CHÍNH PHỦ HUNG SỢ NGƯỜI TỴ NẠN “TẤN CÔNG BIÊN GIỚI”
- Thứ sáu - 11/03/2016 16:38
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Đó là lý do mà ông Németh Szilárd, Phó Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia trực thuộc Quốc hội Hung - nêu ra trong chương trình của Kênh Truyền hình Quốc gia m1, về việc chính phủ nước này hôm thứ Tư vừa rồi đã ban bố tình trạng khẩn cấp do khủng hoảng di dân trên phạm vi toàn quốc.
Quyết định này lập tức đã gặp phải sự chỉ trích của phe đối lập, khi họ cho rằng chính quyền cánh hữu lại tiếp tục sử dụng con bài tỵ nạn một cách vô căn cứ để gây kích động hằn thù, đánh lạc hướng người dân khỏi những vấn đề cấp thiết trong nước.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền, như Ủy ban Helsinki, thì chỉ ra rằng chính quyền đã vi phạm chính những luật định do họ đưa ra, vì lượng người tỵ nạn nhập cảnh Hungary - vài chục người mỗi ngày - không hề đáp ứng điều kiện để ban bố tình trạng khẩn cấp.
Để lý giải, ông Németh Szilárd (thành viên đảng cầm quyền FIDESZ) cho hay, sở dĩ quyết định được đưa ra vì “không thể biết người tỵ nạn có tấn công biên giới Hungary hay không”, sau khi Liên Âu cho ngăn lộ trình của người tỵ nạn đi qua vùng Tây Balkans.
“Không thể biết đám đông bị tắc lại sẽ đi theo đường nào để tìm đường tới Châu Âu”, và ngày càng nhiều người “tìm cách vượt rào”, nên việc chính phủ Hungary ban bố tình trạng khẩn cấp được coi như một biện pháp mang tính “ngăn ngừa”, theo ông Németh.
Truyền thông Hungary đưa ra những con số để so sánh: trong khi tại Hungary chỉ có tối đa vài trăm người tỵ nạn bị phát hiện do vượt rào, thì tại Serbia có hàng ngàn, Macedonia có 1.500, cửa khẩu Idomeni (Hy Lạp) có hơn 15 ngàn người chờ đợi vất vường.
Đó là chưa kể tới 36 ngàn người tỵ nạn bị tắc lại ở Hy Lạp sau khi tuyến đường qua miền Tây Balkans bị ngăn lại, gây nên một khủng hoảng nhân đạo theo nhận định của báo giới. Tuy nhiên ngoài Hungary, chưa thấy có nước nào ban bố tình trạng khẩn cấp.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền, như Ủy ban Helsinki, thì chỉ ra rằng chính quyền đã vi phạm chính những luật định do họ đưa ra, vì lượng người tỵ nạn nhập cảnh Hungary - vài chục người mỗi ngày - không hề đáp ứng điều kiện để ban bố tình trạng khẩn cấp.
Để lý giải, ông Németh Szilárd (thành viên đảng cầm quyền FIDESZ) cho hay, sở dĩ quyết định được đưa ra vì “không thể biết người tỵ nạn có tấn công biên giới Hungary hay không”, sau khi Liên Âu cho ngăn lộ trình của người tỵ nạn đi qua vùng Tây Balkans.
“Không thể biết đám đông bị tắc lại sẽ đi theo đường nào để tìm đường tới Châu Âu”, và ngày càng nhiều người “tìm cách vượt rào”, nên việc chính phủ Hungary ban bố tình trạng khẩn cấp được coi như một biện pháp mang tính “ngăn ngừa”, theo ông Németh.
Truyền thông Hungary đưa ra những con số để so sánh: trong khi tại Hungary chỉ có tối đa vài trăm người tỵ nạn bị phát hiện do vượt rào, thì tại Serbia có hàng ngàn, Macedonia có 1.500, cửa khẩu Idomeni (Hy Lạp) có hơn 15 ngàn người chờ đợi vất vường.
Đó là chưa kể tới 36 ngàn người tỵ nạn bị tắc lại ở Hy Lạp sau khi tuyến đường qua miền Tây Balkans bị ngăn lại, gây nên một khủng hoảng nhân đạo theo nhận định của báo giới. Tuy nhiên ngoài Hungary, chưa thấy có nước nào ban bố tình trạng khẩn cấp.
Như NCTG đã đưa tin, mặc dầu cam kết giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ chưa được ký kết hôm thứ Hai vừa qua, nhưng theo thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh này, các nước thỏa thuận đình chỉ di dân vào Châu Âu trên tuyến Thổ - Hy Lạp - Macedonia - Serbia.
Kết quả, từ rạng sáng thứ Ba 8-3, Slovenia, Serbia và Croatia chỉ cho nhập cảnh những người tỵ nạn có hộ chiếu và thị thực có hiệu lực, hoặc những ai muốn xin tỵ nạn tại ba quốc gia đó. Tiếp đó, Macedonia hoàn toàn khóa biên giới chung với Hy Lạp.
Như vậy, trong ngày thứ Ba, không còn một người tỵ nạn nào từ Hy Lạp sang được Macedonia. Tại trại Idomeni ở biên giới Hy Lạp - Macedonia, hơn 15 ngàn người tỵ nạn vất vưởng chờ đợi trong biển bùn với hy vọng đi tiếp, nhưng ngày càng vô vọng.
Phía Hy Lạp không còn khả năng cung cấp thực phẩm và nước uống cho người tỵ nạn, nên nhiều gia đình đã quyết định bỏ cuộc, và trở lại nội địa nước này. Tính đến ngày 7-3, có 132 ngàn người tỵ nạn tới Hy Lạp, theo Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc.
Thống kê cho thấy, trong số đó, 38% là trẻ em, 22% là phụ nữ và 40% là đàn ông. Về quốc tịch, 48% là người Syria, 26% Afghanistan và 17% Iraq. Cho tới giờ, việc tổ chức phân bổ và tái định cư đối với họ tại các quốc gia EU khác vẫn là chuyện nan giải.