Hungary: KHI CÁC NHÀ GIÁO XUỐNG ĐƯỜNG ĐÒI CẢI TỔ TOÀN DIỆN NGÀNH GIÁO DỤC
- Thứ năm - 18/02/2016 00:32
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày thứ Bảy 13-2 vừa qua, các nghiệp đoàn ngành Giáo dục của Hungary đã tổ chức một cuộc tuần hành và biểu tình kéo dài khoảng ba tiếng rưỡi, thu hút được vài chục ngàn người tham gia, với yêu sách đòi cải tổ hoàn toàn hệ thống giáo dục và tạo điều kiện thỏa đáng cho việc dạy và học tại Hung.
Nghe bản audio tại đây.
Được báo giới đánh giá là cuộc xuống đường lớn nhất tại Hungary trong vòng hai năm nay, cuộc biểu tình của các nhân viên ngành Giáo dục và những người ủng hộ họ còn mang nhiều tính chất khác biệt và mới mẻ do với các dịp trước đó, và có thể dấy lên một phong trào bất bình rộng rãi chống chính phủ ở Hung.
Một các ngắn gọn, biểu tình đã thu hút không chỉ những ai quan tâm tới những vấn nạn lớn của ngành Giáo dục tại Hung, mà còn hội tụ đại diện của nhiều ngành khác, như y tế, giao thông, công lực..., và thu hút cả những cử tri vốn ủng hộ cho liên minh cầm quyền cánh hữu, vì theo họ, đây là vấn đề của tương lai đất nước.
Từ một lá thư ngỏ...
Cuộc biểu tình ngày thứ Bảy là đỉnh cao cho tới hiện tại của một làn sóng phản kháng rất mạnh mẽ trong ngành Giáo dục Hungary, xuất phát từ một lá thư ngỏ nhan đề “Chúng tôi muốn được dạy” tháng 11 năm ngoái của tập thể các giáo viên trường Trung học Herman Ottó ở Miskolc, một thành phố lớn phía Bắc Hungary.
Vào lúc được công bố, thư chưa có được tiếng vang lớn. Chỉ tới đầu năm nay, khi nó được đưa lên mạng làm tuyên ngôn cho nhóm “Chúng tôi muốn được dạy”, thì tầm ảnh hưởng của thư mới lan rộng trên phạm vi toàn quốc. Cho tới nay, đã có hơn 800 tổ chức và rất nhiều cá nhân tuyên bố đồng tình với nội dung thư.
Cụ thể, lá thư đề cập đến nhiều vấn đề được coi là cốt tử của ngành Giáo dục Hung từ nhiều năm nay, và đặc biệt nổi cộm dưới thời nội các Orbán, kể từ khi Đạo luật Giáo dục mới được thông qua năm 2011, trao quyền điều hành và kiểm soát toàn bộ nền giáo dục vào tay một cơ quan trung ương mang tên KLIK.
Được vận hành dưới sự chỉ đạo của bộ trưởng chuyên trách vấn đề giáo dục, KLIK là một cơ quan đầy quyền năng và chế ngự sự hoạt động của ngành Giáo dục Hung theo định hướng mà chính quyền mong muốn, tạo nên một bầu không khí ngột ngạt, mất tự do và căng thẳng bao trùm nền giáo dục Hungary.
Ở trường sở, cả giáo viên lẫn học sinh đều bị quá tải. Trải qua nhiều cải cách, nền giáo dục Hung vẫn còn tất nhiều nhược điểm, mà bị nhắc tới nhiều là việc học sinh bị nhồi nhét quá nhiều kiến thức kinh viện kiểu “tự điển”, triệt tiêu sức sáng tạo và khả năng tư duy, làm hứng thú trong việc học bị giảm thiểu.
Các giáo viên, bên cạnh việc giảng dạy, phải làm quá nhiều việc “trời ơi đất hỡi”, nhất là những gánh nặng hành chính khiến họ không còn thời gian nghỉ ngơi, trau dồi kiến thức. Do khả năng lựa chọn sách giáo khoa bị đình chỉ, cả người dạy lẫn người học đều phải sử dụng những kiến thức mang tính định hướng.
Đó là chưa kể tới việc kinh phí cho ngành Giáo dục bị cắt giảm, điều kiện giảng dạy và học tập nhiều nơi xuống cấp tồi tệ. Chính quyền trung ương và địa phương đổ lỗi cho nhau trong việc này, nhưng tình hình không được cải thiện. Giới chuyên môn ít được tham khảo ý kiến và tham gia trong các quyết sách giáo dục.
Cạnh đó, lương của người trong ngành Giáo dục được coi là thấp, chỉ gần bằng 70% lương các ngành lao động trí óc nói chung. Có những nhà giáo vài chục năm trong nghề mà cầm tay chưa tới 300 Euro hàng tháng. Tuy nhiên, tăng lương không phải là yêu cầu chính trong lá thư ngỏ được nhiều người hưởng ứng.
… đến cuộc biểu tình có nhiều điểm đáng chú ý
Để tránh những quy chụp thường lệ từ chính quyền, Ban tổ chức - gồm Công đoàn các nhà giáo cùng một số đại diện nghiệp đoàn khác - đã đề nghị các đảng phái chính trị không tham gia biểu tình. Do đó, một số lãnh đạo các đảng đối lập, dù rất muốn tận dụng cơ hội này, nhưng chỉ tham dự trên tư cách cá nhân.
Dưới tiết trời mưa tầm tã từ đầu đến cuối, cuộc biểu tình đã diễn ra trong trật tự, đáng ghi nhận là có nhiều người cao tuổi và trẻ em cũng có mặt. Nó đã vượt quá khuôn khổ một sự đòi hỏi mang tính chuyên môn của giới sư phạm, một phần vì có nhiều đại diện các nghiệp đoàn khác cũng có mặt và diễn thuyết
Phần khác, và có lẽ đây là điều chính quyền không ngờ đến, là vì vấn đề của ngành Giáo dục thu hút sự quan tâm của rất nhiều giới trong xã hội, chứ không chỉ là câu chuyện riêng của giới giáo viên. Người biểu tình đại diện cho nhiều giai tầng xã hội rất rộng, trong đó có cả những cử tri của liên minh cầm quyền.
Một điểm mới của kỳ biểu tình lần này là ngoài vấn nạn của ngành Giáo dục, các diễn giả còn nhắc nhiều về những thiệt thòi của các nhóm khác trong xã hội, và kêu gọi sự đoàn kết. Bởi lẽ theo họ, chỉ có thể gây sức ép được tới chính quyền, nếu tất cả mọi ngành nghề - kể cả giới công lực - đều lên tiếng bất bình.
Do đó, như báo chí nhận xét, cuộc biểu tình không chỉ là dịp để mổ xẻ những vấn đề riêng của nền giáo dục Hung, mà đã trở thành một hành động phản đối chính quyền hết sức tự nhiên và được người tham dự chấp nhận. “Sự bần cùng chung đã khiến chúng ta lại gần nhau”, đó là nhận xét của một diễn giả đến từ ngành Y.
Được báo giới đánh giá là cuộc xuống đường lớn nhất tại Hungary trong vòng hai năm nay, cuộc biểu tình của các nhân viên ngành Giáo dục và những người ủng hộ họ còn mang nhiều tính chất khác biệt và mới mẻ do với các dịp trước đó, và có thể dấy lên một phong trào bất bình rộng rãi chống chính phủ ở Hung.
Một các ngắn gọn, biểu tình đã thu hút không chỉ những ai quan tâm tới những vấn nạn lớn của ngành Giáo dục tại Hung, mà còn hội tụ đại diện của nhiều ngành khác, như y tế, giao thông, công lực..., và thu hút cả những cử tri vốn ủng hộ cho liên minh cầm quyền cánh hữu, vì theo họ, đây là vấn đề của tương lai đất nước.
Từ một lá thư ngỏ...
Cuộc biểu tình ngày thứ Bảy là đỉnh cao cho tới hiện tại của một làn sóng phản kháng rất mạnh mẽ trong ngành Giáo dục Hungary, xuất phát từ một lá thư ngỏ nhan đề “Chúng tôi muốn được dạy” tháng 11 năm ngoái của tập thể các giáo viên trường Trung học Herman Ottó ở Miskolc, một thành phố lớn phía Bắc Hungary.
Vào lúc được công bố, thư chưa có được tiếng vang lớn. Chỉ tới đầu năm nay, khi nó được đưa lên mạng làm tuyên ngôn cho nhóm “Chúng tôi muốn được dạy”, thì tầm ảnh hưởng của thư mới lan rộng trên phạm vi toàn quốc. Cho tới nay, đã có hơn 800 tổ chức và rất nhiều cá nhân tuyên bố đồng tình với nội dung thư.
Cụ thể, lá thư đề cập đến nhiều vấn đề được coi là cốt tử của ngành Giáo dục Hung từ nhiều năm nay, và đặc biệt nổi cộm dưới thời nội các Orbán, kể từ khi Đạo luật Giáo dục mới được thông qua năm 2011, trao quyền điều hành và kiểm soát toàn bộ nền giáo dục vào tay một cơ quan trung ương mang tên KLIK.
Được vận hành dưới sự chỉ đạo của bộ trưởng chuyên trách vấn đề giáo dục, KLIK là một cơ quan đầy quyền năng và chế ngự sự hoạt động của ngành Giáo dục Hung theo định hướng mà chính quyền mong muốn, tạo nên một bầu không khí ngột ngạt, mất tự do và căng thẳng bao trùm nền giáo dục Hungary.
Ở trường sở, cả giáo viên lẫn học sinh đều bị quá tải. Trải qua nhiều cải cách, nền giáo dục Hung vẫn còn tất nhiều nhược điểm, mà bị nhắc tới nhiều là việc học sinh bị nhồi nhét quá nhiều kiến thức kinh viện kiểu “tự điển”, triệt tiêu sức sáng tạo và khả năng tư duy, làm hứng thú trong việc học bị giảm thiểu.
Các giáo viên, bên cạnh việc giảng dạy, phải làm quá nhiều việc “trời ơi đất hỡi”, nhất là những gánh nặng hành chính khiến họ không còn thời gian nghỉ ngơi, trau dồi kiến thức. Do khả năng lựa chọn sách giáo khoa bị đình chỉ, cả người dạy lẫn người học đều phải sử dụng những kiến thức mang tính định hướng.
Đó là chưa kể tới việc kinh phí cho ngành Giáo dục bị cắt giảm, điều kiện giảng dạy và học tập nhiều nơi xuống cấp tồi tệ. Chính quyền trung ương và địa phương đổ lỗi cho nhau trong việc này, nhưng tình hình không được cải thiện. Giới chuyên môn ít được tham khảo ý kiến và tham gia trong các quyết sách giáo dục.
Cạnh đó, lương của người trong ngành Giáo dục được coi là thấp, chỉ gần bằng 70% lương các ngành lao động trí óc nói chung. Có những nhà giáo vài chục năm trong nghề mà cầm tay chưa tới 300 Euro hàng tháng. Tuy nhiên, tăng lương không phải là yêu cầu chính trong lá thư ngỏ được nhiều người hưởng ứng.
… đến cuộc biểu tình có nhiều điểm đáng chú ý
Để tránh những quy chụp thường lệ từ chính quyền, Ban tổ chức - gồm Công đoàn các nhà giáo cùng một số đại diện nghiệp đoàn khác - đã đề nghị các đảng phái chính trị không tham gia biểu tình. Do đó, một số lãnh đạo các đảng đối lập, dù rất muốn tận dụng cơ hội này, nhưng chỉ tham dự trên tư cách cá nhân.
Dưới tiết trời mưa tầm tã từ đầu đến cuối, cuộc biểu tình đã diễn ra trong trật tự, đáng ghi nhận là có nhiều người cao tuổi và trẻ em cũng có mặt. Nó đã vượt quá khuôn khổ một sự đòi hỏi mang tính chuyên môn của giới sư phạm, một phần vì có nhiều đại diện các nghiệp đoàn khác cũng có mặt và diễn thuyết
Phần khác, và có lẽ đây là điều chính quyền không ngờ đến, là vì vấn đề của ngành Giáo dục thu hút sự quan tâm của rất nhiều giới trong xã hội, chứ không chỉ là câu chuyện riêng của giới giáo viên. Người biểu tình đại diện cho nhiều giai tầng xã hội rất rộng, trong đó có cả những cử tri của liên minh cầm quyền.
Một điểm mới của kỳ biểu tình lần này là ngoài vấn nạn của ngành Giáo dục, các diễn giả còn nhắc nhiều về những thiệt thòi của các nhóm khác trong xã hội, và kêu gọi sự đoàn kết. Bởi lẽ theo họ, chỉ có thể gây sức ép được tới chính quyền, nếu tất cả mọi ngành nghề - kể cả giới công lực - đều lên tiếng bất bình.
Do đó, như báo chí nhận xét, cuộc biểu tình không chỉ là dịp để mổ xẻ những vấn đề riêng của nền giáo dục Hung, mà đã trở thành một hành động phản đối chính quyền hết sức tự nhiên và được người tham dự chấp nhận. “Sự bần cùng chung đã khiến chúng ta lại gần nhau”, đó là nhận xét của một diễn giả đến từ ngành Y.
Những khái niệm như “bảo vệ lợi ích con cháu chúng ta”, “bảo vệ tương lai nước Hung”, “chúng ta không thể để yên”... đã được vang lên nhiều trong sự kiện này. Và “các nhà giáo sẽ kiên tâm chừng nào xã hội còn đứng bên họ”, đó là tâm niệm của người đứng đầu nghiệp đoàn giáo dục chủ trương cuộc biểu tình.
Hiếm có cuộc biểu tình nào chiếm được thiện cảm chung của nhiều giai tầng xã hội như thế, nhất là khi tất cả lặng im trong 5 phút hưởng ứng lời kêu gọi của một diễn giả, nhằm bày tỏ sự đồng cảm với những nạn nhân bị mất mát bởi sự lạm quyền, bè phái, móc ngoặc, bê bối... của “nhóm lợi ích” đang cầm quyền.
Thái độ của chính quyền
Chính phủ Hungary, phần nào nhận thấy sự nguy hiểm của phong trào phản kháng từ ngành Giáo dục, đã áp dụng một cách hành xử mà như báo chí nhận xét, không khác gì họ đã làm với người tỵ nạn: tìm cách bôi nhọ, chia rẽ, tung tin thất thiệt với mục đích khiến công luận hiểu nhầm dụng ý của người biểu tình.
Trước cuộc biểu tình, giới lãnh đạo Hung trong nhiều phát biểu khác nhau đã gọi những người tổ chức xuống đường là “muốn làm loạn”, quy kết cho họ là bị “những thế lực thù địch bên ngoài” giật dây với mục đích chống phá chính phủ. Đâu đó, cái tên nhà tỉ phú Soros György đã được nhắc tới như kẻ “đầu têu”.
Thêm nữa, chính phủ còn nhắc tới giới giáo viên như những người chỉ biết đòi hỏi tăng lương, khiến chính quyền luôn phải ưu tiên họ, khiến các ngành nghề khác phải chịu thiệt. Công việc của các giáo viên được mô tả là nhàn nhã, không có gì vất vả, làm công luận có thể nghĩ rằng họ không có lý do gì để phải kêu ca.
Cho đến khi nhận thấy khả năng các nghiệp đoàn giáo dục đoàn kết nhau để hành động, chính quyền Hung tổ chức cái gọi là “bàn tròn giáo dục” với những hứa hẹn sẽ thay đổi. Tuy nhiên, đa số các nhóm biểu tình nhận ra rằng, đây chỉ là cách kéo dài thời gian, chia rẽ nội bộ họ, chứ không mang tính thực tâm.
Những nhân vật mà chính quyền đưa tới trong “bàn tròn” không có chức năng và khả năng đàm phán một cách nghiêm túc, và điều mà người biểu tình mong muốn - cải tổ tận gốc hệ thống giáo dục, khai tử sự chỉ đạo mang tính tập trung cao độ trong tổ chức giáo dục - thì vẫn xa lạ với ý muốn của chính quyền.
Để trả lời, nhóm “Chúng tôi muốn được dạy” sẽ thành lập Bàn tròn Giáo dục Khác, nơi những chuyên gia và những người thực sự tham gia trong ngành giáo dục và đào tạo sẽ bàn luận về những vấn nạn cần xử lý, và họ sẽ đưa ra những điều kiện, những giải pháp cải tổ quan trọng nhất. Tại đây, chính phủ cũng sẽ được mời dự.
Với tình hình ấy, cuộc chiến giữa những nghiệp đoàn giáo dục và chính quyền khả năng là sẽ còn dai dẳng, tuy rằng chính phủ Hungary phải tính đến chuyện, sự bất bình âm ỉ trong xã hội có thể dẫn tới những cuộc tổng đình công, một khi người dân cảm thấy chính quyền đùa giỡn với tương lai con cháu của họ...
(*) Bản tin đã đăng trên RFI.