HUNGARY CỨU LẠI ĐƯỢC CÁC NGUỒN TIỀN EU VÀO PHÚT CUỐI
- Thứ ba - 13/12/2022 03:31
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Tối thứ Hai 12/12, một thỏa thuận đã đạt được giữa chính phủ Hungary và Đoàn Chủ tịch luân phiên của Liên Âu, hiện tại là Cộng hòa Czech, khiến Budapest - vào phút thứ 89 - đã giữ được những khoản tài chính EU mà nước này có nguy cơ đánh mất nếu không có được đồng thuận với Brussels trong mấy ngày cuối năm sắp tới.
Như đã biết, thỏa thuận này liên quan đến cả bốn vấn đề gây tranh cãi nằm trong 1 gói chủ đề, từ Quỹ Phục hồi (sau đại dịch) đến thủ tục xử lý liên quan tới những vi phạm nhà nước pháp quyền, và 2 vấn đề mà trước nay chính quyền Hungary vẫn đe dọa dùng quyền phủ quyết.
Cụ thể, thứ nhất, Liên Âu thông qua các khoản tài chính mà Hungary được hưởng từ Quỹ Phục hồi (đây là nước sau cùng của EU mà kế hoạch phục hồi sau đại dịch tới giờ mới được Brussels chấp thuận), tổng cộng 2.400 tỷ Ft và khả năng có một khoản vay thậm chí còn lớn hơn.
Tuy nhiên, việc giải ngân khoản tiền trợ cấp không hoàn lại này vẫn phải tuân theo các điều kiện nghiêm ngặt - gồm 27 điều, được gọi bằng tên “siêu cột mốc” - mà Liên Âu đòi hỏi từ Hungary, để đảm bảo việc tuân thủ pháp quyền và chống tham nhũng, thất thoát các nguồn tiền EU...
Liên Âu cũng quyết định “đóng băng” khoản hỗ trợ phát triển cho Hungary từ ngân sách 7 năm, nhưng chỉ ở mức 6,3 tỷ Euro (chừng 2.500 tỷ Ft), tức là ít hơn khoảng 500 tỷ Ft so với mức 3.000 tỷ Ft mà Ủy ban Châu Âu đề xuất trước đó, với đánh giá Budapest đã có một số nỗ lực tích cực.
Sở dĩ khoản hỗ trợ phát triển nói trên bị “đóng băng” vì theo thông báo của Liên Âu về cơ chế pháp quyền, các biện pháp khắc phục mà Hungary áp dụng cho đến nay vẫn chưa đầy đủ, dẫn đến rủi ro tham nhũng ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn ngân sách EU vẫn cò hiện hữu.
Cuối cùng, Hungary đã nhượng bộ trong cả 2 trường hợp mà cho đến nay họ vẫn đe dọa phủ quyết. Đầu tiên là khoản viện trợ khẩn cấp của EU trị giá 18 tỷ Euro cho Ukraine (Hungary phản đối khoản vay chung này của EU và muốn tiến hành thông qua các thỏa thuận song phương).
Cụ thể, thứ nhất, Liên Âu thông qua các khoản tài chính mà Hungary được hưởng từ Quỹ Phục hồi (đây là nước sau cùng của EU mà kế hoạch phục hồi sau đại dịch tới giờ mới được Brussels chấp thuận), tổng cộng 2.400 tỷ Ft và khả năng có một khoản vay thậm chí còn lớn hơn.
Tuy nhiên, việc giải ngân khoản tiền trợ cấp không hoàn lại này vẫn phải tuân theo các điều kiện nghiêm ngặt - gồm 27 điều, được gọi bằng tên “siêu cột mốc” - mà Liên Âu đòi hỏi từ Hungary, để đảm bảo việc tuân thủ pháp quyền và chống tham nhũng, thất thoát các nguồn tiền EU...
Liên Âu cũng quyết định “đóng băng” khoản hỗ trợ phát triển cho Hungary từ ngân sách 7 năm, nhưng chỉ ở mức 6,3 tỷ Euro (chừng 2.500 tỷ Ft), tức là ít hơn khoảng 500 tỷ Ft so với mức 3.000 tỷ Ft mà Ủy ban Châu Âu đề xuất trước đó, với đánh giá Budapest đã có một số nỗ lực tích cực.
Sở dĩ khoản hỗ trợ phát triển nói trên bị “đóng băng” vì theo thông báo của Liên Âu về cơ chế pháp quyền, các biện pháp khắc phục mà Hungary áp dụng cho đến nay vẫn chưa đầy đủ, dẫn đến rủi ro tham nhũng ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn ngân sách EU vẫn cò hiện hữu.
Cuối cùng, Hungary đã nhượng bộ trong cả 2 trường hợp mà cho đến nay họ vẫn đe dọa phủ quyết. Đầu tiên là khoản viện trợ khẩn cấp của EU trị giá 18 tỷ Euro cho Ukraine (Hungary phản đối khoản vay chung này của EU và muốn tiến hành thông qua các thỏa thuận song phương).
Tuy nhiên, sau khi các nước còn lại quyết định tìm ra một giải pháp khác mà sự phản đối hay chấp thuận của Budapest không còn có ý nghĩa nữa, thì vấn đề này đã được giải quyết. Còn lại là mức áp thuế tối thiểu toàn cầu 15% đối với các doanh nghiệp lớn cũng đã được đôi bên thỏa thuận.
Những gì đã xảy ra về đại thể trùng hợp với dự đoán trước đó của truyền thông: chính phủ Hungary đã tận dụng quyền phủ quyết để đấu tranh cho việc “đóng băng” khoản tài chính ít hơn, và nước này có thể nhận được một số loại ngoại lệ liên quan tới vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu.
Trong họp báo bất thường vào sáng 13/12, Chính quyền Hungary coi đây là một chiến thắng lớn của họ, cho dù sớm nhất cũng phải đến tháng 4-5/2023 nước này mới nhận được những khoản hỗ trợ tài chính đầu tiên từ Liên Âu, nếu đáp ứng được đầy đủ mọi yêu cầu của Brussels.
Liên quan tới những đòi hỏi gần đây của ngành Giáo dục, Bộ trưởng phụ trách Văn phòng Thủ tướng Gulyás Gergely cho biết: Chương trình Hoạt động Phát triển Nguồn nhân lực (EFOP) của EU cung cấp kinh phí để thực hiện việc tăng lương bổ sung cho giới giáo viên từ ngày 1/1/2023.
Do đó, nếu chương trình này được Ủy ban Châu Âu chấp nhận vào cuối năm nay - và giờ đây, dường như không có trở ngại nào - thì các nguồn lực của EFOP sẽ mở ra và do đó, việc tăng lương cho giáo viên ở Hungary sẽ được thực hiện ngay lập tức, sớm nhất là vào tháng 1/2023.
Mục tiêu là tăng mức lương giáo viên trung bình từ 400.000 Ft hiện tại lên gần 800.000 Ft vào năm 2027. Câu hỏi mở là liệu các nguồn này có mở vào ngày 1/1 hay không và đây là điều còn phụ thuộc vào Nghị viện Châu Âu, nơi các chính khách cánh tả có thể “quấy phá”, theo vị bộ trưởng.