GIÁO DỤC KIỂU TÂY
- Thứ sáu - 24/11/2006 22:01
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tuổi thơ - Ảnh: H.Linh (NCTG)
Có điều, những "lý sự" của cháu thường rất đúng, hoặc ít nhất luôn khiến người lớn phải suy nghĩ. Đó là thế mạnh của giáo dục phương Tây: khiến trẻ em tự tin, đàng hoàng, có tư cách, tư chất và chính kiến, không luồn cúi... Chẳng hạn:
- Quen cung cách ở Việt Nam, bố mẹ "tự tiện" vào phòng cháu mà không gõ cửa, hay "lẳng lặng" mở cặp kiểm tra sách vở cháu, là cháu "có ý kiến" ngay. Vì quả thật, điều này ảnh hưởng đến "đời tư" của cháu.
- Bố mẹ đi làm về, mệt, nhiều khi cháu hỏi nhiều, nói lắm, lỡ quát cháu một câu, thì lập tức cháu cho biết: ở trường các cô giáo không bao giờ quát mắng cháu, cháu không biết thì cháu mới hỏi chứ? Không lẽ cháu không có quyền hỏi?
- Thúc cháu làm một việc gì đó mà cháu chưa thật muốn, cháu nhắc ngay "con đã nghe thấy rồi, cứ từ từ đã, có phải xong ngay được đâu?"
- "Khuyên" cháu nên ăn món này, món khác cho... ngon, cháu ôn tồn "sao bố mẹ cứ luôn bảo con ăn cái này cái khác thế nhỉ, để tự con không được à?" Thấy cháu có vẻ "mộ đạo", tin Chúa, có lần muốn cháu ăn cơm mà hôm ấy cháu lại không muốn, nói vui là "Chúa bảo con phải ăn nhiều mới chóng lớn", cháu nói lại ngay "nhưng Chúa có bảo cụ thể con phải ăn gì đâu?"
Kể cả ngày cũng không hết những ví dụ ngộ nghĩnh ấy. Vui thì vui, nhưng ngẫm kỹ lại, cứ bảo "Tây" họ "tự do vô tổ chức", "quá trớn", nhưng phải chăng chính họ mới thực sự đặt yếu tố con người làm trọng trong phương châm giáo dục của họ, khi chủ trương dân chủ, bình đẳng trong đào tạo con người?