HUNGARY SẼ KHÔNG TÁI LẬP CHẾ ĐỘ QUÂN DỊCH
- Chủ nhật - 17/01/2016 21:15
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Đó là tuyên bố của Thủ tướng Orbán Viktor trước một số phát biểu của chính giới nước này, đặc biệt là của Chủ tịch Quốc hội Kövér László, về khả năng chính quyền nước Hung sẽ cho thi hành trở lại nghĩa vụ quân sự.
Trong chương trình được phát trên Đài Truyền hình Quốc gia Hungary M1, ông Orbán cho hay giữa Chính phủ và Quốc hội không có bất đồng gì trong vấn đề này, vì Chủ tịch Quốc hội Kövér László cũng không nói như báo chí đưa tin.
Theo Hãng Thông tấn Hungary MTI, Thủ tướng Hung nhấn mạnh rằng không có, và cũng sẽ không có chuyện vấn đề này được đưa vào chương trình nghị sự trong các phiên họp của Chính phủ. “Bây giờ và sau này, tôi không muốn nhắc tới vấn đề này. Ở Hung, vấn đề này sẽ không được đề cập dưới bất cứ hình thức nào”, ông Orbán quả quyết.
Như NCTG đã đưa tin, ngày 8-11-2004, Quốc hội Hungary đã thông qua đạo luật số CIV (năm 2004) về việc sửa đổi Hiến pháp, cũng như đạo luật số CV (năm 2004) về Quốc phòng và Quân đội Hungary, theo đó, từ ngày 1-1-2005, sau 135 năm tồn tại, chế độ nghĩa vụ quân sự trong thời bình được bãi bỏ tại nước này.
Quyết định trên được đưa ra bởi nhiều lý do: các cuộc tranh luận và thỏa thuận chuyên môn và xã hội cho thấy thay vì nhập ngũ, có nhiều hình thức khác để thanh niên “cống hiến” (trong các hoạt động dân sự, phi vũ trang), cũng như, hình thức nghĩa vụ quân sự càng ngày càng lộ ra sự “vô dụng” về thực chất và và thiếu hiệu quả về kinh tế.
Sau khi những quân nghĩa vụ cuối cùng giải ngũ năm 2005, Quân đội Hungary được tổ chức trên cơ sở tự nguyện, gồm các quân nhân chuyên nghiệp và hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết (chiến tranh, tình trạng đặc biệt, thiên tai...), mọi công dân ở độ tuổi nhập ngũ (cho tới 40 tuổi) đều có thể được triệu tập.
Trong hơn một thập niên qua, đã nhiều lần, việc bãi bỏ chế độ quân dịch đã bị giới chính khách Hung chỉ trích xuất phát từ nhiều mục đích khác nhau. Năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng Hende Csaba đã phát biểu rằng bỏ nghĩa vụ quân sự trong khi chưa tổ chức được quân đội Hungary trên cơ sở các quân nhân tình nguyện, là điều vô trách nhiệm.
Mới đây nhất, thứ Bảy 16-1, trả lời phỏng vấn báo chí, Chủ tịch Quốc hội Kövér László cũng khẳng định, xóa quân dịch là “sai lầm thảm khốc”, nhưng để tái lập nó thì cần quyết định của “toàn Châu Âu”. Ông cũng không loại trừ khả năng “trong tương lai không quá xa”, do tình trạng khủng bố hoặc di dân bất hợp pháp, “có thể Hung sẽ trở lại chế độ nghĩa vụ quân sự”.
Theo Hãng Thông tấn Hungary MTI, Thủ tướng Hung nhấn mạnh rằng không có, và cũng sẽ không có chuyện vấn đề này được đưa vào chương trình nghị sự trong các phiên họp của Chính phủ. “Bây giờ và sau này, tôi không muốn nhắc tới vấn đề này. Ở Hung, vấn đề này sẽ không được đề cập dưới bất cứ hình thức nào”, ông Orbán quả quyết.
Như NCTG đã đưa tin, ngày 8-11-2004, Quốc hội Hungary đã thông qua đạo luật số CIV (năm 2004) về việc sửa đổi Hiến pháp, cũng như đạo luật số CV (năm 2004) về Quốc phòng và Quân đội Hungary, theo đó, từ ngày 1-1-2005, sau 135 năm tồn tại, chế độ nghĩa vụ quân sự trong thời bình được bãi bỏ tại nước này.
Quyết định trên được đưa ra bởi nhiều lý do: các cuộc tranh luận và thỏa thuận chuyên môn và xã hội cho thấy thay vì nhập ngũ, có nhiều hình thức khác để thanh niên “cống hiến” (trong các hoạt động dân sự, phi vũ trang), cũng như, hình thức nghĩa vụ quân sự càng ngày càng lộ ra sự “vô dụng” về thực chất và và thiếu hiệu quả về kinh tế.
Sau khi những quân nghĩa vụ cuối cùng giải ngũ năm 2005, Quân đội Hungary được tổ chức trên cơ sở tự nguyện, gồm các quân nhân chuyên nghiệp và hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết (chiến tranh, tình trạng đặc biệt, thiên tai...), mọi công dân ở độ tuổi nhập ngũ (cho tới 40 tuổi) đều có thể được triệu tập.
Trong hơn một thập niên qua, đã nhiều lần, việc bãi bỏ chế độ quân dịch đã bị giới chính khách Hung chỉ trích xuất phát từ nhiều mục đích khác nhau. Năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng Hende Csaba đã phát biểu rằng bỏ nghĩa vụ quân sự trong khi chưa tổ chức được quân đội Hungary trên cơ sở các quân nhân tình nguyện, là điều vô trách nhiệm.
Mới đây nhất, thứ Bảy 16-1, trả lời phỏng vấn báo chí, Chủ tịch Quốc hội Kövér László cũng khẳng định, xóa quân dịch là “sai lầm thảm khốc”, nhưng để tái lập nó thì cần quyết định của “toàn Châu Âu”. Ông cũng không loại trừ khả năng “trong tương lai không quá xa”, do tình trạng khủng bố hoặc di dân bất hợp pháp, “có thể Hung sẽ trở lại chế độ nghĩa vụ quân sự”.
Một yếu nhân khác của đảng cầm quyền FIDESZ, ông Kósa Lajos, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng trực thuộc Quốc hội Hung, thì cho rằng khi sửa đổi Hiến pháp để thông qua những điều luật chống khủng bố, cần nghĩ tới chuyện có ban bố chế độ quân dịch hay không, vì trên nguyên tắc có thể làm được điều này, nhưng cá nhân ông thì muốn theo hình mẫu của Mỹ.
Theo đó, “chúng ta hãy thiết lập một hệ thống để giới trẻ, cho dù không phải quân nhân nghĩa vụ, nhưng vẫn có thể được đào tạo quân sự như thế nào đó và khi cần bảo vệ đất nước thì có thể sử dụng họ”, ông Kósa nói với Kênh Truyền hình RTL, và cho hay hiện tại, Bộ trưởng Quốc phòng Simicskó István đang khởi thảo “sáng kiến” này thành một đề xuất theo hướng đó.
Về phần mình, Bộ trưởng Simicskó István - một võ sĩ tứ đẳng huyền đai môn phái Vịnh Xuân Quyền - cho rằng lực lượng trù bị tự nguyện này, trong một tháng huấn luyện, sẽ nhận được “một căn bản chắc chắn để có thể sử dụng hữu hiệu ngay cả trong đời tư”. Theo ông Simicskó, như thế thì tốt hơn là để thanh niên tham gia các tổ chức quân sự của các chính đảng.
Cùng quan điểm với Thủ tướng Hung, một thành viên sáng lập của FIDESZ, hiện là Dân biểu Nghị viện Châu Âu Deutsch Tamás cũng thẳng thừng bác bỏ “sáng kiến” tái ban bố chế độ quân dịch. Trên mạng xã hội FB, ông đăng một thông cáo của FIDESZ năm 2004, khi đảng này lên tiếng đòi bỏ nghĩa vụ quân sự, và chỉ chêm một câu bình luận: “Vậy thôi!”.
Trần Lê tổng hợp
* Bạn có thấy một nước như Hungary cần phải có chế độ quân dịch hay không? Hãy chia sẻ với NCTG.