QUÀ SÁNG (Phần 1)
- Thứ ba - 23/02/2016 15:49
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Tết đã qua, nhưng bánh chưng vẫn còn trong tủ lạnh, nên sáng sáng chúng tôi vẫn ăn bánh chưng hấp trong lò vi sóng, nóng và ngon như mới nấu. Nhưng ăn mãi cũng ngán, tôi bắt đầu nhớ đến những món ăn sáng mà chúng tôi vẫn thường ăn từ khi dọn nhà đến đây.
Lúc mới đến ở xứ Củ Chi này, chúng tôi cũng chỉ biết ăn sáng bằng mì gói ở nhà, sau khi nhà cửa xong xuôi, chúng tôi bắt đầu đi tìm hiểu và trước tiên là các hàng quán ở chung quanh. Nhà chúng tôi cũng khá xa chợ, nên cũng không có ai buôn bán gì nhiều. Mấy chú thợ hồ giới thiệu chỗ bán bánh cuốn ở một cái chợ nhỏ mà đa phần người bán hàng là người Bắc.
Cái chợ nhỏ này chỉ họp một lúc vào buổi sáng, khoảng 9 giờ là đã tan. Chủ yếu bán cho công nhân mua vội vàng chút ít thức ăn trước khi đi làm. Cửa hàng bánh cuốn do hai ông bà cũng khá lớn tuổi người gốc Hà Nội, vào đây sinh sống trước chúng tôi nhiều năm. Cả hai ông bà tuổi tác đều trẻ hơn chúng tôi, nhưng tóc của ông bạc trắng, chắc có lẽ vì ngồi tráng bánh nhiều nên bị ngã sang màu vàng.
Biết ông xã tôi cũng là người Hà Nội, hai ông bà rất vui mừng và dần dần chúng tôi trở thành khách hàng thân thiết. Bà hay gọi bánh cuốn là bánh “quấn”, tôi cũng không biết đó là cách phát âm của vùng nào ở Hà Nội? Nói chuyện lâu ngày chúng tôi biết hai ông bà trước kia có đi sang Đức lao động, rồi trở về Hà Nội lại. Vì khi đi đã xin nghỉ việc nên bây giờ cũng không có lương hưu, phải sinh sống bằng nghề tráng bánh cuốn.
Hai ông bà chỉ có một đứa con trai duy nhất, bây giờ chỉ khoảng chưa đến 25 tuổi. Tôi có hỏi thăm về thằng cháu này, nó chỉ thỉnh thoảng xuất hiện phụ bưng bánh cho khách vào ngày Chủ nhật, thì nghe bà ấy nói cháu đang đi học ở Sài Gòn, ngành nghề tôi nghe không rõ hình như là nghệ thuật gì đó.
Tôi nghĩ trong bụng cái thằng này cao ráo, sạch sẽ chuyện mặc áo thun trắng và cái quần thể thao màu xanh dương, tóc lại nhuộm vàng hoe hoe, mắt đeo kính cận chắc là học Trường Sân khấu Điện ảnh? Nhưng lại quá ít nói và không nhanh nhẹn thế thì làm diễn viên gì?
Cái chợ nhỏ này chỉ họp một lúc vào buổi sáng, khoảng 9 giờ là đã tan. Chủ yếu bán cho công nhân mua vội vàng chút ít thức ăn trước khi đi làm. Cửa hàng bánh cuốn do hai ông bà cũng khá lớn tuổi người gốc Hà Nội, vào đây sinh sống trước chúng tôi nhiều năm. Cả hai ông bà tuổi tác đều trẻ hơn chúng tôi, nhưng tóc của ông bạc trắng, chắc có lẽ vì ngồi tráng bánh nhiều nên bị ngã sang màu vàng.
Biết ông xã tôi cũng là người Hà Nội, hai ông bà rất vui mừng và dần dần chúng tôi trở thành khách hàng thân thiết. Bà hay gọi bánh cuốn là bánh “quấn”, tôi cũng không biết đó là cách phát âm của vùng nào ở Hà Nội? Nói chuyện lâu ngày chúng tôi biết hai ông bà trước kia có đi sang Đức lao động, rồi trở về Hà Nội lại. Vì khi đi đã xin nghỉ việc nên bây giờ cũng không có lương hưu, phải sinh sống bằng nghề tráng bánh cuốn.
Hai ông bà chỉ có một đứa con trai duy nhất, bây giờ chỉ khoảng chưa đến 25 tuổi. Tôi có hỏi thăm về thằng cháu này, nó chỉ thỉnh thoảng xuất hiện phụ bưng bánh cho khách vào ngày Chủ nhật, thì nghe bà ấy nói cháu đang đi học ở Sài Gòn, ngành nghề tôi nghe không rõ hình như là nghệ thuật gì đó.
Tôi nghĩ trong bụng cái thằng này cao ráo, sạch sẽ chuyện mặc áo thun trắng và cái quần thể thao màu xanh dương, tóc lại nhuộm vàng hoe hoe, mắt đeo kính cận chắc là học Trường Sân khấu Điện ảnh? Nhưng lại quá ít nói và không nhanh nhẹn thế thì làm diễn viên gì?
Bánh cuốn ông bà bán rất bình dân, chỉ 10 nghìn một đĩa, và người ăn cũng chỉ là những người bình dân. Mấy anh thanh niên ăn khỏe thì gọi đĩa 15 nghìn, chúng tôi chỉ ăn 10 nghìn là đủ no. Bột gạo do ông bà tự xay lấy, mà chúng tôi biết chắc là không thêm hàn the cho dai. Hành phi cũng do nhà làm, không mua hàng làm sẵn.
Chúng tôi là khách quen, nên lúc đến là tôi tự múc nước mắm ra bàn, rồi ngồi chờ bánh tráng xong, có khi tôi tự đến bưng bánh ra bàn luôn. Ăn xong chúng tôi dọn đĩa ra chỗ để chén bẩn. Giúp bà một tay, vì chẳng có ai phụ giúp hai ông bà già. Ông xã tôi chỉ có một chút không thích là vì bà có cái tính tiết kiệm, nên có những cái chén đựng nước mắm bị mẻ tí xíu, bà không bỏ đi mà vẫn dùng tiếp.
Có lần đang bán thì bả bị mệt phải vào nằm nghỉ, thấy vậy tôi đến tiếp phụ cuốn bánh. Ông xã tôi cứ cằn nhằn, sao mà bỏ nhiều nhân quá vậy. Tại tôi không biết bỏ thế nào cho vừa phải đấy thôi.
Bẵng đi một thời gian tôi thấy quán đóng cửa, nghỉ bán, nhưng cũng không biết tại sao. Sau đó bất ngờ gặp bà đứng trước nhà, chúng tôi vào hỏi thăm thì mới biết ông bị tai biến phải nằm bệnh viện, cũng đã khỏe lại rồi, vài hôm thật khỏe sẽ bán lại vì nằm bệnh viện hao tốn quá. Khi gặp lại, thấy ông thật tội nghiệp, người gầy ốm, nói năng không rõ, phải có bà phiên dịch.
May mà trời còn thương cho tay chân không sao, vẫn còn tráng bánh được, nhưng tay nghề đã kém, bánh tráng không còn mỏng như xưa. Nhưng với chúng tôi, mỏng dày chút xíu cũng không sao, cần nhất là vệ sinh sạch sẽ, và cũng là ăn để ủng hộ bạn già.
Nói thêm về thằng con, nay đã ra trường. Thì ra nó học ngành thiết kế thời trang. Có dự cuộc thi Project Runway, nhưng chỉ vào đến Top 20 rồi dừng bước. Nó thích thời trang từ nhỏ, năm hai tuổi đã biết xỏ kim. Lên ba mẹ nó mua cho con búp bê, suốt ngày nó may áo cho búp bê. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, nó nhất định chỉ thi vào ngành thiết kế thời trang.
Tôi cũng mong nó thành đạt, chứ hiện nay tôi thấy mẹ nó suốt ngành chỉ mặc bộ đồ chẳng thời trang tí nào, lo bán bánh cuốn nuôi nó.
Bài và ảnh: Nguyễn Khoa Thuyền Trang, từ TP. HCM
* Bạn có một hàng ăn sáng quen thuộc? Hãy chia sẻ với NCTG.