THUỐC LÁ - SÁT THỦ ÂM THẦM
- Chủ nhật - 29/11/2015 23:49
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Trong clip mới nhất của ca sĩ trẻ đình đám Stromae, với câu hỏi ám ảnh lặp đi lặp lại “Ai là người kế tiếp đây?”, anh cảnh báo hiểm họa ung thư len lỏi gặm nhấm mỗi ngày và cướp đi bao người thân của chúng ta, trong đó hút thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu.
Ca khúc cũng có đoạn: “Xin đừng làm vẻ ngây thơ không biết gì về những bao thuốc, và ngạc nhiên là thuốc lá gây chết chóc”. Mang tiêu đề “Quand c'est” (Khi nào?) cũng là cách chơi chữ của Cancer (tức Ung thư), clip của bài hát này cho tới nay đã đạt gần 18 triệu view trên Youtube.
Thuốc lá gây ra nhiều tổn hại hơn người ta nghĩ. Không chỉ có hại cho phổi và tim, thuốc lá còn làm tổn hại đến toàn bộ cơ thể, theo kết luận của Bộ Y tế và Sức khỏe Cộng đồng Mỹ.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ năm 2000 tới 2012, những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho con người là các bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư, nhiễm trùng đường hô hấp, các bệnh phổi, tiêu chảy, tiểu đường.
Bệnh tim hiện vẫn là sát thủ số một trên thế giới, giết 17,5 triệu người năm 2012, trong đó có 6,7 triệu chết vì đột quỵ. Và thuốc lá vẫn nằm trong top nguyên nhân gây tử vong do gây các bệnh về tim mạch, hô hấp, ung thư, đột quỵ.
Thuốc lá gây ra nhiều tổn hại hơn người ta nghĩ. Không chỉ có hại cho phổi và tim, thuốc lá còn làm tổn hại đến toàn bộ cơ thể, theo kết luận của Bộ Y tế và Sức khỏe Cộng đồng Mỹ.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ năm 2000 tới 2012, những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho con người là các bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư, nhiễm trùng đường hô hấp, các bệnh phổi, tiêu chảy, tiểu đường.
Bệnh tim hiện vẫn là sát thủ số một trên thế giới, giết 17,5 triệu người năm 2012, trong đó có 6,7 triệu chết vì đột quỵ. Và thuốc lá vẫn nằm trong top nguyên nhân gây tử vong do gây các bệnh về tim mạch, hô hấp, ung thư, đột quỵ.
Nửa thế kỷ sau khi thuốc lá bị phát hiện là có liên quan đến ung thư phổi, Bộ Y tế và Sức khỏe Cộng đồng Mỹ đã có bản báo cáo mới. Kết luận: thuốc lá gây ra nhiều tổn hại hơn người ta nghĩ. Không chỉ có hại cho phổi và tim, thuốc lá còn làm tổn hại đến toàn bộ cơ thể.
Nicotine là chất gây nghiện, vì nó liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương, nơi có các dopamine tự do (loại hormone tạo cảm giác dễ chịu và hưng phấn). Bên cạnh đó, khi hút một điếu thuốc, chúng ta còn du nhập một loạt chất có hại khác như tar (nhựa thuốc lá, hắc ín), khí carbon monoxide (CO)...
Đây đều là những chất có thể kích hoạt bệnh ung thư. Tổng thể, có khoảng 7.000 các thành phần hóa chất độc hại khác nhau trong thuốc lá, thay vì 4.800 như chúng ta được biết trước kia. Ngoài nicotine, còn có những chất gây nghiện khác nữa trong thuốc lá mà người hút không hề biết.
Bên cạnh đó, các loại thuốc lá thường được test bởi các máy hút thử (smoke robots), cho kết quả không chính xác, và trên thực tế một người hút thuốc thực sự nhận nicotine nhiều hơn một cái máy.
Bản báo cáo năm 1964 khởi đầu cho cuộc chiến chống hút thuốc lá, nhưng phải tới năm 2000 thì toàn thế giới mới vào cuộc, sau khi các bằng chứng về tác hại của việc hút thuốc bị động được chứng minh.
Thuốc lá có hại cho sức khỏe rất rất nhiều, nhiều hơn cách đây 50 năm, do các hóa chất và thành phần của đầu lọc. Tác hại của nó lớn hơn những gì chúng ta vẫn thường nghĩ. Bên cạnh ung thư phổi và các bệnh về tim, thuốc lá cũng gây các bệnh như tiểu đường, viêm khớp, thậm chí cả mù lòa.
Thuốc lá cũng có liên quan thường xuyên đến ung thư gan và ruột kết, gây sẩy thai, chảy máu não, giảm chất lượng tinh trùng, và có cả dấu hiệu chứng tỏ thuốc lá liên quan đến ung thư vú.
Đại đa số các quốc gia trên thế giới đã bước vào cuộc chiến chống thuốc lá. Tại Châu Âu, nhiều nước đã ký lệnh cấm hút thuốc tại các nơi công cộng như công sở, bệnh viện, trường học, thư viện, rạp chiếu phim, siêu thị, nhà hàng, quán cà phê, sân bay, ga tàu...
Theo kết quả một điều tra quốc tế vừa được công bố trên tờ báo y khoa uy tín “The Lancet”, tại 11 quốc gia, sau bảy năm áp dụng lệnh cấm, các ca sinh non giảm 250.000 (tức 10%), các trường hợp phải vào viện do các bệnh về hô hấp giảm 25.000 (cũng khoảng 10%).
Sau sắc lệnh chống thuốc lá mới được Hội đồng Châu Âu phê chuẩn với nội dung cấm các nhà sản xuất thuốc lá tẩm hương liệu, đánh thuế cao hơn..., nhiều quốc gia đang nghiên cứu thêm dự luật bảo vệ trẻ em chống lại tác hại của khói thuốc, ví dụ cấm hút thuốc khi trong xe đang có trẻ em, cấm hút thuốc khi ngồi gần trẻ em trong nhà...
Ở Châu Âu, sau khi thuốc lá bị cấm gần như trên toàn bộ các địa điểm công cộng, dân hút thuốc tràn ra đường phố.
Vào những ngày cuối tuần đẹp trời, nếu muốn đi dạo trong khu trung tâm, vừa muốn ngắm mọi người, vừa muốn hít thở không khí trong lành, có lẽ bạn nên học một vũ điệu na ná như kiểu “moonwalk” của Michael Jakson để len lỏi tránh hít phải khói thuốc.
Ước tính sơ sơ, mỗi năm có hơn 4,5 nghìn tỉ đầu mẩu thuốc lá thải ra môi trường, tiêu tốn khoảng 11 triệu đô cho việc dọn dẹp. Nhiều tổ chức môi trường quốc tế cũng đã lên tiếng cảnh báo những tác động xấu tới môi trường của thuốc lá.