NHỮNG CON TEM LẠ
- Thứ sáu - 19/02/2016 17:01
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Và bây giờ ít ai dùng phương tiện lạc là thư tín, nên tìm được một con tem mới là quá khó khăn. Tôi nghĩ có lẽ trong tương lai cái thú này cũng sẽ không còn. Có khi bọn trẻ sau này còn không biết từ tem là gì trong từ ngữ tiếng Việt và có nguồn gốc từ đâu”.
Thời gian gần đây, cơ duyên đã cho tôi được quen biết với những bạn trên FB, sống ở đất nước Hungary xa xôi. Qua tờ báo “Nhịp cầu Thế giới” tôi cũng đã đọc được nhiều bài viết rất hay, bổ sung cho kiến thức của tôi.
Nhân đây lại nhớ đến những điều tôi biết về đất nước này mà thân thiết nhất lại là những con tem đã theo tôi suốt mấy chục năm trời.
Khi còn nhỏ tôi là học sinh rất thích học môn địa lý, ở nhà tôi tuy không rộng rãi, nhưng cha tôi luôn mua một tờ bản đồ thế giới treo trên tường, để chúng tôi hàng ngày xem và học hỏi. Cha tôi thường dạy chúng tôi chơi trò đố thủ đô các nước. Ví dụ cha tôi nói Pháp thì chúng tôi phải trả lời là Paris, hoặc Anh thì trả lời là London.
Đó là những nước quen thuộc và dễ, còn chuyển qua các nước Đông Âu thì khó hơn nhiều. Ví dụ, Ba Lan thì phải nói Warszawa, Hungary thì là Budapest (cái này tôi hay lẫn lộn với Bucharest của Romania).
Sau này thành thói quen, tôi biết rất nhiều thủ đô các nước trên thế giới, nhờ vậy tôi cũng biết vị trí trên bản đồ. So với những học sinh trung học thì tôi có vẻ khá hơn nhiều. Nhưng với những thay đổi trên bản đồ thế giới như hiện nay, tôi bắt đầu cảm thấy lẫn lộn và không còn biết đâu là đâu nữa.
Khi bắt đầu sưu tầm tem, tôi chỉ có số lượng ít nên tôi thuộc lòng từng con tem tôi có, vì lý do gì mà tôi có v.v... Có những con tem in những dòng chữ rất lạ, tìm trên tự điển tiếng Anh hay tiếng Pháp đều không có, vì người ta dùng chữ riêng của nước đó.
Có những con tem tôi có thể đoán được vì có chữ gần giống với tiếng Pháp, ví dụ Československo, Polska, Romania, Jugoslavija. Nhưng cũng có những con tem đoán mãi không ra: Helvetia, Sverige, Suomi, Norge, Magyar. Nhưng rồi sau cùng cũng tôi biết hết, nhờ hỏi thăm nhiều người khác.
Và đây là những con tem Magyar (là Hungary) mà tôi có. Những con tem này tôi đều có trước năm 1975, nhưng tôi quên mất là tại sao tôi lại có, trong khi thời đó việc liên lạc với các nước cộng sản là điều cấm kỵ. Tem Hung ở Việt Nam quý lắm, nhất là ở miền Nam ít người đi Hung.
Nhân đây lại nhớ đến những điều tôi biết về đất nước này mà thân thiết nhất lại là những con tem đã theo tôi suốt mấy chục năm trời.
Khi còn nhỏ tôi là học sinh rất thích học môn địa lý, ở nhà tôi tuy không rộng rãi, nhưng cha tôi luôn mua một tờ bản đồ thế giới treo trên tường, để chúng tôi hàng ngày xem và học hỏi. Cha tôi thường dạy chúng tôi chơi trò đố thủ đô các nước. Ví dụ cha tôi nói Pháp thì chúng tôi phải trả lời là Paris, hoặc Anh thì trả lời là London.
Đó là những nước quen thuộc và dễ, còn chuyển qua các nước Đông Âu thì khó hơn nhiều. Ví dụ, Ba Lan thì phải nói Warszawa, Hungary thì là Budapest (cái này tôi hay lẫn lộn với Bucharest của Romania).
Sau này thành thói quen, tôi biết rất nhiều thủ đô các nước trên thế giới, nhờ vậy tôi cũng biết vị trí trên bản đồ. So với những học sinh trung học thì tôi có vẻ khá hơn nhiều. Nhưng với những thay đổi trên bản đồ thế giới như hiện nay, tôi bắt đầu cảm thấy lẫn lộn và không còn biết đâu là đâu nữa.
Khi bắt đầu sưu tầm tem, tôi chỉ có số lượng ít nên tôi thuộc lòng từng con tem tôi có, vì lý do gì mà tôi có v.v... Có những con tem in những dòng chữ rất lạ, tìm trên tự điển tiếng Anh hay tiếng Pháp đều không có, vì người ta dùng chữ riêng của nước đó.
Có những con tem tôi có thể đoán được vì có chữ gần giống với tiếng Pháp, ví dụ Československo, Polska, Romania, Jugoslavija. Nhưng cũng có những con tem đoán mãi không ra: Helvetia, Sverige, Suomi, Norge, Magyar. Nhưng rồi sau cùng cũng tôi biết hết, nhờ hỏi thăm nhiều người khác.
Và đây là những con tem Magyar (là Hungary) mà tôi có. Những con tem này tôi đều có trước năm 1975, nhưng tôi quên mất là tại sao tôi lại có, trong khi thời đó việc liên lạc với các nước cộng sản là điều cấm kỵ. Tem Hung ở Việt Nam quý lắm, nhất là ở miền Nam ít người đi Hung.
Có một đứa nhỏ con của một cô làm chung với cha tôi, nó tập chơi tem, nên thấy địa chỉ một người sưu tầm tem ở một nước Đông Âu nào đó, nó gửi thư làm quen. Vậy là mẹ nó bị chính quyền mời đến làm việc. Sau đó biết nguyên nhân thì mẹ nó được cho về. Hú hồn.
Tôi thì khôn ngoan hơn, biết phân biệt, địa chỉ nào có thể gửi thư, địa chỉ nào không được động đến. Dạo đó tôi sưu tầm đủ thứ tem, không có chủ đề, loại nào cũng được chỉ cần không rách góc và không mất răng cưa, và không bị lột làm cho tem mỏng.
Trong số tem Hung, tôi thấy hình như có một số là tem chơi, không phải do nhà Post phát hành, không dùng để gửi thư được, cái đó vô giá trị, nhưng lâu rồi nên cũng để cho vui.
Năm 1975, tôi suýt mất hết cả bộ sưu tập, may mà quá yêu quý nên đi đâu cũng cố gắng đem theo nên còn tới giờ. Sau này, thời kinh tế khó khăn, chuyện chơi tem của tôi gián đoạn. Tất cả các bạn nước ngoài của tôi đều mất liên lạc hết.
Đến bây giờ chỉ thỉnh thoảng tôi mua được vài con tem mới phát hành, nhưng cũng không đủ bộ. Và bây giờ ít ai dùng phương tiện lạc là thư tín, nên tìm được một con tem mới là quá khó khăn. Tôi nghĩ có lẽ trong tương lai cái thú này cũng sẽ không còn.
Nhưng chắc mọi người rồi cũng sẽ quen dần và phải chấp nhận thôi. Có khi bọn trẻ sau này còn không biết từ tem là gì trong từ ngữ tiếng Việt và có nguồn gốc từ đâu.
Với bài này tôi chỉ muốn khoe số tem Hungary mà mình sở hữu, là tài sản quý giá của tôi mà thôi.
Nguyễn Khoa Thuyền Trang, từ TP. HCM
* Bạn có thú chơi tem, hay những kỷ niệm, ký ức về sưu tầm tem? Hãy chia sẻ với NCTG.