trị lớn nhất của Hungary sẽ ra sao, nhưng đa số cho rằng nó sẽ bị xóa sổ. Có người khẳng định rằng, đây là khoảnh khắc lịch sử của nền báo chí Hungary, nhưng họ sẽ không lùi bước và bàn xem cần làm gì.
Bước đầu tiên, các ký giả của “Tự do Nhân dân” tự lập một trang trên mạng xã hội Facebook nhằm chia sẻ những thông tin với bạn đọc, và đề nghị công luận hỗ trợ. Tổng biên tập báo thì đàm phán với công ty phát hành, tập đoàn Mediaworks của Áo, vì ông muốn giữ tờ báo và các đồng sự.
Tin tờ nhật báo chính trị lớn nhất của Hungary đột ngột bị tạm đình bản gây bất bình và công phẫn lớn trong công luận Hungary. Một cuộc biểu tình được nhiều ngàn người tham gia - trong đó có nhiều nhà báo, nhân sĩ và đại diện đảng phái - đã diễn ra trước Nhà Quốc hội Hungary vào tối thứ 8-10.
Nhiều người, trong đó có triết gia nổi tiếng Tamás Gáspár Miklós đã phát biểu bênh vực tự do báo chí, đám đông hô vang những khẩu hiệu đòi dân chủ và đòi Thủ tướng Orbán Viktor phải “cút đi”. Tờ báo thân chính phủ “Thời đại Hungary” (Magyar Idők) - hiện thân của truyền thông định hướng - bị đốt.
Tất cả các đảng đối lập hiện diện trong Quốc hội đã lên tiếng phản đối gay gắt việc “Tự do Nhân dân” bị đóng cửa, kể cả đảng cực hữu JOBBIK, ít nhiều là đồng minh của liên minh cầm quyền trong một số vấn đề. Tuy nhiên, phe cầm quyền thì cho rằng đây là chuyện bình thường trong làm ăn.
Tại sao cần đình chỉ báo?
Theo tập đoàn Mediaworks, cơ sở ấn hành báo, tờ báo sẽ đình bản chừng nào chưa khởi thảo và thực hiện được dự án kinh doanh mới. Lý do là vì mô hình kinh doanh hiện tại của báo thua lỗ, và ảnh hưởng tiêu cực đến thành quả của cả tập đoàn một cách dài hạn nếu không được chấn chỉnh.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, lý do thực sự nằm ở chỗ liên minh cầm quyền muốn thâu toán trong tay toàn bộ các cơ quan ngôn luận độc lập, trong đó “Tự do Nhân dân” cho tới giờ vẫn là tờ đáng kể nhất, cho dù lượng phát hành của tờ nhật báo cánh tả này đã giảm trong những năm qua.
Từ nhiều tháng nay, thị trường truyền thông Hung đã có nhiều lời đồn đại về số phận tờ báo này. Gần đây nhất, theo nhiều nguồn tin, tập đoàn Mediaworks sẽ về tay một doanh nghiệp thân chính phủ mà chủ nhân là người tâm phúc, “cánh tay phải” rất gần gũi của Thủ tướng Orbán Viktor.
Nếu sự chuyển chủ diễn ra (hoặc đã diễn ra mà công luận chưa được biết), chính quyền Hung không chỉ có - hay vô hiệu hóa - được “Tự do Nhân dân”, mà còn đoạt quyền chỉ đạo và mở rộng vương quốc truyền thông của mình ra thêm 13 tờ báo cấp tỉnh cũng thuộc sở hữu của Mediaworks.
Đình chỉ lập tức hoạt động của “Tự do Nhân dân” có thể nằm trong khuôn khổ chiến dịch trừng phạt những “thủ phạm” khiến cuộc trưng cầu dân ý vừa qua không đạt được lượng cử tri tham dự như ý muốn của liên minh cầm quyền, mà giới truyền thông độc lập bị coi là những “tội đồ” lớn.
Không chỉ thế, tờ báo này mới đây còn có loạt phóng sự điều tra về các bê bối lớn của giới lãnh đạo phe cầm quyền cánh hữu, mà theo như nhận xét của giới bình luận, nếu ở nước khác có thể khiến người có liên quan phải lập tức từ chức, hoặc buộc chính quyền phải có biện pháp nghiêm khắc.
Chuyện Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Matolcsy György cất nhắc người tình vào cương vị có lương bổng cao, hoặc Bộ trưởng phụ trách Văn phòng Thủ tướng Rogán Antal dối trá khi dùng trực thăng đi “chơi bời” xa hoa tốn kém đúng vào ngày trưng cầu dân ý - phải chăng là “giọt nước tràn ly”?
Tự do báo chí Hungary: đi về đâu?
Những tin mới nhất cho hay, tập đoàn Mediaworks tối qua tuyên bố sẽ lập tức đàm phán về việc đầu tư tài chính hoặc tái khởi động “Tự do Nhân dân” nếu Ban biên tập báo đưa ra được kế hoạch kinh doanh và chiến lược khả dĩ khiến tờ báo có thể hoạt động có hiệu quả kinh tế một cách dài hạn.
Ngược lại, Tổng biên tập báo cho biết mục tiêu nhất quyết của ông là “tất cả cùng nhau làm, với chất lượng chuyên môn độc lập như từ trước đến nay”. Kênh truyền hìn ATV thì bình luận rằng, những đòi hỏi của nhà đầu tư gần như không thể thực hiện được, nghĩa là tờ báo sẽ bị khai tử.
Cho dù nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của việc đình bản “Tự do Nhân dân” có là thế nào đi nữa, truyền thông độc lập của Hung bình luận rằng động thái này đi theo đúng hướng mà Thủ tướng Orbán Viktor đã tuyên bố vài năm trước đây, và năm ngoái ông cũng đã nói thẳng trước công luận.
Đó là, cần thủ tiêu, hoặc chí ít cũng giảm thiểu phạm vi hoạt động của truyền thông theo xu hướng tự do. Bởi lẽ, theo ông, truyền thông tự do đã lý giải những sự kiện chính trị, những vấn đề chiến lược (ví dụ, hiện tượng di dân) theo cung cách không phù hợp với hoạt động của chính quyền ông.
Ông Orbán cho rằng ngay Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng bị truyền thông tự do buộc phải có những quyết định tệ hại. Nếu suy nghĩ đó của vị thu tướng dẫn tới việc chính quyền tác động cho đóng cửa tờ báo, thì quả thực đó là “một tiền lệ đáng quan ngại”, như Chủ tịch Nghị viện Châu Âu bày tỏ.
Cùng với ông Martin Schulz, các cơ quan truyền thông hàng đầu của Châu Âu đều có bài về bê bối mới này của Hungary. Nhưng đây, trước hết là chuyện của dân Hung, và người Hung cần có phản ứng thỏa đáng trước điều mà một nhà báo cho rằng “tưởng chừng đã ở đáy vực, mà chưa phải”.
Theo ký giả đó, “sẽ ngây thơ nếu ai đó tưởng rằng có một điểm mà đảng cầm quyền sẽ dừng - theo thước đo của chính họ - trong việc hạn chế tự do báo chí và xâm lấn không gian truyền thông”, là bởi vì “đáng tiếc, họ sẽ không dừng bước”. Và cuối cùng, 8-10 bị coi là “ngày đen cho tự do báo chí Hungary”...
(*) Bài viết đã đăng trên RFI.