Giáo dục Hungary: CUỘC CHIẾN VẪN NÓNG BỎNG
- Thứ năm - 18/02/2016 05:17
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Xung đột giữa chính quyền và những người muốn cải tổ tận gốc rễ hệ thống giáo dục Hung vẫn diễn ra quyết liệt với nhiều động thái mới, và có thể bùng nổ thành một phong trào chống chính phủ rộng rãi, theo nhận định của báo giới Hungary.
Cuộc biểu tình hôm 13-2, được coi là dịp xuống đường lớn nhất ở Hungary từ gần hai năm nay, cũng như những thông tin liên quan tới hoạt động của các nhóm chủ trương cải tổ nền Giáo dục Hung, được coi là những tin tức “đắt khách” nhất trên mạng Internet trong thời gian vài tuần qua.
Báo điện tử lớn nhất của Hungary, mạng origo.hu có bài điểm qua và phân tích các phong trào phản đối nội các cánh hữu Orbán từ năm 2010, và nhận xét rằng, sự phản đối trong ngành Giáo dục lần này có thể là “khả dĩ” nhất, vì nó thu hút được sự quan tâm và ủng hộ rất đông đảo và rộng rãi.
Chính quyền “trả đũa” (?)
Mở đầu với đề xuất của Trường Trung học Herman Ottó (Miskolc), tới nay những yêu sách của giới giáo viên đã được hơn 800 tổ chức và nhiều cá nhân hưởng ứng, trong số đó có gần hai trăm trường trên toàn quốc, kể cả những trường có tiếng như Teleki Blanka hay Radnóti Miklós.
Nhiều giáo viên - và cả ông Hiệu trưởng Pukli István - trường Teleki Blanka ở Budapest đã xuống Miskolc tham dự cuộc biểu tình của các thày cô giáo, học sinh trường Herman Ottó, cùng các nghiệp đoàn giáo dục, tổ chức hôm 3-2, được coi là “tổng diễn tập” cho sự kiện hôm 13-2 ở thủ đô.
Báo điện tử lớn nhất của Hungary, mạng origo.hu có bài điểm qua và phân tích các phong trào phản đối nội các cánh hữu Orbán từ năm 2010, và nhận xét rằng, sự phản đối trong ngành Giáo dục lần này có thể là “khả dĩ” nhất, vì nó thu hút được sự quan tâm và ủng hộ rất đông đảo và rộng rãi.
Chính quyền “trả đũa” (?)
Mở đầu với đề xuất của Trường Trung học Herman Ottó (Miskolc), tới nay những yêu sách của giới giáo viên đã được hơn 800 tổ chức và nhiều cá nhân hưởng ứng, trong số đó có gần hai trăm trường trên toàn quốc, kể cả những trường có tiếng như Teleki Blanka hay Radnóti Miklós.
Nhiều giáo viên - và cả ông Hiệu trưởng Pukli István - trường Teleki Blanka ở Budapest đã xuống Miskolc tham dự cuộc biểu tình của các thày cô giáo, học sinh trường Herman Ottó, cùng các nghiệp đoàn giáo dục, tổ chức hôm 3-2, được coi là “tổng diễn tập” cho sự kiện hôm 13-2 ở thủ đô.
Để có thể làm được điều đó, ông Pukli đã có thư thông báo với các phụ huynh, và hứa rằng sẽ dạy bù hai tiết học 7 và 8 bị bỏ do giáo viên của trường phải đi chừng 180 cây số xuống Miskolc biểu tình. Trong dịp đó (cũng như tại cuộc biểu tình ở Budapest), ông Pukli là một diễn giả tích cực.
Sự năng nổ dường như đã khiến ông hiệu trưởng bị “trù úm”: hôm 16-2 vừa rồi, ông Pukli nhận được một chỉ thị từ cơ quan quản lý và điều hành giáo dục KILIK, đòi ông trong thời hạn vài giờ phải nộp đủ các chứng từ, hồ sơ để giải trình về việc các giáo viên của trường đã đi biểu tình ra sao.
Hiệu trưởng Pukli István lập tức thông báo với công luận Hung về động thái này của chính quyền, và cho đó là sự sách nhiễu khi ông thực thi quyền biểu tình và tự do biểu đạt. Ông cho hay, sẽ không đáp ứng yêu cầu của KLIK, cũng như, sẽ dùng phương tiện luật pháp để tự bảo vệ mình.
Đồng thời, ông Pukli cũng tuyên bố, giới chức giáo dục cùng các nghiệp đoàn của ngành, cùng các “cảm tình viên”, sẽ tiếp tục tổ chức biểu tình vào ngày 15-3, một trong ba đại lễ thường niên của Hungary, kỷ niệm cuộc cách mạng và cuộc chiến vì nền độc lập dân tộc của Hung năm 1848.
Kêu gọi bãi khóa hôm 29-2
Không chỉ giới giáo viên và học sinh bất bình với hiện trạng của nền giáo dục Hung, nhưng trước mắt họ là những thành viên quan trọng nhất của các cuộc xuống đường. Tuy nhiên, các phụ huynh cũng đã bắt đầu tự tổ chức những hoạt động hưởng ứng, trước mắt là qua mạng xã hội Facebook.
Chỉ ít lâu sau khi xuất hiện, trang sự kiện “Tôi sẽ không đến trường” đã thu hút được hàng chục ngàn người hưởng ứng: ngày càng nhiều bậc cha mẹ cho rằng cần tổ chức bãi khóa để phản đối thái độ của chính quyền trong vấn nạn giáo dục hiện tại, và thời điểm được định là ngày 29-2.
“Chúng ta, các phụ huynh, nên hỗ trợ giới giáo viên và biểu lộ một cách rõ ràng với chính quyền rằng, chúng ta muốn thấy những thay đổi thực sự và hiệu quả trong giáo dục, chứ không chỉ là những biện pháp nửa vời, và sự tuyên truyền mang tính kích động”, lời kêu gọi trên Facebook có đoạn.
Những người chủ trương bãi khóa kêu gọi các bậc cha mẹ hãy đình công, và vào ngày 29-2 sắp tới đừng cho con cái tới trường - tận dụng một khả năng trong luật cho phép phụ huynh có thể tự cho con nghỉ ba ngày trong năm học - như một “lời cảnh cáo đầu tiên” gửi tới chính quyền.
“Chúng ta hãy đoàn kết (...) để có thể chứng tỏ được rằng, chúng ta, giới phụ huynh, cũng muốn thấy sự đổi thay” - nhóm chủ trương kêu gọi, và cho hay: họ không quan tâm tới những xì xào dè bỉu xung quanh đề xướng này, vì “tương lai, hạnh phúc của con cái chúng ta mới là điều đáng để tâm”.