Cựu tổng thống Hungary: CẦN HỦY ĐẠO LUẬT BÀI TRỪ ĐẠI HỌC TRUNG ÂU!
- Thứ tư - 14/06/2017 00:01
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Việc chính quyền Hungary đưa ra đạo luật nhằm triệt hạ Đại học Trung Âu (CEU) - thường được gọi bằng cái tên lex CEU - có một diễn biến mới, khi đích thân cựu Tổng thống Sólyom László, một luật gia lừng danh, khẳng định rằng đó là sự bất hợp hiến nghiêm trọng.
Quan điểm này, trước đây đã được ông Sólyom László đưa ra trong một sự kiện được tổ chức bởi Nhóm Eötvös hội tụ các nhà trí thức bảo thủ nổi tiếng của Hungary, theo đó, hoàn toàn rõ ràng, “lex CEU” đi ngược lại nhiều nguyên tắc hiến pháp cơ bản, đo đó cần hủy đạo luật đó.
Tuy nhiên, trong dịp này, ông đã đi xa hơn nữa khi cùng những nhân vật uy tín khác như cựu thẩm phán Tòa Bảo hiến Lévay Miklós và hai giáo sư, tiến sĩ Viện Hàn lâm, các ông Jakab András và Szente Zoltán, đưa ra quan điểm bằng văn bản chính thức (amicus curiae) trong vụ này.
Trong bản văn này, các tác giả hướng tới Tòa Bảo hiến Hungary, cơ quan pháp luật tối cao hiện đang xem xét tính hợp hiến (hay vi hiến) của “lex CEU”), và cho rằng, Tòa án Hiến pháp Hung cần cho hủy đạo luật một cách hồi tố, vì một số điều khoản của nó trái với Hiến pháp.
Cựu tổng thống Sólyom László và ba chuyên gia luật nhấn mạnh: đạo luật “lex CEU” vi phạm nguyên tắc tự trị của trường đại học một cách vi hiến, hạn chế quyền nghiên cứu khoa học, quyền học tập và giảng dạy một cách vi hiến, và qua đó nhà nước pháp quyền bị tổn thương.
Là cựu tổng thống, bậc thầy về Luật Hiến pháp, từng giữ cương vị Chánh án Tòa Bảo hiến Hungary trong mười năm (1990-2000) nên việc ông Sólyom László cùng các đồng bạn, các luật gia uy tín viết “amicus curiae” là điều có sức nặng và tầm ảnh hưởng rất lớn đối với công luận Hung.
Tuy nhiên, trong dịp này, ông đã đi xa hơn nữa khi cùng những nhân vật uy tín khác như cựu thẩm phán Tòa Bảo hiến Lévay Miklós và hai giáo sư, tiến sĩ Viện Hàn lâm, các ông Jakab András và Szente Zoltán, đưa ra quan điểm bằng văn bản chính thức (amicus curiae) trong vụ này.
Trong bản văn này, các tác giả hướng tới Tòa Bảo hiến Hungary, cơ quan pháp luật tối cao hiện đang xem xét tính hợp hiến (hay vi hiến) của “lex CEU”), và cho rằng, Tòa án Hiến pháp Hung cần cho hủy đạo luật một cách hồi tố, vì một số điều khoản của nó trái với Hiến pháp.
Cựu tổng thống Sólyom László và ba chuyên gia luật nhấn mạnh: đạo luật “lex CEU” vi phạm nguyên tắc tự trị của trường đại học một cách vi hiến, hạn chế quyền nghiên cứu khoa học, quyền học tập và giảng dạy một cách vi hiến, và qua đó nhà nước pháp quyền bị tổn thương.
Là cựu tổng thống, bậc thầy về Luật Hiến pháp, từng giữ cương vị Chánh án Tòa Bảo hiến Hungary trong mười năm (1990-2000) nên việc ông Sólyom László cùng các đồng bạn, các luật gia uy tín viết “amicus curiae” là điều có sức nặng và tầm ảnh hưởng rất lớn đối với công luận Hung.
Bên cạnh đó, hành động của ông Sólyom László đặc biệt đặt đương kim tổng thống Hungary, ông Áder János vào tình thế hết sức khó xử. Bởi lẽ, vị nguyên thủ này, vốn bị coi là “người của đảng FIDESZ”, dù chần chừ, rốt cục vẫn ký phê chuẩn đạo luật với lý do không tìm thấy điểm nào vi hiến trong đó.
Rốt cục, luật “lex CEU” vẫn bị đưa ra trước Tòa Bảo hiến để xem xét nhờ đảng đối lập “Chính trị có thể khác” (LMP). Để làm được điều đó, theo luật định, đảng này đã vận động xin đủ 50 chữ ký của các nghị sĩ, trong đó có các dân biểu Đảng Xã hội Hungary (MSZP) và đảng cực hữu JOBBIK.