HUNGARY CÓ THỂ KIỆN “THỜI BÁO NEW YORK”
- Thứ tư - 06/01/2016 21:28
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Đó là thông tin do người phụ trách báo chí Bộ Nội vụ Hungary (BM) cung cấp, do tờ nhật báo Mỹ - theo phía Hung - đã đưa tin sai khi thuật lại câu chuyện một người gác tù Hung cưỡng bức một phụ nữ Syria.
Trả lời báo chí, ông Samu Attila cho hay, Bộ Nội vụ khuyên Bộ Ngoại giao Hung hãy căn cứ luật định quốc tế Anglo-Saxons để “xử lý” tờ “Thời báo New York” (The New York Times), trong trường hợp thực sự tờ này đã đưa tin thất thiệt, bất lợi cho Hungary.
Câu chuyện khởi đầu từ việc “Thời báo New York” - trong số báo cuối tuần trước - đặt câu hỏi cho nhiều phụ nữ Cận Đông về những nhọc nhằn trên hành trình tỵ nạn tới Châu Âu của họ, và đa số kể lại rằng họ đã bị bạo hành, đặc biệt là bị lạm dụng, xâm hại tình dục.
Một phụ nữ Syria kể với báo rằng, trong thời gian “quá giang” ở Hungary, chị đã bị một gác tù đánh đến bất tỉnh chỉ vì chị khước từ sự tán tỉnh của đương sự. Tuy nhiên, tờ báo chỉ viết một câu như vậy, mà không có chi tiết cụ thể về thời điểm, địa điểm và tình huống của sự bạo hành.
Ban lãnh đạo các cơ sở thi hành án ở Hungary (BVOP) đã cương quyết bác bỏ câu chuyện nói trên, họ cho hay, đây hoàn toàn là chuyện thất thiệt, vì trong số những người tỵ nạn mới qua Hung năm 2015, không có phụ nữ nào bị giữ trong tù trong thời gian xử lý thủ tục ngoại kiều.
Szalai Tímea, Trưởng phòng báo chí của BVOP cho biết, tháng 10 năm ngoái, khi dòng người tỵ nạn tràn sang Hung quá đông và những người di dân không có giấy tờ hợp pháp không còn chỗ tại các cơ sở của cảnh sát, thì BVOP có giúp đỡ cho họ ở tạm trong các nhà tù của Hung.
Tổng cộng, gần 300 di dân (đều là nam giới ở độ tuổi trưởng thành) đã được đưa về đó, nhưng phụ nữ thì không. Do đó, không thể có chuyện một người tỵ nạn nữ Syria lại “chạm trán” một gác tù, rồi sinh ra chuyện bạo hành. Phía Hung cho rằng, đây là sự bịa đặt nhằm “bêu xấu” Hung.
Ông Szánthó Miklós, Giám đốc Trung tâm Vì các quyền cơ bản cho rằng, một tờ báo lớn và có uy tín như “Thời báo New York” mà lại đăng một tin không hề kiểm chứng, không hề kiểm tra lại với các cơ quan chức năng của Hung, thì đó là sự vi phạm nghiêm trọng đạo đức báo chí.
Theo ông Szánthó, căn cứ vào bài báo này, cũng có thể nhận thấy rằng đối với truyền thông Phương Tây, thời gian gần đây, những thông tin dựa trên “một nửa sự thật” rất hay xuất hiện khi nhắc tới Hungary. Ông cũng cho rằng, người xin tỵ nạn thường hay chê bai những nước mà họ đã qua.
Lý do là vì đứng trước nguy cơ bị trục xuất, họ không muốn bị dẫn độ trở lại những quốc gia chuyển tiếp, nên phải lên tiếng bài bác các xứ sở đó. Đây cũng là ý kiến của ông Georg Spöttle, một chuyên gia về chính sách an ninh, am hiểu tình hình và diễn tiến của các thủ tục ngoại kiều tại Đức.
Ông Georg cho hay, người tỵ nạn ngay trên đường đi đã nghĩ ra đủ thứ thất thiệt về quốc gia đã ghi danh và cho họ đăng ký khi vào Liên Âu, và bàn bạc với nhau để nói sao cho thật khớp. Để khi tới Đức, nếu có khả năng không được ở lại thì họ cũng tránh bị đưa trở về nơi họ đã qua, như Hungary.
Cũng theo vị chuyên gia này, chính quyền Đức khi xét đơn tỵ nạn cũng gặp phải khó khăn gần như không thể khắc phục nổi, khi cần kiểm tra độ chính xác những lời khai của người đệ đơn tỵ nạn.
Câu chuyện khởi đầu từ việc “Thời báo New York” - trong số báo cuối tuần trước - đặt câu hỏi cho nhiều phụ nữ Cận Đông về những nhọc nhằn trên hành trình tỵ nạn tới Châu Âu của họ, và đa số kể lại rằng họ đã bị bạo hành, đặc biệt là bị lạm dụng, xâm hại tình dục.
Một phụ nữ Syria kể với báo rằng, trong thời gian “quá giang” ở Hungary, chị đã bị một gác tù đánh đến bất tỉnh chỉ vì chị khước từ sự tán tỉnh của đương sự. Tuy nhiên, tờ báo chỉ viết một câu như vậy, mà không có chi tiết cụ thể về thời điểm, địa điểm và tình huống của sự bạo hành.
Ban lãnh đạo các cơ sở thi hành án ở Hungary (BVOP) đã cương quyết bác bỏ câu chuyện nói trên, họ cho hay, đây hoàn toàn là chuyện thất thiệt, vì trong số những người tỵ nạn mới qua Hung năm 2015, không có phụ nữ nào bị giữ trong tù trong thời gian xử lý thủ tục ngoại kiều.
Szalai Tímea, Trưởng phòng báo chí của BVOP cho biết, tháng 10 năm ngoái, khi dòng người tỵ nạn tràn sang Hung quá đông và những người di dân không có giấy tờ hợp pháp không còn chỗ tại các cơ sở của cảnh sát, thì BVOP có giúp đỡ cho họ ở tạm trong các nhà tù của Hung.
Tổng cộng, gần 300 di dân (đều là nam giới ở độ tuổi trưởng thành) đã được đưa về đó, nhưng phụ nữ thì không. Do đó, không thể có chuyện một người tỵ nạn nữ Syria lại “chạm trán” một gác tù, rồi sinh ra chuyện bạo hành. Phía Hung cho rằng, đây là sự bịa đặt nhằm “bêu xấu” Hung.
Ông Szánthó Miklós, Giám đốc Trung tâm Vì các quyền cơ bản cho rằng, một tờ báo lớn và có uy tín như “Thời báo New York” mà lại đăng một tin không hề kiểm chứng, không hề kiểm tra lại với các cơ quan chức năng của Hung, thì đó là sự vi phạm nghiêm trọng đạo đức báo chí.
Theo ông Szánthó, căn cứ vào bài báo này, cũng có thể nhận thấy rằng đối với truyền thông Phương Tây, thời gian gần đây, những thông tin dựa trên “một nửa sự thật” rất hay xuất hiện khi nhắc tới Hungary. Ông cũng cho rằng, người xin tỵ nạn thường hay chê bai những nước mà họ đã qua.
Lý do là vì đứng trước nguy cơ bị trục xuất, họ không muốn bị dẫn độ trở lại những quốc gia chuyển tiếp, nên phải lên tiếng bài bác các xứ sở đó. Đây cũng là ý kiến của ông Georg Spöttle, một chuyên gia về chính sách an ninh, am hiểu tình hình và diễn tiến của các thủ tục ngoại kiều tại Đức.
Ông Georg cho hay, người tỵ nạn ngay trên đường đi đã nghĩ ra đủ thứ thất thiệt về quốc gia đã ghi danh và cho họ đăng ký khi vào Liên Âu, và bàn bạc với nhau để nói sao cho thật khớp. Để khi tới Đức, nếu có khả năng không được ở lại thì họ cũng tránh bị đưa trở về nơi họ đã qua, như Hungary.
Cũng theo vị chuyên gia này, chính quyền Đức khi xét đơn tỵ nạn cũng gặp phải khó khăn gần như không thể khắc phục nổi, khi cần kiểm tra độ chính xác những lời khai của người đệ đơn tỵ nạn.
Trần Lê tổng hợp
* Bạn cho rằng ai nói đúng, người phụ nữ tỵ nạn hay chính quyền Hung? Hãy chia sẻ với NCTG.