CẢNH SÁT HUNGARY CÓ THỂ PHẢI BỒI THƯỜNG LỚN CHO MỘT NẠN NHÂN
- Thứ tư - 23/04/2008 08:08
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cảnh sát Hungary đã phải trả giá đắt vì những vụ “bạo hành” quá trớn - Ảnh: [index]
Câu chuyện xảy ra vào ngày 23-10-2006, đúng vào dịp kỷ niệm Cách mạng 1956, khi nhiều nhóm quá khích đã tiến hành những cuộc biểu tình bạo động trên đường phố Budapest. Một người biểu tình tàn tật (gãy chân, phải chống nạng) bị cảnh sát bắt về đồn và bị giam giữ trong ba ngày. Trong khuôn khổ một phiên tòa xét xử những kẻ vi phạm, người biểu tình này cũng bị tuyên án tù giam 3 ngày (đúng khoảng thời gian anh đã bị giam); tuy nhiên, cũng trong vụ án này, ở phiên phúc thẩm, tòa án đã tuyên bố anh ta vô tội.
Sau phiên phúc thẩm, đương sự đã khởi kiện dân sự đối với REBISZ (Lực lượng Cảnh sát Cơ động) vì việc bắt giữ vô cớ anh, và đối với BRFK (Sở Cảnh sát Budapest) vì việc giam giữ anh một cách tùy tiện.
Trong phiên tòa sơ thẩm, Tòa án Budapest cho rằng BRFK và REBISZ đã áp dụng biện pháp cưỡng chế một cách bất hợp pháp đối với người biểu tình nọ, bởi lẽ, cách cư xử của đương sự không là lý do để nhân viên các cơ quan công quyền sử dụng bạo lực một cách “càn rỡ” như thế. (Khi bị bắt, chiếc nạng của người biểu tình bị văng đi và trong vòng 3 ngày bị giam giữ, anh ta đã không có nạng để dùng).
Tuy nhiên, tòa án cũng cho rằng người biểu tình cũng phải chịu một phần trách nhiệm vì những gì đã xảy ra, vì anh ta đã không hề có ý tuân thủ lệnh rời hiện trường mà cảnh sát đã kêu gọi.