Sổ tay NCTG: CHIA TAY ANH NGUYỄN THỤ
- Thứ sáu - 09/03/2018 03:44
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Theo thông báo của Hội Phật tử Việt Nam tại Hungary, thể theo nguyện vọng của gia quyến, Đạo tràng chùa Tuệ Giác sẽ tổ chức lễ cúng 49 ngày “lễ cúng chung thất” cho hương linh anh Nguyễn Thụ, vào hồi 19 giờ thứ Sáu ngày 9-3-2018 (21 tháng Giêng năm Mậu Tuất).
Lễ cúng sẽ được diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam - Chùa Tuệ Giác, dưới sự hướng dẫn và chủ lễ của Hòa thượng Thích Thiện Bảo và Sư chú Thường Tánh.
Mình cũng được Thùy Linh, trưởng nữ của anh Thụ báo tin này từ hôm kia. Anh Thụ là một trong những CTV thân thiết của NCTG từ rất sớm, và cái đọng lại nhất trong mình từ anh, là hình ảnh một người đàn ông đã trải qua quá nhiều thử thách của cuộc đời, nhưng vẫn giữ được tấm lòng trong trắng như một cậu bé, trong thế giới thi ca và ngôn từ của riêng anh. Nguyễn Thụ như kẻ lạc xuống cõi trần, lơ ngơ và vẩn vơ suốt đời, cho tới ngày ra đi...
Về thơ của anh, nhóm bạn thân thiết của anh như họa sĩ Lê Thương, anh Hưng Simon, anh Đỗ Tràng Hùng... là những người tới giờ còn thuộc nằm lòng nhiều bài, và có lẽ cũng chính họ có thẩm quyền nhất khi bình luận, phân tích về những vần thơ ấy, và về con người của anh sau những vần thơ ấy. Đau buồn nhất là chỉ sau anh ít lâu, người có lẽ có nhiều duyên nợ nhất với thơ ca của Nguyễn Thụ, anh Đỗ Tràng Hùng, giờ cũng đã rời cõi tạm...
Đọc lại hai bài thơ của anh đã đăng trên NCTG từ mười mấy năm trước, cũng là để tiễn đưa anh về với cát bụi:
LẠNH
Giật mình se sẽ đông sang,
Người xa xăm ấy có bàng hoàng không.
Hoa đào tha thẩn gió đông,
Đêm run nhè nhẹ giấc mòng ai hay.
(Budapest, tháng 2-2004)
CHỚM
Se se lành lạnh mất rồi,
Vườn gong góc héo đứng ngồi lá thu.
Kiến sâu trốn hết bao giờ,
Gốc cây vò võ giấc mơ trắng lòng.
(Budapest, tháng 10-2005)
(*) Anh Nguyễn Thụ sinh năm 1954 tại Đông Hưng, Thái Bình, tốt nghiệp Kỹ sư Máy Đại học Bách khoa Budapest (1977). Làm việc tại Bộ Công nghiệp nặng Hungary, Viện Nghiên cứu Đại học (Bộ Đại học), Viện Nghiên cứu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổng cục Đường sắt Hungary (1977-1991). Sinh sống tại Hungary cho tới giữa những năm 2000. Sách đã in: “Gió trắng” (tập thơ & thơ dịch József Attila, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội 2003).
Mình cũng được Thùy Linh, trưởng nữ của anh Thụ báo tin này từ hôm kia. Anh Thụ là một trong những CTV thân thiết của NCTG từ rất sớm, và cái đọng lại nhất trong mình từ anh, là hình ảnh một người đàn ông đã trải qua quá nhiều thử thách của cuộc đời, nhưng vẫn giữ được tấm lòng trong trắng như một cậu bé, trong thế giới thi ca và ngôn từ của riêng anh. Nguyễn Thụ như kẻ lạc xuống cõi trần, lơ ngơ và vẩn vơ suốt đời, cho tới ngày ra đi...
Về thơ của anh, nhóm bạn thân thiết của anh như họa sĩ Lê Thương, anh Hưng Simon, anh Đỗ Tràng Hùng... là những người tới giờ còn thuộc nằm lòng nhiều bài, và có lẽ cũng chính họ có thẩm quyền nhất khi bình luận, phân tích về những vần thơ ấy, và về con người của anh sau những vần thơ ấy. Đau buồn nhất là chỉ sau anh ít lâu, người có lẽ có nhiều duyên nợ nhất với thơ ca của Nguyễn Thụ, anh Đỗ Tràng Hùng, giờ cũng đã rời cõi tạm...
Đọc lại hai bài thơ của anh đã đăng trên NCTG từ mười mấy năm trước, cũng là để tiễn đưa anh về với cát bụi:
LẠNH
Giật mình se sẽ đông sang,
Người xa xăm ấy có bàng hoàng không.
Hoa đào tha thẩn gió đông,
Đêm run nhè nhẹ giấc mòng ai hay.
(Budapest, tháng 2-2004)
CHỚM
Se se lành lạnh mất rồi,
Vườn gong góc héo đứng ngồi lá thu.
Kiến sâu trốn hết bao giờ,
Gốc cây vò võ giấc mơ trắng lòng.
(Budapest, tháng 10-2005)
(*) Anh Nguyễn Thụ sinh năm 1954 tại Đông Hưng, Thái Bình, tốt nghiệp Kỹ sư Máy Đại học Bách khoa Budapest (1977). Làm việc tại Bộ Công nghiệp nặng Hungary, Viện Nghiên cứu Đại học (Bộ Đại học), Viện Nghiên cứu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổng cục Đường sắt Hungary (1977-1991). Sinh sống tại Hungary cho tới giữa những năm 2000. Sách đã in: “Gió trắng” (tập thơ & thơ dịch József Attila, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội 2003).