BRUSSELS CÓ THỂ CẮT GIẢM TÀI CHÍNH VỚI HUNGARY
- Chủ nhật - 28/02/2016 21:56
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Nguy cơ Hungary bị Phương Tây cắt giảm những nguồn ủng hộ tài chính vì nước này không chịu tiếp nhận người tỵ nạn và bác bỏ kế hoạch phân bổ theo hạn ngạch của EU càng ngày càng trở nên hiện thực.
Ủy ban Châu Âu có nhiều khả năng hành động trong giai đoạn tài chính đang diễn ra và còn kéo dài tới năm 2020, theo mạng tin Kinh tế Thế giới hvg.hu, khi ngày càng nhiều nhà lãnh đạo Phương Tây đưa ra đề xuất nên cắt giảm tài chính đối với các quốc gia không muốn nhận người tỵ nạn.
Bên cạnh Thủ tướng Ý Matteo Renzi, Thủ tướng Áo Werner Faymann và Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziére cũng từng phát biểu rằng, nước nào không hợp tác trong vấn đề tiếp nhận tỵ nạn theo chính sách chung của EU, quốc gia đó chớ tính đến khả năng được ủng hộ tài chính.
Thủ tướng Orbán Viktor cho rằng giữa chừng không thể thay đổi những hiệp định hỗ trợ tài chính có hiệu lực tới năm 2020. Có điều, khi trao đổi với những chuyên gia thạo tin về hoạt động của các định chế EU, mạng tin 444.hu được nghe rằng có hai khả năng để Phương Tây làm điều đó.
Trên nguyên tắc, cả hai khả năng đều khả dĩ, cho dù đó là những giải pháp không lấy gì làm lịch thiệp. Khả năng đầu được coi là hết sức thô bạo, còn khả năng thứ hai thì hơi “tinh vi”, theo mạng hvg.hu. Tuy nhiên, cả hai giải pháp đều là “cực chẳng đã” đối với một thành viên EU như Hungary.
Trên nguyên tắc, có thể có một tình huống khi các quốc gia đóng góp nhiều cho ngân quỹ EU sẽ bảo, “tôi mệt rồi, giờ đóng ít thôi, vả lại nếu những kẻ khác không tuân thủ bổn phận của họ thì tôi cũng xin kiếu”. Đây là giải pháp được coi là rất thô bạo, và đi kèm những hậu quả khôn lường.
Bởi lẽ, nếu các thành viên EU cứ thay nhau trây lỳ, không chịu thực hiện những thỏa thuận, thì Liên Âu coi như bị khai tử.
Giải pháp thứ hai “tế nhị” hơn, đó là khi một nước thành viên EU không chịu thực hiện nhũng khuyến dụ trong chính sách kinh tế của Ủy ban Châu Âu trong vòng ba tháng, thì Ủy ban này có thể đề xuất tạm ngừng những khoản ủng hộ đối với nước đó.
Trong trường hợp Hungary, nước này đã không ít lần phản đối hay bác bỏ những khuyến dụ của EU, thậm chí một phần những khuyến dụ đó Hung không bao giờ thực hiện. Ngay trong hệ thống hiện tại, đã có thể cắt giảm một phần những hỗ trợ của EU mà Hung được nhận.
Có những tiếng nói ở Brussels cho thấy nếu Hungary rất bị cô lập trong việc kích động để chống lại chính sách phân bổ người tỵ nạn theo hạn ngạch của EU, thì Liên Âu sẽ cân nhắc việc thực hiện “cơ chế” cắt giảm nói trên, cho dù tỵ nạn và kinh tế là hai chuyện khác biệt.
Dầu sao, mạng hvg.hu cũng nhấn mạnh, sự trừng phạt đó chỉ có thể thực hiện được nếu đa số các quốc gia thành viên Liên Âu cũng đồng tình.
Bên cạnh Thủ tướng Ý Matteo Renzi, Thủ tướng Áo Werner Faymann và Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziére cũng từng phát biểu rằng, nước nào không hợp tác trong vấn đề tiếp nhận tỵ nạn theo chính sách chung của EU, quốc gia đó chớ tính đến khả năng được ủng hộ tài chính.
Thủ tướng Orbán Viktor cho rằng giữa chừng không thể thay đổi những hiệp định hỗ trợ tài chính có hiệu lực tới năm 2020. Có điều, khi trao đổi với những chuyên gia thạo tin về hoạt động của các định chế EU, mạng tin 444.hu được nghe rằng có hai khả năng để Phương Tây làm điều đó.
Trên nguyên tắc, cả hai khả năng đều khả dĩ, cho dù đó là những giải pháp không lấy gì làm lịch thiệp. Khả năng đầu được coi là hết sức thô bạo, còn khả năng thứ hai thì hơi “tinh vi”, theo mạng hvg.hu. Tuy nhiên, cả hai giải pháp đều là “cực chẳng đã” đối với một thành viên EU như Hungary.
Trên nguyên tắc, có thể có một tình huống khi các quốc gia đóng góp nhiều cho ngân quỹ EU sẽ bảo, “tôi mệt rồi, giờ đóng ít thôi, vả lại nếu những kẻ khác không tuân thủ bổn phận của họ thì tôi cũng xin kiếu”. Đây là giải pháp được coi là rất thô bạo, và đi kèm những hậu quả khôn lường.
Bởi lẽ, nếu các thành viên EU cứ thay nhau trây lỳ, không chịu thực hiện những thỏa thuận, thì Liên Âu coi như bị khai tử.
Giải pháp thứ hai “tế nhị” hơn, đó là khi một nước thành viên EU không chịu thực hiện nhũng khuyến dụ trong chính sách kinh tế của Ủy ban Châu Âu trong vòng ba tháng, thì Ủy ban này có thể đề xuất tạm ngừng những khoản ủng hộ đối với nước đó.
Trong trường hợp Hungary, nước này đã không ít lần phản đối hay bác bỏ những khuyến dụ của EU, thậm chí một phần những khuyến dụ đó Hung không bao giờ thực hiện. Ngay trong hệ thống hiện tại, đã có thể cắt giảm một phần những hỗ trợ của EU mà Hung được nhận.
Có những tiếng nói ở Brussels cho thấy nếu Hungary rất bị cô lập trong việc kích động để chống lại chính sách phân bổ người tỵ nạn theo hạn ngạch của EU, thì Liên Âu sẽ cân nhắc việc thực hiện “cơ chế” cắt giảm nói trên, cho dù tỵ nạn và kinh tế là hai chuyện khác biệt.
Dầu sao, mạng hvg.hu cũng nhấn mạnh, sự trừng phạt đó chỉ có thể thực hiện được nếu đa số các quốc gia thành viên Liên Âu cũng đồng tình.