“LÀN SÓNG DỊCH BỆNH MÙA THU - ĐÔNG SẼ NẶNG HƠN!”
- Thứ ba - 02/06/2020 18:05
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Mùa hè có thể làm dịu đi, nhưng cũng có thể làm bùng nổ virus”, theo PGS. TS. Kemenesi Gábor, nhà nghiên cứu virus học hàng đầu của Hungary trong trả lời phỏng vấn tờ “Tiếng Dân” (Népszava). Làm việc tại Đại học TP. Pécs, ông Kemenesi Gábor nói rằng về mặt dịch tễ học, nới lỏng các biện pháp phòng ngừa rõ ràng là nguy hiểm.
“Kẻ thù của chúng ta vẫn vậy, và vẫn phải nghiêm túc đề phòng. Mọi thứ vẫn đều có thể”, ông nói. “Cảm giác an toàn mà trước nay chúng ta vẫn quen trong cách sống, giờ sẽ phải từ bỏ. Những rào cản mà chúng ta đã quen trong những tuần qua, khả năng là vẫn cần giữ chừng nào virus còn ở đây. Như ở Châu Á, thói quen đeo khẩu trang và những thói quen tập thể để tránh virus đường hô hấp vẫn được giữ sau đại dịch SARS”, ông nhận xét.
Về dịch tễ học, ông Kemenesi Gábor cho rằng sự tái khởi động rõ ràng là nguy hiểm. “Hãy khắc sâu vào óc mỗi người: con virus vẫn ở đây giữa chúng ta, hiểm nguy chưa chấm dứt, chúng ta chỉ hơn các nước khác trong cuộc chạy đua với thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến liên tục với virus ở những tháng sau đây mà thôi”, nhà nghiên cứu nói. “Chưa nước nào trên thế giới mà sự lây nhiễm đã dừng lại ở mức có thể khiến chúng ta yên tâm”.
Nói về nguồn gốc Covid-19 ở Hungary, theo các nghiên cứu di truyền về virus, ông Kemenesi Gábor khẳng định: kết quả cho thấy là khi chính phủ Hung ban bố những biện pháp hạn chế, thì chủ yếu dịch bệnh là do những người từ Tây Âu về nước và mang theo. Điều này cũng có thể nhận thấy ở các nước khác trong khu vực, ví dụ Ba Lan. (Như vậy, Covid-19 ở Hungary không phải do các sinh viên Iran bị lây nhiễm và sau đó lan truyền tiếp).
Theo ông Kemenesi Gábor, vẫn còn nhiều quốc gia là tâm dịch, nghĩa là khả năng dịch bệnh sẽ bị đưa từ đó đi nơi khác là hiện hữu. Duy chỉ có một điều tích cực là xã hội và chính quyền giờ đã có chút kinh nghiệm để đối đầu với virus, và bệnh dịch Covid-19 không còn là quá bất ngờ. Chưa ai biết mùa hè có ảnh hưởng gì đến virus nhưng rất có thể là nếu chúng ta lơi là, chính mùa hè sẽ làm bùng nổ trở lại dịch bệnh, theo nhà nghiên cứu.
Về dịch tễ học, ông Kemenesi Gábor cho rằng sự tái khởi động rõ ràng là nguy hiểm. “Hãy khắc sâu vào óc mỗi người: con virus vẫn ở đây giữa chúng ta, hiểm nguy chưa chấm dứt, chúng ta chỉ hơn các nước khác trong cuộc chạy đua với thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến liên tục với virus ở những tháng sau đây mà thôi”, nhà nghiên cứu nói. “Chưa nước nào trên thế giới mà sự lây nhiễm đã dừng lại ở mức có thể khiến chúng ta yên tâm”.
Nói về nguồn gốc Covid-19 ở Hungary, theo các nghiên cứu di truyền về virus, ông Kemenesi Gábor khẳng định: kết quả cho thấy là khi chính phủ Hung ban bố những biện pháp hạn chế, thì chủ yếu dịch bệnh là do những người từ Tây Âu về nước và mang theo. Điều này cũng có thể nhận thấy ở các nước khác trong khu vực, ví dụ Ba Lan. (Như vậy, Covid-19 ở Hungary không phải do các sinh viên Iran bị lây nhiễm và sau đó lan truyền tiếp).
Theo ông Kemenesi Gábor, vẫn còn nhiều quốc gia là tâm dịch, nghĩa là khả năng dịch bệnh sẽ bị đưa từ đó đi nơi khác là hiện hữu. Duy chỉ có một điều tích cực là xã hội và chính quyền giờ đã có chút kinh nghiệm để đối đầu với virus, và bệnh dịch Covid-19 không còn là quá bất ngờ. Chưa ai biết mùa hè có ảnh hưởng gì đến virus nhưng rất có thể là nếu chúng ta lơi là, chính mùa hè sẽ làm bùng nổ trở lại dịch bệnh, theo nhà nghiên cứu.
Dầu vậy, ông cho rằng dịch sẽ theo mùa, các chủng Coronavirus thường như vậy và do đó, làn sóng vào mùa thu - đông sẽ nặng hơn. “Bây giờ tôi nghĩ rằng sẽ có một giai đoạn chuyển tiếp vào mùa hè, khi con người do đi lại sẽ bảo lưu sự lây truyền của virus tại các vùng địa lý, và vào mùa thu thì khả năng lớn là dịch bệnh sẽ bùng trở lại”, ông nói, và cho rằng vì vậy, không nên tổ chức những sự kiện lớn, thu hút đông người trong thời gian này.
TS. Kemenesi Gábor cho biết, chúng ta cần quen với việc sẽ luôn có những virus mới - thường là qua đường hô hấp - sẽ khởi hành từ nơi xa và chu du một vòng thế giới. Bản thân ông đã tham dự nhiều chuyến “thám hiểm” vùng Đông Nam Á và các nơi đất khác để “săn” các loại virus mà khoa học còn chưa biết đến, và không sớm thì muộn, chúng tiềm tàng khả năng gây ra những tình huống chấn động như Coronavirus đang làm hiện tại.
“Biết bao nhiêu triệu, hoặc có thể nói là con số những virus như thế trong thiên nhiên là vô tận. Và cũng như loài người từng mò mẫm tìm đường đi trong rừng rậm, rồi xây lên cho mình những thành phố, đô thị, càng ngày chúng ta sẽ càng phải gặp những sự kiện như vậy. Cần chấp nhận điều đó vì nó là sự thật, cho dù nói ra thì ai cũng cảm thấy quan ngại” - nhà khoa học được Giải Junior Prima của Khoa Khoa học Tự nhiên Đại học Pécs chia sẻ.