CHẤM DỨT “PHONG TỎA”, NÊN LÀM GÌ?
- Thứ ba - 19/05/2020 19:49
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Đó là câu hỏi được đặt ra cho giới chuyên môn, sau khi tại thủ đô Budapest và các tỉnh, thành của Hungary, lệnh hạn chế đi lại đã được gỡ bỏ và những biện pháp phòng chống Covid-19 khác cũng được tháo dỡ từng bước, tuy nhiên các chuyên gia đồng ý rằng vẫn rất nên thật thận trọng.
“Đừng ai nghĩ rằng từ giờ trở đi mọi thứ sẽ lại như cũ, vì trước mắt không thể như thế được. Người cao tuổi là nhóm đối tượng dễ gặp rủi ro nhất, cho nên vẫn tiếp tục phải dè chừng trong việc duy trì quan hệ cá nhân với họ. Bản thân tôi chắc chắn là còn chưa qua thăm cha mẹ trong vòng hai tuần nữa, vì phải chờ đợi xem dịch bệnh tiếp diễn như thế nào sau khi mọi thứ được nới lỏng”, bác sĩ Papp Magor chia sẻ.
Giữ quan điểm nên chờ đợi đã xem sao, ông Papp Magor cho rằng những triển vọng là sáng sủa và đây là cơ sở để chính quyền cho phép “tái khởi động” từng bước cuộc sống, tuy nhiên, chính ý thức kỷ luật của mỗi người sẽ quyết định là trong tương lai gần, có thể tiếp tục đi trên con đường này hay không. Người cao tuổi và có bệnh nền vẫn cần cảnh giác, vì nếu bị lây nhiễm thì hậu quả vẫn nguy hiểm như trước.
“Từ đầu tháng 3-2020, tôi không bước chân vào nhà cha mẹ tôi, mặc dù vẫn giúp các cụ ví dụ trong việc mua sắm. Chúng ta vẫn còn biết rất ít về con virus mới này. Nếu trong vòng hai, ba tuần tới, số ca lây nhiễm mới giảm một cách đáng kể, thì sau đó sẽ có thể qua thăm các thân nhân thuộc nhóm đối tượng có nhiều rủi ro này”, ông cho hay. Quan trọng là mọi thứ phải được tiến hành từng bước, từng bước một.
Bác sĩ Papp Magor nhấn mạnh: ngay cả về sau này, ví dụ trong tháng Sáu, khi việc gặp gỡ trực tiếp cha mẹ hoặc người thân cao tuổi không còn bị “cấm chỉ định” nữa, thì cũng không nên “ôm hôn thắm thiết” hoặc tiếp xúc gần trong thời gian dài - hãy để điều đó về sau nữa, khi tình hình dịch bệnh ổn hơn nữa. “Cách đây hai tháng, khi con số các ca lây nhiễm tương tự như hiện tại, chúng ta đã hoảng hồn thế nào?”.
Giữ quan điểm nên chờ đợi đã xem sao, ông Papp Magor cho rằng những triển vọng là sáng sủa và đây là cơ sở để chính quyền cho phép “tái khởi động” từng bước cuộc sống, tuy nhiên, chính ý thức kỷ luật của mỗi người sẽ quyết định là trong tương lai gần, có thể tiếp tục đi trên con đường này hay không. Người cao tuổi và có bệnh nền vẫn cần cảnh giác, vì nếu bị lây nhiễm thì hậu quả vẫn nguy hiểm như trước.
“Từ đầu tháng 3-2020, tôi không bước chân vào nhà cha mẹ tôi, mặc dù vẫn giúp các cụ ví dụ trong việc mua sắm. Chúng ta vẫn còn biết rất ít về con virus mới này. Nếu trong vòng hai, ba tuần tới, số ca lây nhiễm mới giảm một cách đáng kể, thì sau đó sẽ có thể qua thăm các thân nhân thuộc nhóm đối tượng có nhiều rủi ro này”, ông cho hay. Quan trọng là mọi thứ phải được tiến hành từng bước, từng bước một.
Bác sĩ Papp Magor nhấn mạnh: ngay cả về sau này, ví dụ trong tháng Sáu, khi việc gặp gỡ trực tiếp cha mẹ hoặc người thân cao tuổi không còn bị “cấm chỉ định” nữa, thì cũng không nên “ôm hôn thắm thiết” hoặc tiếp xúc gần trong thời gian dài - hãy để điều đó về sau nữa, khi tình hình dịch bệnh ổn hơn nữa. “Cách đây hai tháng, khi con số các ca lây nhiễm tương tự như hiện tại, chúng ta đã hoảng hồn thế nào?”.
Vị bác sĩ đặt câu hỏi và nói thêm: bây giờ, khi đồ thị sang phía bên kia rồi, nhưng vẫn nên thận trọng như lúc đó, vì càng gần đến đích càng phải lưu ý, đừng để sai lầm xảy ra. Dầu sao đi nữa, thời tiết khô và ấm cũng góp phần ngăn chặn sự lan truyền của các căn bệnh truyền nhiễm đường hô hấp và theo vị bác sĩ, nhờ vậy, dịch bệnh đang đi xuống. Có thể hy vọng là khi mùa hè tới, tác động này sẽ ngày càng gia tăng.
Một tin vui là giới chuyên môn dường như cũng thống nhất với nhau rằng, nếu cần gặp gỡ, tiếp xúc với những người ngoài gia đình, thì ở ngoài trời an toàn hơn là trong không gian kín như văn phòng, trung tâm mua sắm, v.v... Đơn thuần là vì ở ngoài trời, những giọt bắn có thể hàm chứa virus dễ được “phân tán” ra xa, nên rủi ro ít hơn, và bên cạnh đó chúng ta có thể giữ khoảng cách an toàn tốt hơn là trong nhà.
Điều đó, tất nhiên không loại trừ khả năng lây nhiễm tại nơi công cộng, ngoài trời, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng đặc biệt là vào cách cư xử của chúng ta. Về căn bản, khoảng cách gần luôn là hàm chứa rủi ro, trong phòng thay đồ của bể bơi hay ngoài bãi tắm đông nghịt người cũng vậy. Đặc biệt là sau những ngày bị “giam hãm”, chúng ta dễ có cảm giác thèm “tự do” và do đó, không có sự để tâm đúng mức.
Tất nhiên, có sự khác biệt giữa những miền quê mà dịch bệnh ít lai vãng, với các thành phố lớn có tỷ lệ lây nhiễm cao và do đó cách hành xử của chúng ta cũng cần phù hợp. Tuy nhiên, điều cần làm thực ra không có gì cao siêu: giữ cự ly an toàn (2m là tốt nhất) với những người không sống chung trong một mái nhà, và đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác. Virus mới vẫn còn đó, số ca lây nhiễm vẫn như giữa tháng Ba...