HUNGARY “DÈ SẺN” NHẤT CHÂU ÂU TRONG VẤN ĐỀ TỴ NẠN
- Thứ ba - 28/04/2020 16:33
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) 60 trên tổng số 710 đơn xin tỵ nạn tại Hungary trong năm 2019 được chính quyền Hungary chấp thuận, chiếm tỷ lệ 8% và đây là con số thấp nhất ở Châu Âu, theo dữ liệu được công bố hôm qua, 27-4, của Eurostat.
Tổng số người tỵ nạn được tất cả các quốc gia Liên Âu chấp nhận là 295.800 người. Tính tỷ lệ theo con số cư dân với con số là 1 triệu người, thì cứ 1 triệu cư dân ở Hungary lại có 5 người tỵ nạn được chấp nhận trong năm ngoái, và đây cũng là chỉ số thấp nhất ở Châu Âu (so với mức trung bình là 600 người trên 1 triệu dân).
Bên cạnh Hungary, Slovakia và Ba Lan cũng có chỉ số đó, trong khi Hy Lạp đứng đầu với 1.750 người, sau đó tới Áo (1.550 người), quốc đảo Síp (1.500 người) và Đức (1.400 người). Trung bình, 38% đơn tỵ nạn được chấp nhận ngay ở cơ quan ngoại kiều cấp một, tỷ lệ này lớn nhất ở Tây Ban Nha (66%), sau đó tới Áo và Hy Lạp (53%), rồi tới Đan Mạch (65%).
Tại Hungary, người tỵ nạn khó có may mắn như thế: cả 60 đơn tỵ nạn được chấp nhận là đều ở cơ quan ngoại kiều cấp một! Khi bị bác đơn, người tỵ nạn nếu có đưa lên nhờ cứu xét ở cơ quan ngoại kiều cấp hai, thì tất cả các đơn đó cũng bị bác! (Trong số những người tỵ nạn được Hungary chấp nhận, nhiều nhất - 20 người, là công dân Iran, sau đó tới 10 công dân Afghanistan và 5 công dân Pakistan).
Xét về quốc tịch, thì người Syria vẫn là nhóm người được chấp nhận tỵ nạn nhiều nhất ở Châu Âu (chiếm 27% của tổng số đơn tỵ nạn được chấp nhận), sau đó tới Afghanistan (14%) và Venezuela (13%). 71% người Syria (56.100 người) tìm thấy quê hương mới ở Đức, còn 94% người Venezuela (35.300 người) được Tây Ban Nha chấp nhận. 41% người Afghanistan (16.200 người) cũng được Đức tiếp nhận.
Thống kê cũng cho thấy, gần ba phần tư số người tỵ nạn được bốn nước thành viên lớn nhất của Liên Âu tiếp nhận: Đức (39%, 116.200 người), Pháp (14%, 42.100 người), Tây Ban Nha (13%, 38.400 người) và Ý (10%, 31.100 người). Tính trên phạm vi toàn EU, công dân Venezuela có nhiều cơ hội được tiếp nhận nhất ngay từ “vòng 1” với tỷ lệ 96%, sau đó tới Syria (85%) và Eritrea (81%). “Đội sổ” là Albania (6%) và Georgia (Gruzia, 4%).
Quyền tỵ nạn được xem như một trong những quyền cơ bản của con người: theo Điều 14 “Tuyên ngôn Phổ quát về Quyền con người” (The Universal Declaration of Human Rights) thì mọi người đều có quyền xin tỵ nạn và hưởng tỵ nạn để tránh sự truy bức, ngược đãi. Cụ thể, khoản 1 điều 14 khẳng định: “Mọi người đều có quyền tìm kiếm và hưởng tỵ nạn ở nước khác khi bị ngược đãi”.
Điểm 1A của Công ước Liên Hiệp Quốc về vị thế của người tỵ nạn (Công ước Geneva 1951) quy định, một người có thể được hưởng quy chế tỵ nạn tại một quốc gia không phải là đất nước mà người đó mang quốc tịch, nếu chứng tỏ được “nỗi sợ hãi có cơ sở là bị ngược đãi vì những lý do chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, hoặc do là thành viên của một nhóm xã hội cụ thể nào đó, hay vì quan điểm chính trị”.
Bên cạnh đó, Luật Quốc tế còn đưa ra những hình thức bảo hộ bổ sung và mang tính nhân đạo, khi người xin tỵ nạn không đáp ứng được một cách chặt chẽ những điều kiện của Công ước Genava 1951, nhưng không thể trở lại quê hương nên cần được sự bảo hộ của quốc tế. Trong những trường hợp đó, thời hạn bảo hộ và những quyền lợi đi kèm có phần hạn chế hơn so với quy chế tỵ nạn “kinh điển”.
Bên cạnh Hungary, Slovakia và Ba Lan cũng có chỉ số đó, trong khi Hy Lạp đứng đầu với 1.750 người, sau đó tới Áo (1.550 người), quốc đảo Síp (1.500 người) và Đức (1.400 người). Trung bình, 38% đơn tỵ nạn được chấp nhận ngay ở cơ quan ngoại kiều cấp một, tỷ lệ này lớn nhất ở Tây Ban Nha (66%), sau đó tới Áo và Hy Lạp (53%), rồi tới Đan Mạch (65%).
Tại Hungary, người tỵ nạn khó có may mắn như thế: cả 60 đơn tỵ nạn được chấp nhận là đều ở cơ quan ngoại kiều cấp một! Khi bị bác đơn, người tỵ nạn nếu có đưa lên nhờ cứu xét ở cơ quan ngoại kiều cấp hai, thì tất cả các đơn đó cũng bị bác! (Trong số những người tỵ nạn được Hungary chấp nhận, nhiều nhất - 20 người, là công dân Iran, sau đó tới 10 công dân Afghanistan và 5 công dân Pakistan).
Xét về quốc tịch, thì người Syria vẫn là nhóm người được chấp nhận tỵ nạn nhiều nhất ở Châu Âu (chiếm 27% của tổng số đơn tỵ nạn được chấp nhận), sau đó tới Afghanistan (14%) và Venezuela (13%). 71% người Syria (56.100 người) tìm thấy quê hương mới ở Đức, còn 94% người Venezuela (35.300 người) được Tây Ban Nha chấp nhận. 41% người Afghanistan (16.200 người) cũng được Đức tiếp nhận.
Thống kê cũng cho thấy, gần ba phần tư số người tỵ nạn được bốn nước thành viên lớn nhất của Liên Âu tiếp nhận: Đức (39%, 116.200 người), Pháp (14%, 42.100 người), Tây Ban Nha (13%, 38.400 người) và Ý (10%, 31.100 người). Tính trên phạm vi toàn EU, công dân Venezuela có nhiều cơ hội được tiếp nhận nhất ngay từ “vòng 1” với tỷ lệ 96%, sau đó tới Syria (85%) và Eritrea (81%). “Đội sổ” là Albania (6%) và Georgia (Gruzia, 4%).
Quyền tỵ nạn được xem như một trong những quyền cơ bản của con người: theo Điều 14 “Tuyên ngôn Phổ quát về Quyền con người” (The Universal Declaration of Human Rights) thì mọi người đều có quyền xin tỵ nạn và hưởng tỵ nạn để tránh sự truy bức, ngược đãi. Cụ thể, khoản 1 điều 14 khẳng định: “Mọi người đều có quyền tìm kiếm và hưởng tỵ nạn ở nước khác khi bị ngược đãi”.
Điểm 1A của Công ước Liên Hiệp Quốc về vị thế của người tỵ nạn (Công ước Geneva 1951) quy định, một người có thể được hưởng quy chế tỵ nạn tại một quốc gia không phải là đất nước mà người đó mang quốc tịch, nếu chứng tỏ được “nỗi sợ hãi có cơ sở là bị ngược đãi vì những lý do chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, hoặc do là thành viên của một nhóm xã hội cụ thể nào đó, hay vì quan điểm chính trị”.
Bên cạnh đó, Luật Quốc tế còn đưa ra những hình thức bảo hộ bổ sung và mang tính nhân đạo, khi người xin tỵ nạn không đáp ứng được một cách chặt chẽ những điều kiện của Công ước Genava 1951, nhưng không thể trở lại quê hương nên cần được sự bảo hộ của quốc tế. Trong những trường hợp đó, thời hạn bảo hộ và những quyền lợi đi kèm có phần hạn chế hơn so với quy chế tỵ nạn “kinh điển”.