CHÂU ÂU BÓ TAY TRƯỚC ORBÁN
- Thứ hai - 22/02/2016 12:31
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Hungary chắc chắn sẽ không tham gia chương trình phân bổ người tỵ nạn theo hạn ngạch, nhưng các nước Đông Trung Âu khác thì có thể sẽ hợp tác - Chủ tịch Nghị viện Châu Âu (EP) Martin Schulz phát biểu với Kênh Truyền hình Quốc gia Đức ZDF hôm qua, Chủ nhật 21-2.
Vị chính khách thuộc Đảng Xã hội Dân chủ Đức này khẳng định, Thủ tướng Hung Orbán Viktor “quyết định rõ ràng rằng ông ta sẽ đi theo con đường riêng”. Ông cũng nhận xét: “Trong mọi vấn đề chính trị, Orbán đứng rất sát Tổng thống Nga Vladimir Putin”.
Ông Martin Schulz nhấn mạnh, trái với Hung, các nước khác trong khu vực có thể chấp thuận tự nguyện tiếp nhận người tỵ nạn tùy theo khả năng kinh tế của mình, theo quyết định trước đây của EU về việc phân bổ 160 ngàn người tỵ nạn cho các thành viên Liên Âu.
Bồ Đào Nhà đã bày tỏ rằng họ sẵn sàng hợp tác, và Tây Ban Nha cũng có thay đổi quan điểm trong vấn đề này, theo Chủ tịch Nghị viện Châu Âu. Ông Martin Schulz nói thêm, ông tin rằng có thể thuyết phục thêm các nước thành viên khác, do đó có khả năng đạt được thỏa thuận tại Hội nghị thượng đỉnh EU - Thổ Nhĩ Kỳ ngày 6-3 tới.
Theo hình dung của EU, Liên Âu sẽ hợp tác tới Thổ trong việc đảm bảo biên giới ngoài của EU (Hy Lạp - Thổ), đẩy lùi sự di cư bất hợp pháp, đổi lại EU sẽ nhận một số người tỵ nạn từ Thổ để giảm bớt gánh nặng cho nước này.
Hiện tại, có chừng 2,5 triệu người tỵ nạn Syria đã ghi danh tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tháng 11 năm ngoài, EU đã thỏa thuận với Ankara rằng Liên Âu sẽ chi 3 tỷ Euro để ủng hộ Thổ xử lý khủng hoảng tỵ nạn, và hạn chế không để người tỵ nạn tiếp tục sang Châu Âu.
Ông Martin Schulz nhấn mạnh, trái với Hung, các nước khác trong khu vực có thể chấp thuận tự nguyện tiếp nhận người tỵ nạn tùy theo khả năng kinh tế của mình, theo quyết định trước đây của EU về việc phân bổ 160 ngàn người tỵ nạn cho các thành viên Liên Âu.
Bồ Đào Nhà đã bày tỏ rằng họ sẵn sàng hợp tác, và Tây Ban Nha cũng có thay đổi quan điểm trong vấn đề này, theo Chủ tịch Nghị viện Châu Âu. Ông Martin Schulz nói thêm, ông tin rằng có thể thuyết phục thêm các nước thành viên khác, do đó có khả năng đạt được thỏa thuận tại Hội nghị thượng đỉnh EU - Thổ Nhĩ Kỳ ngày 6-3 tới.
Theo hình dung của EU, Liên Âu sẽ hợp tác tới Thổ trong việc đảm bảo biên giới ngoài của EU (Hy Lạp - Thổ), đẩy lùi sự di cư bất hợp pháp, đổi lại EU sẽ nhận một số người tỵ nạn từ Thổ để giảm bớt gánh nặng cho nước này.
Hiện tại, có chừng 2,5 triệu người tỵ nạn Syria đã ghi danh tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tháng 11 năm ngoài, EU đã thỏa thuận với Ankara rằng Liên Âu sẽ chi 3 tỷ Euro để ủng hộ Thổ xử lý khủng hoảng tỵ nạn, và hạn chế không để người tỵ nạn tiếp tục sang Châu Âu.