Hungary: LỢI DỤNG KHỦNG HOẢNG NHẬP CƯ ĐỂ KÍCH ĐỘNG BÀI NGOẠI
- Thứ hai - 28/12/2015 07:03
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Làn sóng nhập cư, tỵ nạn chưa từng có trong lịch sử Châu Âu sau Thế chiến 2, đặc biệt qua ngả Hungary, trong năm 2015. Trong bối cảnh các định chế của Liên hiệp Châu Âu lúng túng, chính quyền Budapest có nhiều chính sách kích động bài ngoại.
Việc thiếu vắng một chính sách quản lý nhập cư, tiếp đón người tỵ nạn phù hợp, cũng như kiểm soát đường biên giới có hiệu quả, là nguồn gốc của tình trạng căng thẳng xã hội gia tăng chưa từng có tại Châu Âu từ nửa thế kỷ nay, đặc biệt tại Hungary.
Quốc gia nằm giữa vùng Trung Âu này là một trong các cửa ngõ chủ yếu vào Châu Âu của người nhập cư, tỵ nạn: theo một số thống kê, người qua Hung chiếm đến hơn một phần ba trong tổng số khoảng 1 triệu người nhập cư vào Châu Âu năm 2015.
Gần đây, Liên hiệp Châu Âu đang dần dần hướng đến một chính sách chung nhằm chia sẻ gánh nặng tiếp đón người tỵ nạn, hình thành một lực lượng biên phòng chung của toàn khối hay tăng cường hợp tác với các quốc gia lân cận vùng xung đột để hạn chế dòng người nhập cư.
Hungary đã có phản ứng ra sao về chính sách quản lý nhập cư chung mới đang hình thành của Châu Âu, đặc biệt là việc lập một lực lượng biên phòng mang tính liên bang?
Dự án của Ủy ban Châu Âu vào trung tuần tháng 12 vừa qua về việc thành lập một lực lượng biên phòng và tuần duyên chung thay thế cho cơ quan Frontex hiện tại, có nhiều quyền hạn hơn, có thể được điều động tới những vùng có diễn biến phức tạp mà không cần sự đề xuất hay chấp thuận của nước sở tại, đã bị Hungary phản đối.
Cho dù bảo vệ biên giới chung của Liên Âu từng là một trong sáu đề xuất của Thủ tướng Orbán Viktor vào cuối tháng 9, trong Hội nghị thượng đỉnh về vấn đề người tỵ nạn của EU, và sau đó không được thông qua. Tuy nhiên, ý đồ của ông Orbán lúc đó là chỉ muốn lực lượng biên phòng chung này can thiệp vào việc bảo vệ biên giới Hy Lạp.
Bởi lẽ, theo ông, việc Hy Lạp để người tỵ nạn tràn vào Châu Âu mà không có biện pháp đăng ký, ghi danh chính là một trong những lý do của cuộc khủng hoảng tỵ nạn hiện tại, và nếu cơ quan biên phòng Hy Lạp bất lực trong việc này thì cần để Châu Âu làm thay, và ông Orbán cho rằng đây là đề xuất quan trọng nhất của ông.
Do đó, đối với dự án hiện nay của Ủy ban Châu Âu, Thủ tướng Hungary coi đó là sự thắng lợi của các phương án do ông đề ra trong vấn đề người tỵ nạn. Có điều, ông không đồng ý việc lực lượng mới này có thể được cử tới một quốc gia ngay cả khi nước đó phản đối, và coi đó là sự can thiệp vào chủ quyền lãnh thổ của một thành viên.
Quốc gia nằm giữa vùng Trung Âu này là một trong các cửa ngõ chủ yếu vào Châu Âu của người nhập cư, tỵ nạn: theo một số thống kê, người qua Hung chiếm đến hơn một phần ba trong tổng số khoảng 1 triệu người nhập cư vào Châu Âu năm 2015.
Gần đây, Liên hiệp Châu Âu đang dần dần hướng đến một chính sách chung nhằm chia sẻ gánh nặng tiếp đón người tỵ nạn, hình thành một lực lượng biên phòng chung của toàn khối hay tăng cường hợp tác với các quốc gia lân cận vùng xung đột để hạn chế dòng người nhập cư.
Hungary đã có phản ứng ra sao về chính sách quản lý nhập cư chung mới đang hình thành của Châu Âu, đặc biệt là việc lập một lực lượng biên phòng mang tính liên bang?
Dự án của Ủy ban Châu Âu vào trung tuần tháng 12 vừa qua về việc thành lập một lực lượng biên phòng và tuần duyên chung thay thế cho cơ quan Frontex hiện tại, có nhiều quyền hạn hơn, có thể được điều động tới những vùng có diễn biến phức tạp mà không cần sự đề xuất hay chấp thuận của nước sở tại, đã bị Hungary phản đối.
Cho dù bảo vệ biên giới chung của Liên Âu từng là một trong sáu đề xuất của Thủ tướng Orbán Viktor vào cuối tháng 9, trong Hội nghị thượng đỉnh về vấn đề người tỵ nạn của EU, và sau đó không được thông qua. Tuy nhiên, ý đồ của ông Orbán lúc đó là chỉ muốn lực lượng biên phòng chung này can thiệp vào việc bảo vệ biên giới Hy Lạp.
Bởi lẽ, theo ông, việc Hy Lạp để người tỵ nạn tràn vào Châu Âu mà không có biện pháp đăng ký, ghi danh chính là một trong những lý do của cuộc khủng hoảng tỵ nạn hiện tại, và nếu cơ quan biên phòng Hy Lạp bất lực trong việc này thì cần để Châu Âu làm thay, và ông Orbán cho rằng đây là đề xuất quan trọng nhất của ông.
Do đó, đối với dự án hiện nay của Ủy ban Châu Âu, Thủ tướng Hungary coi đó là sự thắng lợi của các phương án do ông đề ra trong vấn đề người tỵ nạn. Có điều, ông không đồng ý việc lực lượng mới này có thể được cử tới một quốc gia ngay cả khi nước đó phản đối, và coi đó là sự can thiệp vào chủ quyền lãnh thổ của một thành viên.
Ngay trong chủ đề này, cũng có thể nhận ra một liên minh giữa Hungary và Ba Lan, là hai quốc gia lên tiếng phản đối mạnh mẽ nhất dự án, cho đó là một quyết định phi dân chủ, độc đoán. Đây cũng là quan điểm chung của khối V4 - quy tụ các nước cộng sản cũ ở vùng Trung Âu - trong đề xuất “mini-Schengen” trước đó ít lâu.
Nhắc lại, đầu tháng 12, đã có một đề xuất được đưa ra, theo đó, EU chỉ đảm bảo “không gian phi thị thực Schengen” cho một nhóm các quốc gia tán thành việc phân bổ người tỵ nạn theo hạn ngạch của Liên Âu. Hungary cho rằng đây là sự phân biệt đối xử nghiêm trọng, nhằm vào nhóm V4 mà nước Hung được coi là “đầu têu”.
Quan điểm chung của V4 trong vấn đề này, mà Hungary luôn là một “phát ngôn viên” năng nổ nhất, là cần bảo vệ biên giới ngoài của Châu Âu, giải quyết đụng độ Cận Đông, xử lý vấn đề người tỵ nạn ngoại lãnh thổ Liên Âu, còn việc nhận người tỵ nạn theo sự phân bổ thì hãy để tự các quốc gia quyết định theo ý riêng của họ.
Nhu vậy có thể thấy, chính sách chung của Liên hiệp Châu Âu trong vấn đề người tỵ nạn luôn gặp phải sự phản đối từ V4, đứng đầu là Budapest và Thủ tướng Orbán Viktor.
Tuần trước, Nghị viện Châu Âu ra nghị quyết đề nghị Ủy ban Châu Âu thi hành “thể thức theo dõi” Hung trong lĩnh vực dân chủ và nhân quyền. Trước đó, Ủy ban Châu Âu có gửi Hung một công văn đặt vấn đề về việc luật pháp Hung liên quan đến quyền tỵ nạn không phù hợp với luật chung của EU.
Mới đây, Hội đồng Châu Âu, Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu và Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc cũng lên tiếng phê phán Hungary. Chính quyền Hung phản ứng ra sao trước các áp lực và đòi hỏi của Châu Âu và quốc tế?
Trước hết, cần điểm lại nguyên nhân tại sao Hungary lại bị các định chế của Liên Âu đưa vào tầm ngắm như ở trên đã nói, trong các hồ sơ về dân chủ, nhân quyền liên quan tới quyền của người tỵ nạn. Đó là một quá trình đã diễn ra từ gần một năm nay, từ khi vấn đề người tỵ nạn còn chưa là nỗi lo ngại cho Liên Âu như hiện tại.
Xuất phát từ một số phát biểu mang tính bài ngoại của giới lãnh đạo Hung - đứng đầu là Thủ tướng Orbán Viktor - từ cuối năm ngoái, đầu năm nay, một chiến dịch bài xích người tỵ nạn - mà chính quyền Hung nhập nhèm gọi họ là “nhập cư bất hợp pháp” trên các phương tiện truyền thông đại chúng - đã được khởi động từ mùa xuân 2015.
Trên các tấm poster khổng lồ treo tại các nơi công cộng bằng tiền thuế dân, người tỵ nạn bị coi là không tôn trọng và hủy hoại những giá trị văn hóa truyền thống Hungary, cướp công ăn việc làm của người Hung, gây nguy hiểm cho an ninh nước Hung. Người tỵ nạn bị đặt bên cạnh khủng bố trong một cuộc trưng cầu dư luận thu nhỏ mang tên “tham vấn quốc gia”.
Khi làn sóng tỵ nạn tràn qua Hung vào cuối hè năm nay, cho dù đa số người tỵ nạn chỉ chọn Hungary là nơi trung chuyển và không gây phương hại gì tới an ninh nước Hung, nhưng chính quyền Hung tiếp tục việc bài xích và bôi nhọ họ, thông qua chiến dịch tuyên truyền cho việc xây hàng rào dài gần 300 km ngăn biên giới Hungary - Serbia.
Trung tuần tháng 9, các đạo luật mới về di dân được đưa vào thực hiện khiến hầu như tất cả người tỵ nạn đến Hungary từ Serbia (được Hung coi là quốc gia an toàn) lập tức bị loại trừ khi đệ đơn xin quy chế tỵ nạn, họ bị trục xuất như những kẻ nhập cư lậu, không có khả năng kháng án, không được đảm bảo phiên dịch trong phiên tòa.
Mới đây nhất, một chiến dịch mới trên các phương tiện truyền thông lại được chính quyền Hungary tiến hành để lý giải cho quan điểm chống sự phân bổ người tỵ nạn theo hạn ngạch mà Liên Âu đề xuất, dưới chiêu bài dân tộc chủ nghĩa, theo đó Hungary phải có quyền tự quyết định tiếp nhận ai chứ không thể bị áp đặt từ EU.
Trong chiến dịch mới, nhiều điểm kích động đã được chính quyền Hungary đưa ra - mà các tổ chức bảo vệ nhân quyền đã vạch trần là dối trá, như Hung bị Liên Âu buộc phải nhận 160 ngàn người tỵ nạn, bằng dân số một thành phố lớn, hay hàng tháng Hung phải nuôi “báo cô” cho người tỵ nạn với chi phí hơn mức lương tối thiểu của dân Hung, v.v...
Tất cả những động thái trên khiến Hungary trong những ngày qua đã nhận được nhiều cảnh báo và chỉ trích từ Châu Âu và thế giới. Tuy nhiên, tới giờ, chưa thấy có dấu hiệu gì cho thấy, lãnh đạo nước này có ý thay đổi những điểm bị coi là phi dân chủ và đi ngược lại với các định chế luật chung của Liên Âu và quốc tế.
Nói thêm là trong nhiều hồ sơ khác như vấn đề tự do báo chí, tự do ngôn luận, vấn đề nhân quyền..., từ 5 năm nay, liên minh cánh hữu của ông Orbán Viktor cũng đã rơi vào tầm ngắm của Châu Âu, nhưng có thể thấy những áp lực và yêu cầu đến từ Liên Âu dường như chưa đủ mạnh để khiến Budapest có được bất cứ thay đổi gì về chất.
Chính quyền Hungary duy trì chính sách bài ngoại như đã nói ở trên với mục đích gì, tại sao nó tồn tại và và nó có hậu quả ra sao với xã hội nước này?
Trên thực tế, các chính đảng cánh hữu cầm quyền tại Hungary, mà Liên đoàn Thanh niên Dân chủ FIDESZ của ông Orbán Viktor là “minh chủ”, hiện chưa gặp phải bất cứ đe dọa nào đáng kể từ các đảng đối lập theo xu hướng trung tả và tự do, vốn vừa yếu ớt, lại vừa chia năm sẻ bảy, không thể có được tiếng nói chung.
Trong nhiều trường hợp, chẳng hạn vấn đề tỵ nạn, đảng cực hữu JOBBIK - hiện nay đã trở thành đảng đối lập mạnh nhất ở Hungary - lại có quan điểm tán đồng với FIDESZ. Do vậy, đường lối của FIDESZ, với vỏ bề ngoài là theo chủ nghĩa dân tộc, độc lập, tự cường, muốn nước Hung theo con đường không lệ thuộc EU, lại được hưởng ứng.
Với người dân trong nước, chính quyền Hungary lý giải việc họ bị quốc tế phê phán, là bởi Châu Âu ghen tỵ với những thành quả phát triển kinh tế Hung, một mô hình mà theo ông Orbán là các nước cần học tập, cũng như, Liên Âu già cỗi không thấy được quan điểm sáng suốt của lãnh đạo Hung nên mới để khủng hoảng tỵ nạn như hiện tại.
Chính sách bài ngoại của ông Orbán, vô hình chung, cũng phù hợp với suy nghĩ của không ít người dân vốn dĩ mang trong lòng chủ nghĩa dân tộc ít nhiều cực đoan, có nguồn gốc từ gần một trăm năm nay, khi nước Hung sau Đệ nhất Thế chiến phải chia hai phần ba lãnh thổ và cư dân nước này cho các quốc gia láng giềng.
Chính vì thế, sự tồn tại của chính sách bài ngoại tuy có gặp phải sự phê phán của truyền thông độc lập, cũng như các tổ chức bảo vệ nhân quyền ở Hung, nhưng cư dân Hung thì không thật phản đối. Đối với nhiều người, việc chính quyền Hung tìm cách đưa hết vài trăm ngàn người tỵ nạn ra khỏi nước này, là điều may mắn và đáng mừng.
Tuy nhiên, đường lối và quan điểm tỵ nạn của nội các Orbán, ngoài việc mang tính dân túy trong nước, có phần chắc là nhắm ra nước ngoài. Ít nhất, Hungary đã chiếm được ngôi vị đứng đầu nhóm V4, và gần như tạo ra thông lệ là trước khi có bất cứ hội nghị thượng đỉnh nào của Liên Âu thì V4 lại thống nhất câu trả lời của họ trước đó.
Giới bình luận có chỉ ra rằng thay vì là những thành viên hội nhập với EU, thì bốn nước cộng sản cũ tại Trung Âu - mà Hungary muốn làm thủ lĩnh chính trị - lại co cụm để trở thành một “thiểu số đối lập”, và điều này không phải là tốt đối với các quốc gia đó. Với Châu Âu, thậm chí đây có thể là sự đe dọa đối với nền tảng dân chủ và những giá trị lâu đời của EU.
Điều này càng trở nên đáng ngại, khi tại Ba Lan, với sự thắng thế của Đảng cánh hữu Pháp luật và Công lý (PiS) cùng những biện pháp phi dân chủ và đi ngược lại những chuẩn mực luật pháp Châu Âu với những toan tính chính trị, Budapest lại có thêm một chỗ dựa, một “bạn đồng hành” trong cái gọi là “cách mạng bảo thủ” chống Phương Tây.
Chống tỵ nạn, đánh thuế cao ngân hàng và những tập đoàn đa quốc gia, đưa người của mình vào Tòa Bảo hiến, tìm cách hạn chế tự do ngôn luận, sẵn sàng tuyên chiến với những ý kiến phê bình của truyền thông ngoại quốc... là những điểm mà nội các mới ở Ba Lan được coi là đã sao chép y nguyên những gì mà ông Orbán đã làm, và khiến EU lo ngại.
Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Hung đã cho mời người đồng nhiệm Ba Lan Beata Szydło sang thăm Budapest ngay từ khi bà này chưa được bổ nhiệm chính thức. Báo chí Hung cho rằng, việc bà Beata Szydło chọn Hungary là điểm đến đầu tiên không chỉ mang tính ngoại giao, mà còn có ý nghĩa như sự hình thành của một liên minh mạnh trong lòng EU.
Mới đây, chính giới Đức vừa đề xuất, Ủy ban Châu Âu cần có biện pháp thật mạnh mẽ đối với Ba Lan, cũng như với “nước Hung của Orbán”, kể cả khả năng tạm đình chỉ quy chế thành viên Liên Âu của nước này. Như thế, quan ngại về sự vi phạm những giá trị nền tảng của Châu Âu - như dân chủ, pháp quyền, nhân bản... - là điều có thật trong trường hợp Hungary và giờ thêm Ba Lan.
Và các định chế của Châu Âu sẽ có vai trò lớn trong việc xử lý mối lo này, ngoài niềm hy vọng vào giới trí thức và cử tri sáng suốt tại các quốc gia trên, như truyền thông và giới chính khách nước ngoài có thổ lộ...
Như có nói ở trên, các định chế Châu Âu có vai trò to lớn, bên cạnh, sự sáng suốt của công luận tại các nước đang phải đương đầu với khủng hoảng nhập cư, trong đó có Hung.
Như vậy, phải chăng việc thiếu vắng các giải pháp căn bản, hiệu quả, mang tính toàn thể và dài hạn cho vấn đề tỵ nạn, nhập cư - của một Châu Âu đoàn kết -, xét cho cùng chính là cơ sở giúp cho sự bùng phát của các chủ trương bài ngoại, và các hành động tấn công khác nhắm vào những nền tảng của chế độ dân chủ, pháp quyền, chủ nghĩa nhân đạo Châu Âu?
Về phần Hungary, cần nhấn mạnh là chính quyền Orbán đã lợi dụng tính chất phức tạp của cuộc khủng hoảng nhập cư để tự thể hiện như là nạn nhân của làn sóng tỵ nạn. Trên thực tế, trong số gần 400.000 người nhập cư vào Hungary trong năm nay, hầu như tất cả đều đã rời Hung trong ít ngày, số còn lại ở Hung trong các trại tỵ nạn chỉ khoảng vài trăm, và tỷ lệ được chấp nhận quy chế tỵ nạn cũng không đáng kể.
Chính quyền Hungary cũng lợi dụng tình huống rối ren, để nêu cao việc người tỵ nạn tranh việc làm của dân sở tại, làm thất nghiệp gia tăng, nhưng trên thực tế khi phải trả lời chất vấn cụ thể về vấn đề này - có bao nhiêu người nhập cư, tỵ nạn nhận được việc làm - thì con số được công bố là rất nhỏ, hoàn toàn không đáng kể đối với thị trường lao động của một quốc gia.
Hungary thực chất không phải là nước tiếp nhận đông đảo người nhập cư như chính quyền khẳng định, mà chỉ là một quốc gia trung chuyển, nhận người từ một phía biên giới (thường là Serbia), để rồi nhanh chóng chuyển người sang bên kia (biên giới với Áo). Bên cạnh đó, tuy thường xuyên phàn nàn là phải tiêu tốn cho dân tỵ nạn, nhưng thực chất Hung cũng nhận được tài trợ từ Châu Âu để chu cấp cho người tỵ nạn tại chỗ.
Cũng phải thừa nhận rằng các đảng đối lập, trong đó đáng kể là Đảng Xã hội Hungary (MSZP) đã không đưa ra được giải pháp khả dĩ nào để giải quyết cuộc khủng hoảng này. Chính sách của đảng MSZP xoay như chong chóng, thậm chí từ quan điểm hoàn toàn phản đối chính phủ trong vấn đề tỵ nạn, đảng này từng quay lại ủng hộ một số chính sách độc đoán của nội các Orbán trong vấn đề tỵ nạn.
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, chính quyền Hungary không phản đối tất cả các biện pháp tích cực của Châu Âu. Thủ tướng Hung Orban thậm chí là một trong những lãnh đạo sớm đề xướng một số sáng kiến trong vấn đề tỵ nạn và sau này Châu Âu đã chấp thuận, như chi tiền trợ giúp Thổ Nhĩ Kỳ, để nước này giúp Châu Âu giữ chân người tỵ nạn Syria, không để họ liều mạng vượt biển sang Hy Lạp để từ đó qua Liên Âu.
Có điều, như đã nói ở trên, lập trường chính thức của Hungary là thường xuyên phản đối những biện pháp của Châu Âu mà họ coi là can thiệp vào “chủ quyền quốc gia”, cụ thể gần đây nhất là trong vấn đề lập lực lượng biên phòng chung toàn liên bang.
(*) Bài viết đã đăng trên RFI.