CHUYỆN ĂN TẾT
- Thứ sáu - 12/02/2016 00:45
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Một điều mà tôi thích nhất là trong thời đại mới này, quý ông cũng ra tay làm cơm giúp chị em phụ nữ. Không như trước đây, các ông, kể cả các chàng trai trẻ chỉ biết ngồi ăn, và phê bình này nọ”.
Hôm nay mùng 3, hết Tết rồi, người Bắc cúng đưa ông bà gọi là hóa vàng. Những gia đình Bắc ở chỗ tôi sống cũng tiếp tục phong tục truyền thống ấy. Và chúng tôi lại được mời đi ăn cỗ.
Hồi xưa khi còn khó khăn, thì Tết là dịp cho mọi người cùng nhau ăn uống, bây giờ kinh tế khá hơn, nhưng Tết cũng là dịp mọi người trong gia đình và bạn bè gặp mặt nhau, và chuyện ăn uống là điều quan trọng nhất. Các bà nội trợ lại ra tay làm nhiều món ăn đặc biệt cho dịp này. Vất vả lắm, nhưng mà vui. Và có một điều mà tôi thích nhất là trong thời đại mới này, quý ông cũng ra tay làm cơm giúp chị em phụ nữ. Không như trước đây, các ông, kể cả các chàng trai trẻ chỉ biết ngồi ăn, và phê bình này nọ.
Bây giờ tôi xin nói về bánh chưng, bánh tét. Ông xã tôi năm nay bước qua tuổi 68, cũng biết nấu ăn chút chút. Bình thường ông ấy ít làm gì, nhưng nồi bánh chưng thì chắc chắn là phải để ông ấy quản lý từ A đến Z. Ông ấy là người Hà Nội gốc, cho nên cũng hơi khó tính. Từ khâu chọn lá, cho đến chọn nếp, v.v..., tôi không được can dự vào.
Năm nay trước Tết có chị hàng xóm cho hay vì lá dong ở chợ bán cao giá quá, để chị ấy nhờ người quen vào nông trường Phạm Văn Cội chặt lá dong về rồi cùng chia nhau gói bánh. Chúng tôi cũng yên tâm chờ đợi, mãi đến ngày 27 Âm lịch ông xã tôi đến xem tình hình thì mới biết là chuyện chặt lá đã không thành. Vậy là chúng tôi đi tìm lá bán ở chợ. Hóa ra khắp nơi không còn một cọng lá, có một chỗ còn khoảng 50 lá, họ đòi 250.000đ/100 lá, vì còn ít nên họ bán 120.000đ/50 lá. Chúng tôi cũng đành bấm bụng mua. Họ hẹn chiều tối ghé lại xem sao thì may quá lá mới về, họ bán khoảng 60 lá với giá 50.000đ. Tóm lại gói bánh chưng thì lá dong là thứ tiêu tốn tiền nhất, không phải là nếp hay thịt, hay đậu gì cả.
Qua khâu chọn nếp, năm ngoái chúng tôi dùng nếp bắc, nhưng không hiểu sao không ngon lắm. Năm nay nghe người ta nói gói bằng nếp ngỗng (nếp sáp) của miền Nam cũng ngon mà giá rẻ hơn nhiều. Vậy là năm nay chúng tôi mua nếp ngỗng gói bánh, chắc có lẽ vì hột nếp to, nên mới gọi là ngỗng?
Và đây là kết quả bánh do ông xã tôi gói, không dùng lá riềng hay lá dứa để nhuộm màu gì cả, chỉ là màu xanh của lá dong.
Hồi xưa khi còn khó khăn, thì Tết là dịp cho mọi người cùng nhau ăn uống, bây giờ kinh tế khá hơn, nhưng Tết cũng là dịp mọi người trong gia đình và bạn bè gặp mặt nhau, và chuyện ăn uống là điều quan trọng nhất. Các bà nội trợ lại ra tay làm nhiều món ăn đặc biệt cho dịp này. Vất vả lắm, nhưng mà vui. Và có một điều mà tôi thích nhất là trong thời đại mới này, quý ông cũng ra tay làm cơm giúp chị em phụ nữ. Không như trước đây, các ông, kể cả các chàng trai trẻ chỉ biết ngồi ăn, và phê bình này nọ.
Bây giờ tôi xin nói về bánh chưng, bánh tét. Ông xã tôi năm nay bước qua tuổi 68, cũng biết nấu ăn chút chút. Bình thường ông ấy ít làm gì, nhưng nồi bánh chưng thì chắc chắn là phải để ông ấy quản lý từ A đến Z. Ông ấy là người Hà Nội gốc, cho nên cũng hơi khó tính. Từ khâu chọn lá, cho đến chọn nếp, v.v..., tôi không được can dự vào.
Năm nay trước Tết có chị hàng xóm cho hay vì lá dong ở chợ bán cao giá quá, để chị ấy nhờ người quen vào nông trường Phạm Văn Cội chặt lá dong về rồi cùng chia nhau gói bánh. Chúng tôi cũng yên tâm chờ đợi, mãi đến ngày 27 Âm lịch ông xã tôi đến xem tình hình thì mới biết là chuyện chặt lá đã không thành. Vậy là chúng tôi đi tìm lá bán ở chợ. Hóa ra khắp nơi không còn một cọng lá, có một chỗ còn khoảng 50 lá, họ đòi 250.000đ/100 lá, vì còn ít nên họ bán 120.000đ/50 lá. Chúng tôi cũng đành bấm bụng mua. Họ hẹn chiều tối ghé lại xem sao thì may quá lá mới về, họ bán khoảng 60 lá với giá 50.000đ. Tóm lại gói bánh chưng thì lá dong là thứ tiêu tốn tiền nhất, không phải là nếp hay thịt, hay đậu gì cả.
Qua khâu chọn nếp, năm ngoái chúng tôi dùng nếp bắc, nhưng không hiểu sao không ngon lắm. Năm nay nghe người ta nói gói bằng nếp ngỗng (nếp sáp) của miền Nam cũng ngon mà giá rẻ hơn nhiều. Vậy là năm nay chúng tôi mua nếp ngỗng gói bánh, chắc có lẽ vì hột nếp to, nên mới gọi là ngỗng?
Và đây là kết quả bánh do ông xã tôi gói, không dùng lá riềng hay lá dứa để nhuộm màu gì cả, chỉ là màu xanh của lá dong.
Các bạn thấy bên cạnh có cái chén nho nhỏ, đó là dưa món của Huế. Ở Huế khi ăn bánh tét, người ta hay ăn kèm dưa món. Tôi là người Huế, lấy chồng Bắc nên tôi dọn chung bánh chưng với dưa món, ăn cũng ngon và đậm đà (theo ý tôi thôi).
Cái cách cắt bánh chưng của người Bắc cũng độc đáo lắm. Người ta lột hết lá dong ra, đặt lên dĩa, rồi dùng những sợi dây lạt đặt hình chữ thập, sau đó đặt hai sợi dây nữa chéo góc, rồi dùng một cái dĩa khác úp lên. Phải nhớ sợi dây nào đặt trước, đặt sau, để khi nắm hai đầu dây kéo lên sẽ không bị vướng, và cái bánh sẽ được cắt làm tám (8) rất khéo.
Còn ở miền Nam, khi gói bánh tét, người ta phải gói bằng lá chuối, và gói lá quanh đòn bánh tét, để sau này khi lột lá, sẽ lột khoanh vòng tròn. Ăn đến đâu, lột đến đó, không cần lột hết. Người cắt bánh sẽ lột lá một đầu, tay trái cầm cái bánh phần còn lá. Miệng cắn cọng dây lạt, tay phải cầm đầu dây kia, khoanh một vòng quanh cái bánh, dày hay mõng tùy ý thích.Sau đó nắm dây kéo mạnh một cái, khoanh bánh rớt xuống cái dĩa chờ sẵn bên dưới. Cũng tiện và đẹp lắm.
Năm nay tôi muốn cho ông xã vui nên cố gắng làm món nhậu. Là món tré Huế. Có lẽ nhiều người ít biết món này, nhưng bây giờ những quán nhậu cũng hay bán. Bằng chứng là trên TV trong mục quảng cáo cho một thương hiệu bia, thì nói đến miền Trung là nói đến tré.
Lúc tôi còn nhỏ nghe cha tôi kể lại, nhà ông bà nội tôi trong những dịp Tết hoặc cúng giỗ (mà chúng tôi gọi là kỵ) hay làm heo. Mà thịt đầu là thứ ít ai ăn, cho nên bà nội tôi cho làm tré, để mọi người ăn không ngán. Tré là món ăn làm bằng thịt đầu heo gồm tai và mũi, luôc kỷ rồi xắt thật mỏng, cùng với thịt ba chỉ chiên vàng, rồi cũng xắt mỏng, sau đó ướp nhiều thứ gia vị (gồm riềng, tỏi, thính, mè, v.v...). Cuối cùng gói trong lá ổi, bọc bên ngoài bằng lá chuối. Chờ đến vài này cho chua là ăn được. Đặc biệt là phải nêm bằng nước mắm kho, không nêm bằng muối.
Cái món tré này lâu lâu mới làm, nên cũng có khi ngon khi dở, và cũng có nhiều người Huế không biết làm. Ví dụ như mẹ tôi chỉ học làm món này khi về làm dâu nhà nội tôi thôi. Tôi thì cũng học lại từ mẹ tôi và cô tôi, và cũng ít khi đi ăn hàng quán, nên không biết thế nào là ngon nhất. Nhưng nói chung ông xã thích là thành công rồi.
Cái chuyện ăn uống cũng khó nói lắm, cùng là người Việt với nhau mà mỗi miền ăn một khác. Món này người miền này khen ngon thì người miền kia lại chê. Tôi nói ví dụ: bánh chưng mình ăn thấy ngon, mà một số người miền Nam chê rề rề. Không chịu ăn, cho là kỳ cục. Cũng như món bánh tét của miền Nam, người Bắc lại chê bánh gì mà ngọt lại có mùi nước cốt dừa. Nhất là bánh tét nhưn (nhân) chuối thì lại càng kỳ cục.
Món tré của tôi cũng chịu chung số phận. Lúc tôi còn trẻ, ở chung với chị bạn người Nam, có chồng người Quảng Ngãi. Tôi làm tré thì anh ấy rất thích. Một lần có thằng em kết nghĩa đến chơi, nó là người Bắc nhưng sinh ra tại miền Tây. Nó cũng thích nhậu món này, trong bàn ăn có đứa con gái gốc Hoa, tôi thấy sao tự nhiên nó ngồi nín thinh, không ăn, không nói. Thì ra nó ăn phải miếng tré, nuốt không được mà nhả ra cũng không xong.
Nãy giờ nói cũng đã dài, tôi tóm gọn lại là món ăn rất đa dạng, khen chê khẩu vị tùy ý thích mỗi người. Chẳng có cái gì gọi là chuẩn mực (theo ý tôi thôi). Chỉ cần vui vẻ hòa đồng là vui rồi. Vì người ra sức nấu món ăn cũng cực khổ lắm, bếp núc nóng nực, tay chân cũng mỏi rã rời. Đi mua ở nhà hàng về ăn thì tiện, nhưng trong tình hình phức tạp của thực phẩm chế biến sẵn như hiện nay, thì chỉ có mình là tin mình thôi.