“BUDAPEST ĐANG “ÂM” 150 TỶ FORINT!”
- Chủ nhật - 13/09/2020 11:24
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Thị trưởng Budapest Karácsony Gergely và Thủ tướng Orbán Viktor lại “đụng nhau” nhân một tuyên bố của người đứng đầu chính phủ Hungary, theo đó chính quyền thủ đô có tiền mà lại không bỏ ra giúp ngạch du lịch, khách sạn, nhà trọ... đang trên đà phá sản.
Ý này được ông Orbán Viktor phát biểu hai lần liên tiếp, vào thứ Sáu và thứ Bảy tuần này, trong các cuộc trả lời phỏng vấn và đặc biệt, đúng vào lúc ngành du lịch tổ chức một cuộc biểu tình lớn để phản đối việc họ bị “bỏ mặc” trong thời kỳ dịch bệnh với chính sách cấm biên, khiến họ có nguy cơ “chết đói”.
Du lịch Budapest rất lâm nguy, “điều này không chỉ năm nay, mà sang năm cũng thế, vì 90% số du khách là ngoại quốc” và do đó, chính phủ phải giúp đỡ riêng các cư dân thủ đô làm trong ngành du lịch. “Budapest cần thay đổi mô hình kinh doanh. Thành phố có tới hơn 100 tỷ tiền “nhàn rỗi” để có thể làm điều này”.
Phản ứng với con số 100 tỷ, từ thứ Sáu, Thị trưởng Karácsony Gergely đã bác bỏ khẳng định của ông Orbán Viktor: “Khả năng là thủ tướng đã bị đánh lừa. Budapest không chỉ chẳng có nguồn 100 tỷ tự do nào cả, mà còn đang phải đối mặt với sự thiếu hụt hơn thế, đa phần vì quyết định của chính quyền Orbán”.
Sáng Chủ nhật 13-9, ông Karácsony Gergely viết tiếp: “Thời nhỏ tôi cũng thích đấu với những con số kiểu này, nhưng giờ thì thời thế khác rồi”. “Hãy nói cho rõ: Thủ đô không lấy đâu ra tiền để gánh nhiệm vụ thay cho chính phủ. Chúng tôi không có 100 tỷ “nhàn rỗi”, mà đang “âm” 150 tỷ đây”, Thị trưởng Budapest viết.
Lý do của sự thiếu hụt này, bên cạnh yếu tố dịch bệnh và sa sút kinh tế, là những biện pháp thắt chặt của chính phủ, theo ông Karácsony Gergely. “Ai đang cầm tiền thì phải có trách nhiệm”, ông nhấn mạnh và đề nghị chính quyền hãy sử dụng một nửa số tiền lớn trong quỹ tái thiết của Liên Âu cho các địa phương.
Khoản tiền đó cần được chia theo tỷ lệ cư dân của địa phương, cho các chính quyền tự quản, nơi mà “độc lập với quan điểm đảng phái, đều sẽ sử dụng hiệu quả hơn chính phủ rất nhiều”. Xung đột giữa Trung ương và Thủ đô âm ỉ trong suốt những tháng vừa qua của đại dịch Covid-19, và đôi lúc lại bùng nổ lớn.
Bất hòa lần này xảy ra trong bối cảnh Hungary đang trong làn sóng thứ hai của dịch bệnh, và kỷ lục về số ca nhiễm hàng ngày liên tục được xác lập và “phá”, đã gần chạm ngưỡng 1.000 trong 24h. Serbia, nước láng giềng phía Nam của Hungary thì cho rằng làn sóng thứ ba của Covid-19 là cũng không thể tránh khỏi.
Do đó, cần nỗ lực để ngăn chặn việc vào mùa đông, cùng một lúc, có quá nhiều người nhiễm cúm mùa và Covid-19, theo quan điểm của giới dịch tễ học nước này.
Du lịch Budapest rất lâm nguy, “điều này không chỉ năm nay, mà sang năm cũng thế, vì 90% số du khách là ngoại quốc” và do đó, chính phủ phải giúp đỡ riêng các cư dân thủ đô làm trong ngành du lịch. “Budapest cần thay đổi mô hình kinh doanh. Thành phố có tới hơn 100 tỷ tiền “nhàn rỗi” để có thể làm điều này”.
Phản ứng với con số 100 tỷ, từ thứ Sáu, Thị trưởng Karácsony Gergely đã bác bỏ khẳng định của ông Orbán Viktor: “Khả năng là thủ tướng đã bị đánh lừa. Budapest không chỉ chẳng có nguồn 100 tỷ tự do nào cả, mà còn đang phải đối mặt với sự thiếu hụt hơn thế, đa phần vì quyết định của chính quyền Orbán”.
Sáng Chủ nhật 13-9, ông Karácsony Gergely viết tiếp: “Thời nhỏ tôi cũng thích đấu với những con số kiểu này, nhưng giờ thì thời thế khác rồi”. “Hãy nói cho rõ: Thủ đô không lấy đâu ra tiền để gánh nhiệm vụ thay cho chính phủ. Chúng tôi không có 100 tỷ “nhàn rỗi”, mà đang “âm” 150 tỷ đây”, Thị trưởng Budapest viết.
Lý do của sự thiếu hụt này, bên cạnh yếu tố dịch bệnh và sa sút kinh tế, là những biện pháp thắt chặt của chính phủ, theo ông Karácsony Gergely. “Ai đang cầm tiền thì phải có trách nhiệm”, ông nhấn mạnh và đề nghị chính quyền hãy sử dụng một nửa số tiền lớn trong quỹ tái thiết của Liên Âu cho các địa phương.
Khoản tiền đó cần được chia theo tỷ lệ cư dân của địa phương, cho các chính quyền tự quản, nơi mà “độc lập với quan điểm đảng phái, đều sẽ sử dụng hiệu quả hơn chính phủ rất nhiều”. Xung đột giữa Trung ương và Thủ đô âm ỉ trong suốt những tháng vừa qua của đại dịch Covid-19, và đôi lúc lại bùng nổ lớn.
Bất hòa lần này xảy ra trong bối cảnh Hungary đang trong làn sóng thứ hai của dịch bệnh, và kỷ lục về số ca nhiễm hàng ngày liên tục được xác lập và “phá”, đã gần chạm ngưỡng 1.000 trong 24h. Serbia, nước láng giềng phía Nam của Hungary thì cho rằng làn sóng thứ ba của Covid-19 là cũng không thể tránh khỏi.
Do đó, cần nỗ lực để ngăn chặn việc vào mùa đông, cùng một lúc, có quá nhiều người nhiễm cúm mùa và Covid-19, theo quan điểm của giới dịch tễ học nước này.