Chuyện người tỵ nạn: HUNGARY “KHÔNG GIỐNG AI” TRONG EU
- Thứ hai - 20/07/2015 17:45
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Hungary không muốn nhận bất cứ một người tỵ nạn, hoặc đệ đơn xin tỵ nạn nào, đó là quan điểm của nước này trong cuộc họp của các Bộ trưởng Nội vụ EU diễn ra hôm nay, thứ Hai 20-7-2015, tại Brussels (Bỉ).
Trên tinh thần tự nguyện, các Bộ trưởng Nội vụ các quốc gia thành viên Liên hiệp Châu Âu thống nhất rằng EU sẽ tiếp nhận tổng cộng 54.760 người tỵ nạn và người đệ đơn xin tỵ nạn.
Theo thỏa thuận này, 22.504 người tỵ nạn thuộc dạng “resettlement” - đến từ các nước ngoài Liên hiệp Châu Âu (từ những khu vực đang xảy ra đụng độ, hoặc từ các trại tỵ nạn) - sẽ được tiếp nhận.
Ngoài ra, các quốc gia thành viên EU cũng nhận thêm 32.256 người thuộc dạng “relocation”, tức là đang đệ đơn xin tỵ nạn từ Ý và Hy Lạp, là hai nước hiện đang ở vị trí “đầu tầu” trong việc tiếp nhận người xin tỵ nạn.
Chỉ riêng Hungary là bày tỏ quan điểm không tiếp nhận bất cứ ai thuộc hai “hạng mục” nói trên! (Xem bảng).
Theo thỏa thuận này, 22.504 người tỵ nạn thuộc dạng “resettlement” - đến từ các nước ngoài Liên hiệp Châu Âu (từ những khu vực đang xảy ra đụng độ, hoặc từ các trại tỵ nạn) - sẽ được tiếp nhận.
Ngoài ra, các quốc gia thành viên EU cũng nhận thêm 32.256 người thuộc dạng “relocation”, tức là đang đệ đơn xin tỵ nạn từ Ý và Hy Lạp, là hai nước hiện đang ở vị trí “đầu tầu” trong việc tiếp nhận người xin tỵ nạn.
Chỉ riêng Hungary là bày tỏ quan điểm không tiếp nhận bất cứ ai thuộc hai “hạng mục” nói trên! (Xem bảng).
Sau cuộc họp, ông Jean Asselborn - Ngoại trưởng Luxemburg, quốc gia hiện giữ cương vị Chủ tịch luân phiên của EU nhận xét rằng, thái độ hỗ trợ của các nước thành viên có thể chia làm ba loại: gây hy vọng, thất vọng và tệ hại.
Đưa tin này, mạng index.hu bình luận: tuy vị chính khách không nhắc tới Hungary, nhưng khả năng là nước Hung cũng được xếp vào loại “tệ hại”.
Theo thống kê do Văn phòng tại Hungary của Phủ Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR), trong năm nay đã có chừng 75 ngàn người xin tỵ nạn ở Hung, khoảng 80% đến từ những nước hiện đang có đụng độ vũ trang như Syria, Afghanistan hay Iraq, và khả năng là đại đa số cần sự giúp đỡ của quốc tế.
Những tháng gần đây, quan điểm mang sắc thái bài ngoại và chính sách thắt chặt đối với người xin tỵ nạn của chính quyền Hungary đã gặp phải sự phản đối của nhiều tổ chức dân sự, bảo vệ dân quyền và nhân quyền trong và ngoài nước.
Việc chính quyền Hungary thông qua các đạo luật liên quan tới người nhập cư và tỵ nạn theo hướng siết chặt và cho phép dựng một “hàng rào vệ quốc” trên toàn tuyến biên giới Hung - Serbia, cũng đã bị UNHCR cho là vi phạm sự bảo vệ các quyền của người tỵ nạn.
Theo UNHCR, một đất nước có quyền bảo vệ biên giới quốc gia, chống tệ buôn người và vượt biên bất hợp pháp, nhưng các biện pháp đưa ra phải phù hợp với những bổn phận mà quốc gia đó đã cam kết với quốc tế, và phải đảm bảo quyền của người xin tỵ nạn.
Những quyết định gây tranh cãi gần đây của chính phủ liên quan tới người tỵ nạn bị UNHCR đánh giá là vội vã, đưa những người đang phải trốn chạy khỏi quê hương vì chiến tranh và xua đuổi rơi vào cảnh khốn cùng và càng khiến họ trở thành nạn nhân của tệ buôn người.
Chính quyền Hungary cũng đang chịu nhiều phê phán từ phe đối lập vì kỳ “tham vấn quốc gia” với những câu hỏi được cho là “mồi chài” cử tri trả lời theo hướng mà nội các Orbán mong muốn, trong hai vấn đề nhập cư và khủng bố vốn khác biệt nhưng được đặt song song cạnh nhau.
Truyền thông nước này cho rằng, những động thái như vậy trên chính trường đã ảnh hưởng không nhỏ tới một bộ phận đáng kể cư dân Hungary, khiến bầu không khí thù ghét người nhập cư và tỵ nạn có chiều hướng lên cao.
Mới đây nhất, tại TP. Szeged, một thanh niên mang hai quốc tịch Hungary - Cuba và bạn gái người Hung của anh đã bị một nhóm người hành hung vì họ nghĩ anh là dân nhập cư. “Mày hãy cút khỏi nước này!”, một trong những thủ phạm đã hét lên khi “hành sự”.
Theo thống kê do Văn phòng tại Hungary của Phủ Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR), trong năm nay đã có chừng 75 ngàn người xin tỵ nạn ở Hung, khoảng 80% đến từ những nước hiện đang có đụng độ vũ trang như Syria, Afghanistan hay Iraq, và khả năng là đại đa số cần sự giúp đỡ của quốc tế.
Những tháng gần đây, quan điểm mang sắc thái bài ngoại và chính sách thắt chặt đối với người xin tỵ nạn của chính quyền Hungary đã gặp phải sự phản đối của nhiều tổ chức dân sự, bảo vệ dân quyền và nhân quyền trong và ngoài nước.
Việc chính quyền Hungary thông qua các đạo luật liên quan tới người nhập cư và tỵ nạn theo hướng siết chặt và cho phép dựng một “hàng rào vệ quốc” trên toàn tuyến biên giới Hung - Serbia, cũng đã bị UNHCR cho là vi phạm sự bảo vệ các quyền của người tỵ nạn.
Theo UNHCR, một đất nước có quyền bảo vệ biên giới quốc gia, chống tệ buôn người và vượt biên bất hợp pháp, nhưng các biện pháp đưa ra phải phù hợp với những bổn phận mà quốc gia đó đã cam kết với quốc tế, và phải đảm bảo quyền của người xin tỵ nạn.
Những quyết định gây tranh cãi gần đây của chính phủ liên quan tới người tỵ nạn bị UNHCR đánh giá là vội vã, đưa những người đang phải trốn chạy khỏi quê hương vì chiến tranh và xua đuổi rơi vào cảnh khốn cùng và càng khiến họ trở thành nạn nhân của tệ buôn người.
Chính quyền Hungary cũng đang chịu nhiều phê phán từ phe đối lập vì kỳ “tham vấn quốc gia” với những câu hỏi được cho là “mồi chài” cử tri trả lời theo hướng mà nội các Orbán mong muốn, trong hai vấn đề nhập cư và khủng bố vốn khác biệt nhưng được đặt song song cạnh nhau.
Truyền thông nước này cho rằng, những động thái như vậy trên chính trường đã ảnh hưởng không nhỏ tới một bộ phận đáng kể cư dân Hungary, khiến bầu không khí thù ghét người nhập cư và tỵ nạn có chiều hướng lên cao.
Mới đây nhất, tại TP. Szeged, một thanh niên mang hai quốc tịch Hungary - Cuba và bạn gái người Hung của anh đã bị một nhóm người hành hung vì họ nghĩ anh là dân nhập cư. “Mày hãy cút khỏi nước này!”, một trong những thủ phạm đã hét lên khi “hành sự”.